Học viện Chính trị: Nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn
Trong những năm qua Học viện Chính trị tích cực, chủ động bằng nhiều chủ trương biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết số: 29 – NQ/TW ngày 4-11-2013″Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XVI, Học viện Chính trị đã nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay là một yêu cầu cơ bản, quan trọng trong chương trình đào tạo chính ủy ở học viện.
Thực tế trong những năm qua, quán triệt phương châm đổi mới giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ huấn luyện chiến thuật, chiến dịch ở học viện đã không ngừng phát triển về mọi mặt, chất lượng huấn luyện luôn được giữ vững và từng bước nâng lên. Nội dung các môn quân sự và môn chiến thuật đã trực tiếp góp phần bảo đảm vốn kiến thức cần và đủ cho cán bộ chính trị các cấp nói chung và chính ủy nói riêng sau khi ra trường hoàn thành tốt chức trách của mình.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật trong đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị hiện nay cần làm tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên huấn luyện chiến thuật
Là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cho Quân đội học viên sau khi tốt nghiệp có trình độ chuyên sâu về công tác đảng, công tác chính trị song cũng phải có kiến thức cơ bản về chiến thuật binh chủng hợp thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, năng lực lãnh đạo, chỉ huy quản lý bộ đội, để làm được nội dung này trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, công tác giáo dục, đào tạo luôn được duy trì có nền nếp, thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
Việc thực hiện khâu đột phá “Đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học”; nội dung giảng dạy cho các đối tượng bảo đảm đúng định hướng chính trị, tư tưởng, tính lôgic và khoa học; thường xuyên cập nhật, bổ sung những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn.
Ảnh minh họa / qdnd.vn
Trong đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đặc biệt nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật, người thầy đóng vai trò tiên quyết. Để có được đội ngũ giảng viên tốt, phát huy vai trò trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy các cấp trong việc lựa chọn, xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn, cử đi đào tạo.
Video đang HOT
Mặt khác nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp nhằm tạo sự thống nhất cao, tạo ra những yếu tố cơ bản, bảo đảm cho công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên một cách đồng bộ.
Coi công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên là trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy các cấp, là công việc thường xuyên, nhưng cũng là công việc lâu dài, của nhiều thế hệ. Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên còn mang tính chất đào tạo lại để đáp ứng những vấn đề mới mà thực tiễn đặt ra.
Đi đôi với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên phải mạnh dạn đưa các giảng viên trẻ vào hoạt động thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đi thực tế, nghiên cứu thực tế ở các đơn vị trong toàn quân bởi thực tiễn chính là môi trường thử thách, đánh giá, kiểm nghiệm và là thước đo về uy tín, năng lực, khả năng sư phạm một cách chính xác nhất của giảng viên nói chung và giảng viên giảng dạy chiến thuật binh chủng hợp thành nói riêng.
Hai là, đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ( huấn luyện ) chiến thuật .
Huấn luyện chiến thuật là hệ thống các biện pháp dạy và huấn luyện cho học viên về lý luận chiến thuật (các nguyên tắc của các hình thức chiến thuật); về tổ chức chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu cấp trung, sư đoàn bộ binh. Huấn luyện chiến thuật gồm nhiều hình thức huấn luyện như lên lớp, seminar, tập bài, diễn tập chiến thuật và thi, kiểm tra, đánh giá kết quả.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận (nguyên tắc chiến thuật) một yếu tố căn bản đổi mới phương phápgiảng dạy lý luận, phải theo hướng phát huy tích cực, tính chủ động sáng tạo của người học, thực hiện phương châm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; người học đóng vai trò trung tâm trong việc tiếp thu kiến thức, tăng cường rèn luyện bản lĩnh phong cách người chỉ huy gắn với nâng cao năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách đảm nhiệm sau khi ra trường.
Đổi mới, nâng cao chất lượng biên soạn các tưởng định chiến thuật, đây là vấn đề quan trọng mang tính định hướng và chi phối đến chất lượng tập bài của từng đề mục. Tưởng định chiến thuật là cơ sở để giảng viên xây dựng, sắp xếp các vấn đề huấn luyện.
Nếu xây dựng tưởng định có chất lượng cao, sát với đối tượng tác chiến, tình hình ta và địa hình, thời tiết, khí hậu thủy văn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên điều khiển thảo luận, tập bài; phân tích, lý giải, vận dụng lý luận vào thực tiễn, khêu gợi định hướng suy nghĩ cho người học vào những vấn đề trọng tâm, đưa huấn luyện sát với thực tế chiến đấu. Đồng thời tạo được hưng phấn thu hút sự chú ý, kích thích tính tò mò, tìm hiểu, đặc biệt là phát huy tính năng động, sáng tạo của người học trong quá trình tập bài, thảo luận, tranh luận để bảo vệ phương án của mình.
Cùng với đó nâng cao chất lượng diễn tập chiến thuật, nhất là đối với diễn tập chỉ huy và cơ quan tham mưu một bên một cấp trên bản đồ và thực địa, yêu cầu đặt ra với người học là phải nắm chắc nguyên tắc lý luận và kiến thức được trang bị, vận dụng một cách phù hợp vào quá trình diễn tập, đồng thời, phải thể hiện được trình tự, nội dung công việc. Trong diễn tập, người học phải hoàn thành nhiệm vụ cương vị tập bài mà còn hoang thiện cương vị theo mục tiêu đào tạo (chính ủy) để học. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa diễn tập ở Học viện Chính trị với diễn tập của các đơn vị bên ngoài.
Ba là, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực vào tập bài các hình thức chiến thuật
Huấn luyện chiến thuật là một trong những môn học trọng tâm trong suốt quá trình đào tạo tại Học viện, người học cần nắm vững những nội dung cơ bản về nguyên tắc của từng hình thức chiến thuật, nắm vững mối quan hệ giữa chiến thuật với nghệ thuật chiến dịch, chiến lược, rèn luyện phong cách lãnh đạo, chỉ huy, nâng cao năng lực, tư duy của người chỉ huy, cơ quan cấp trung, sư đoàn.
Để đạt được mục đích đó, trong quá trình huấn luyện phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc huấn luyện: Giảng lý luận, thảo luận, tập bài, luyện tập, diễn tập. Trong đó tập bài chiến thuật sử dụng phương pháp đội ngũ chiến thuật, thực hiện theo 6 bước đây là một hình thức tổ chức huấn luyện cơ bản trong huấn luyện chiến thuật, quyết định việc rèn luyện năng lực tư duy, trình độ thực hành; phát triển kỹ năng, kỹ xảo, bản lĩnh và phong cách chỉ huy.
Xử trí các tình huống chiến thuật, chiến dịch là cơ sở để tiến hành hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các hình thức chiến thuật; người học phải vận dụng tổng hợp kiến thức, năng lực, kinh nghiệm để giải quyết các tình huống, các mâu thuẫn và ra các quyết định bảo đảm giành thắng lợi.
Xây dựng bài tập theo phương pháp dạy học tích cực là nội dung rất quan trọng, có xây dựng bài tập tốt, người giảng viên mới có cơ sở chỉ đạo người học thực hành bài tập có hiệu quả. Quá trình xây dựng bài tập, người giảng viên cần quán triệt sâu sắc vị trí, chức năng, mục đích, yêu cầu của từng bài tập, nắm vững kiến thức lí luận của từng hình thức chiến thuật, loại hình chiến dịch; dự báo sát những phát triển của đối tượng tác chiến và sự phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh công nghệ cao; cần chú ý đến tính đặc thù của từng đối tượng học viên để xây dựng bài tập phù hợp, nhằm tạo được sự hứng thú cho người học; trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy của người học để đưa ra các phương án giải quyết phù hợp với lý luận và thực tiễn, huấn luyện, chiến đấu.
Trong quá trình đào tạo có nhiều đối tượng khác nhau, kiến thức đầu vào không đồng nhất có đào tạo sĩ quan chính trị, có chuyển loại chính trị, chuyển loại chuyên môn kỹ thuật chính trị. Do vậy tập bài chiến thuật phải phù hợp với đối tượng, xây dựng theo một trình tự có hệ thống, từ tổ chức chuẩn bị chiến đấu đến thực hành chiến đấu, tăng dần mức độ phức tạp để nâng cao từng bước nhận thức của người học với cương vị chính ủy.
Bài tập phải cung cấp đầy đủ những giữ liệu cơ bản, các yếu tố cần thiết như âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, ta, địa hình, thời tiết, khí hậu và xác định rõ yêu cầu đặt ra cũng như mục đích cần đạt được để người học tập trung nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giảng viên. Trong tập bài chiến thuật, người dạy phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành phù hợp với từng đối tượng; học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn binh chủng hợp thành phải được tập bài một cách trình tự theo hệ thống các bài tập.
Mặt khác dùng mô hình bản đồ số 3D đưa người học sát với thao trường ngoài thực địa, từ đó quyết định việc rèn luyện năng lực tư duy, trình độ thực hành; phát triển kỹ năng, kỹ xảo, bản lĩnh chỉ huy, đưa các tình huống chiến thuật, chiến dịch sát với đơn vị và chiến trường, từ đó có cơ sở để tiến hành hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các hình thức chiến thuật, buộc người học phải vận dụng tổng hợp kiến thức, năng lực, kinh nghiệm để giải quyết các tình huống, các mâu thuẫn và ra các quyết định bảo đảm giành thắng lợi.
Quá trình xây dựng bài tập, người giảng viên cần quán triệt sâu sắc vị trí, chức năng, mục đích, yêu cầu của từng bài tập, nắm vững kiến thức lí luận của từng hình thức chiến thuật, loại hình chiến dịch, cần chú ý đến tính đặc thù của từng đối tượng học viên để xây dựng bài tập phù hợp lý luận và thực tiễn không cứng nhắc, áp đặt.
Khi thực hành tập bài chiến thuật, nếu chỉ tập trung thảo luận các vấn đề thuận sẽ rất đơn điệu. Ngược lại nếu thảo luận những vấn đề trái ngược, đề xuất những dự báo phát triển mới sẽ rất khó khăn, yêu cầu người học phải nắm vững lý luận, nguyên tắc, có khả năng, khái quát, sự kết nối trong hệ thống kiến thức, khả năng phân tích, so sánh và khẳng định một cách đúng đắn trên cơ sở khoa học, khác quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển theo hướng từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng tác động trở lại đến chủ thể và kết qảu của việc ra các quyết định trọng tập bài cũng như trong chiến đấu.
Trong thực tế, khi thảo luận nội dung bài tập, có những vấn đề trái ngược nhau, chưa đồng nhất về nhận thức và quan niệm thường tranh luận rất sôi nổi, người giảng viên cần định hướng kịp thời, khêu gợi, dẫn đắt người học bám sát lý luận, nguyên tắc, chú ý đến mọi điều kiện có liên quan, có chứng kiến của mình để làm rõ cơ sở khoa học, nội dung, giải pháp tránh thảo luận tràn lan, rộng mà không sâu, không sát với những vấn đề đặt ra theo phương án đã được chuẩn bị trước; không vụn vặt, không quá cụ thể hoặc lý giả dài dòng mà nên tập trung đi sâu vào nội dung cốt lõi nhất, những nội dung đang có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Để vận dụng có hiệu quả phương án dạy học tích cực vào tập bài chiến thuật, cần giải quyết một cách đồng bộ từ lãnh đạo đến giảng viên, học viên, cán bộ quản lý giáo dục, giữ vai trò quyết định là đội ngũ giảng viên, lực lượng tiên phong trên lĩnh vực này, phải kiên quyết đổi mới, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học hiện đại, từ đó quyết tâm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo thói quen sư phạm mới, biết xây dựng bài toán nhận thức, bài toán thực hành để lôi cuốn người học vào nghiên cứu, tìm tòi, khám phá.
Đối với người học, người quyết định kết quả, chất lượng học tập, rèn luyện của bản thân, cần tạo ra nền nếp, thói quen với phương pháp học mới, lấy tự học, tự nghiên cứu là chính, kết hợp chặt chẽ tích lũy kiến thức, kỹ năng với rèn luyện nhân cách người cán bộ, sĩ quan, tranh thủ mọi thời gian, mọi lúc, mọi nơi để nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh nội dung, mục tiêu đã xác định để hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu rất quan trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phải tiếp tục đổi mới đồng bộ cả nội dung, chương trình, phương pháp dạy học; trong đó đặc biệt coi trọng vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào tập bài chiến thuật, nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tính dân chủ, tăng cường đối thoại, tranh luận giữa người dạy với người học, thiết lập mối quan hệ cộng hưởng giữa người học với người dạy và cơ quan, khoa, hệ để thực hiện có hiệu quả mục tiêu môn học.
Nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật ở Học viện Chính trị hiện nay theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chúng ta phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phát huy có hiệu quả các nguồn lực tham gia đổi mới. Kết hợp huấn luyện kiến thức cơ bản với tăng cường truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu; gắn nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị, nghiên cứu khoa học. Muốn làm tốt được vấn đề này đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các thành phần, các lực lượng trực tiếp tham gia quá trình sư phạm mà cụ thể là huấn luyện chiến thuật binh chủng hợp thành gắn với phát triển kiến thức công tác đảng, công tác chính trị theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của học viện.
Sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến trong phương pháp giảng dạy trong điều kiện khó khăn
Năm 2021, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh COVID-19.
Triển khai phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi", hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021.
Năm nay, chương trình sẽ tuyên dương những thầy giáo, cô giáo có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh COVID-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Thầy cô giáo người dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020
Chương trình sẽ ưu tiên cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm; giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn dạy học và có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giáo dục.
Dự kiến, chương trình được tổ chức tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Mỗi thầy cô được tuyên dương sẽ nhận bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình, sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và các phần thưởng giá trị cùng các hình thức khen thưởng khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021 nhận hồ sơ xét tuyên dương đến hết ngày 15/10. Hồ sơ tham gia chương trình gửi về Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, 65 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, ghi rõ: Tham gia chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô".
Bước sang năm thứ 6, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" đã góp phần cổ vũ, động viên, tri ân các thầy cô giáo có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác giảng dạy. 5 năm qua, chương trình đã tuyên dương 277 nhà giáo tiêu biểu là các thầy cô "bám bản" dạy học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; các thầy cô đang giảng dạy ở các huyện đảo, xã đảo xa xôi; các thầy giáo là những cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng mang quân hàm xanh thực hiện chương trình "nâng bước em đến trường;" các thầy, cô giáo đặc biệt dạy học sinh khuyết tật, dạy học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số..../.
Nghịch lý tuyển sinh đại học ngành chính èo uột, ngành phụ tăng vọt Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, việc giao chỉ tiêu cho các trường hiện nay cần phải điều chỉnh. Xu hướng phát triển của các trường đại học hiện nay là không ngừng mở mới ngành nghề đào tạo để phù hợp trước mọi biến động của thị trường nhân lực. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành...