Học trực tuyến, thi ra sao?
Một nửa học kỳ 1 đã đi qua, học sinh TP.HCM đã học trực tuyến và chưa biết bao giờ kết thúc nên mối quan tâm hiện nay là các kỳ thi quan trọng sẽ ra sao?
Nhìn nhận về chương trình và hoạt động dạy học, giáo viên Phan Thế Hoài, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM), cho rằng đầu năm học, Bộ có công văn điều chỉnh nội dung dạy học ứng phó với dịch Covid-19 nhưng vì chỉ giảm tải nội dung, bài học và số tiết học/môn vẫn giữ nguyên nên cả thầy và trò đều vất vả, nặng nề khi chuyển đổi hình thức dạy và học.
Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ, các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì học sinh (HS) học tối đa từ 7 – 8 tiết/ngày nên nhà trường phải sắp xếp thời khóa biểu theo quy định. Nếu hiệu trưởng trường nào dám “xé rào” thì giáo viên (GV) và HS nhẹ bớt còn nếu thực hiện đúng thì “học trực tuyến hóa trực tiếp”.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM học trực tuyến từ đầu năm học đến nay – MINH TRẦN
Hiện có tình trạng GV bê nguyên xi tiết dạy trực tiếp thành dạy học trực tuyến từ thời lượng cho đến cách giảng dạy khiến HS phải học liên tục, kéo dài từ sáng đến chiều, đặc biệt đối với HS lớp 12.
Tương tự, ông Phạm Lê Thanh, dạy hóa học tại Q.7 (TP.HCM), băn khoăn những nội dung chương trình khuyến khích HS tự đọc, tự học thì Bộ có đưa vào nội dung yêu cầu trong đề thi tốt nghiệp THPT sắp tới hay không? Văn bản hướng dẫn giảm tải là dùng chung cho HS cả nước nhưng mặt bằng chung lại khác nhau. Có tỉnh HS đi học trực tiếp, thuận lợi trong tiếp nhận kiến thức nhưng có địa phương HS học trực tuyến từ đầu năm và không biết khi nào trở lại học trực tiếp. Vì vậy, theo GV, Bộ cần công bố rõ và sớm về điều này.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cũng mong công bố sớm về ma trận, cấu trúc đề thi chứ không nên để gần ngày thi, khi HS đã đi gần hết chặng đường mới công bố.
Về việc thực hiện phân phối chương trình và giảm tải của Bộ, ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức), cho biết nội dung giảm tải chưa đi sâu vào tính hệ thống của kiến thức và phù hợp thực tế khi giảng dạy. Ông Bình nói thêm, phần lớn giảm tải mang tính cắt giảm cơ học, việc điều chỉnh tập trung vào các mệnh lệnh tinh giản như “Không yêu cầu HS thực hiện”, “Khuyến khích HS tự làm”, “Khuyến khích HS tự đọc”… Vì vậy dù giảm tải nhưng thực tế HS vẫn phải tự thực hiện và HS không thể làm được nếu không có hướng dẫn của GV.
Video đang HOT
Cũng như những GV và lãnh đạo các trường THPT khác, ông Bình quan tâm việc giảm tải khi học trực tuyến đã triển khai thực hiện thì nội dung chương trình có liên quan đến kiểm tra đánh giá và thi cử của HS hay không, nhất là đối với HS khối 12.
Để dạy và học trực tuyến hiệu quả - Bài 1: Mắc mứu không chỉ ở... công nghệ
LTS: Đứng trước những khó khăn do đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, khởi đầu năm học 2021- 2022, ngành GD-ĐT cả nước đẩy mạnh hình thức dạy và học trực tuyến. Nhờ đó, thầy trò dù tạm dừng đến trường nhưng không dừng học.
Dẫu vậy, dạy và học trực tuyến cũng có những chuyện "cười ra nước mắt". Ngoài thiết bị và giải pháp kỹ thuật, thực tế diễn ra đòi hỏi cần một bộ quy tắc ứng xử với môi trường học trực tuyến để cả thầy trò cùng tuân thủ, giúp chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
Giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM trong giờ dạy môn tiếng Anh
Nhiều năm trước, hoạt động giảng dạy trực tuyến đã được áp dụng ở một số đơn vị trường học nhưng chỉ với quy mô và hàm lượng giới hạn. Kể từ khi dịch Covid-19 lây lan rộng, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, phương thức giảng dạy trực tuyến vì vậy cũng lên ngôi. Nhưng theo ý kiến số đông nhà trường và thầy cô, thì để tổ chức dạy trực tuyến hiệu quả không chỉ... cài "app" là xong.
Căng mình chuẩn bị
Số lượng sinh viên ở các trường đại học (ĐH), ít thì có vài ngàn, nhiều thì lên đến vài chục ngàn. Như tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) với gần 22.000 sinh viên, công tác chuẩn bị hết sức căn cơ.
PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, cho hay: "Giảng dạy trực tuyến không chỉ là đóng vai "diễn viên thay thế", mà sẽ dần là thành tố không thể thiếu, là "diễn viên chính" của hoạt động đào tạo trong tương lai. Để triển khai phương thức này một cách thuận lợi, thông suốt, ít bị sự cố, các mảng lớn của công tác chuẩn bị đó là: cơ sở hạ tầng phục vụ; học liệu đặc thù online và con người (bao gồm cả thầy và trò)".
Về mảng cơ sở hạ tầng, việc chuẩn bị một băng thông mạnh là yếu tố quan trọng. Tại Trường ĐH Bách khoa, số lượng lớp học trong mỗi học kỳ thường đạt từ 3.000-3.500; Số lớp đồng thời được tiến hành trong cùng thời điểm có thể đạt đến mức 220-250.
Năm 2020, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, giai đoạn TPHCM chưa thực hiện giãn cách xã hội, Trường ĐH Bách khoa đã tổ chức đào tạo trực tuyến theo hình thức tạm gọi là trực tuyến tập trung. Ở hình thức này, trường xây dựng 22 phòng (studio) tại các lớp học ở giảng đường, trang bị 2-3 máy tính, hệ thống camera, thiết bị ánh sáng, thu âm, phần mềm đạo diễn với các chế độ cài đặt đặc thù: thu/phóng vào vị trí bàn giảng viên, bục giảng, bảng cá nhân, các slides bài giảng trên máy tính cá nhân.
Các video bài giảng được đưa lên hệ thống bài giảng điện tử của trường (hệ thống BKeL) lưu trữ, cùng các phòng tương tác giữa giảng viên và sinh viên/học viên trong phần bài tập hoặc dự án. Để hệ thống có thể hoạt động thông suốt, với số lượng lớp học lớn như vậy, trường đã tiến hành mở rộng băng thông mạng từ 200Mbps lên hơn 700Mbps. Đó là chưa kể phải tăng cường băng thông tải lên (upload) của đường truyền hiện có, hỗ trợ băng thông tải về (download) của từng sinh viên...
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, tính đến ngày 12-10, có 23 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp; 8 địa phương kết hợp dạy học vừa trực tiếp vừa trực tuyến, qua truyền hình; 32 địa phương dạy học hoàn toàn trực tuyến và truyền hình.
Đối với việc triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em", đến ngày 12-10, ngành giáo dục đã huy động, vận động khoảng 66,82 tỷ đồng và hơn 800.000 thiết bị theo cam kết tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp.
Đến năm 2021, lượng truy cập để tham gia lớp học cũng như lượt xem lại/tải bài giảng của sinh viên trong cùng thời điểm là rất lớn, yêu cầu băng thông rộng. Ở các buổi kiểm tra, thi cử thì đường truyền của hệ thống BKeL càng cần nâng cấp mạnh hơn để đáp ứng yêu cầu. Ở hoạt động kiểm tra, các lớp học được chia không quá 25-30 sinh viên cộng với 2 giám thị và 1 thanh tra giáo dục để đủ với không gian màn hình máy tính.
Ngoài ra, để bảo đảm các buổi kiểm tra, thi cử trung thực, tất cả hoạt động này đều được thu hình và lưu trữ. Do lượng dữ liệu video và ảnh chụp bài thi của 22.000 sinh viên khá lớn nên vấn đề thuê và vận hành hệ thống lưu trữ phải được quan tâm đúng mức. Các dữ liệu này cần lưu trữ suốt thời gian học của sinh viên tại trường từ 4 - 6 năm. Đó là chưa kể kinh phí duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, công tác xưởng.
Về mảng học liệu đặc thù của dạy học trực tuyến, đa phần giảng viên của trường phải mất nhiều thời gian để soạn, sửa, làm mới từ bài giảng đến bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm.
Mảng cuối cùng và đặc biệt quan trọng là chuẩn bị tâm lý, nhận thức cho đội ngũ giảng viên và sinh viên tham gia việc dạy - học theo hình thức trực tuyến. Hình thức giảng dạy khá mới mẻ, còn gây nhiều bỡ ngỡ cho những người tham gia, do đó, trường chuẩn bị hỗ trợ đúng mức để mọi thành viên dần tương thích với hoạt động giảng dạy đặc thù này.
Giáo viên thời "bao tất"
Đối với bậc phổ thông, những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, trình độ am hiểu kỹ thuật công nghệ của cả thầy lẫn trò khiến việc dạy - học trực tuyến còn vất vả hơn.
Thầy Nguyễn Trung Anh Vũ, Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM) trong một giờ dạy trực tuyến môn Vật lý, tháng 10-2021
Cô Phạm Minh Trang, chủ nhiệm lớp 1/1, Trường Tiểu học Đống Đa (quận Tân Bình), chia sẻ, trước đây khi học sinh đến trường học trực tiếp, một ngày các em có hơn 8 giờ sinh hoạt ở trường. Ngoài giờ lên lớp, giáo viên có rất nhiều thời gian đồng hành cùng các em trong giờ chơi, giờ ăn và nghỉ trưa. Tuy nhiên, khi tổ chức dạy học trực tuyến, mọi giao tiếp giữa giáo viên và học sinh chỉ thông qua màn hình máy tính trong giới hạn thời gian và không gian hạn hẹp.
Để chất lượng dạy học đạt hiệu quả, giáo viên phải tạo được sự gần gũi, làm cho học sinh cảm thấy vui khi được gặp thầy cô. Kinh nghiệm bỏ túi của nhiều giáo viên hiện nay là chấp nhận "cưa sừng làm nghé", bật camera và nhún nhảy theo những điệu nhạc sôi động với học trò vào đầu tiết học. Ngoài ra, các thầy cô còn dành thời gian tìm hiểu sở thích từng học sinh, kết hợp dạy học và hướng dẫn các con vẽ tranh, làm đồ chơi. Khoảng cách thầy - trò vì thế được kéo gần lại, giờ học online không còn áp lực mà giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp khi phải ở nhà trong thời gian dài.
Với cô N.T.T, giáo viên Vật lý một trường THCS ở quận Bình Thạnh, dạy học trong mùa dịch đòi hỏi giáo viên phải "bật chế độ tự động" 24/24, tức khi học sinh cần là giáo viên có mặt. Cô T. cho biết, trường có quy định thời gian lên lớp trực tuyến nhưng một số thời gian còn lại học sinh phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được thầy cô giao. Có những hôm 23 giờ vẫn có học sinh gọi điện nhờ cô tư vấn cách làm bài tập vì "sau 22 giờ mạng internet nhà em mới mạnh".
Với thầy Hoàng Sĩ Đăng, giáo viên dạy kỹ năng sống, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi thầy cô trong giai đoạn dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh còn phải tự trang bị cho mình kỹ năng chăm sóc sức khỏe, biện pháp phòng chống dịch, giải tỏa áp lực tâm lý... để kịp thời tư vấn cho học sinh. "Thời gian dành cho công việc gấp 3-4 lần ngày thường, tin nhắn facebook hay điện thoại với tần suất dày đặc. Vì vậy, tôi đã thành lập một group trao đổi với hơn 2.000 thành viên để tập trung các đầu mối thông tin, tăng cường hiệu quả quản lý và tổ chức dạy học", thầy Đăng cho biết.
Ngoài ra, theo cô Lưu Thị Hà Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3), năm ngoái dạy học trực tuyến được xác định là phương pháp học tập tạm thời, nhưng năm nay phải thực hiện trong thời gian dài vì dịch bệnh. Do là học kỳ đầu tiên dạy học hoàn toàn trực tuyến nên giáo viên và học sinh đều vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Như với các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách chuyển bài làm qua định dạng word hoặc PDF, vì nếu để định dạng hình ảnh giáo viên chấm bài rất cực. Ngoài ra, chất lượng dạy học trực tuyến không chỉ đánh giá bằng tỷ lệ học sinh tham gia lớp học mà mục tiêu quan trọng hơn là tạo được thói quen tự học cho các em.
Học online, lo chuyện thi cử Sau thời gian học online (trực tuyến) và dự kiến sẽ kéo dài hình thức này đến hết học kỳ I, nhiều học sinh và giáo viên tại TP.HCM lo lắng việc kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ sẽ như thế nào? Em P.T.Thanh Trúc, học sinh lớp 11, than: "Khi nghe tin hai tuần nữa là kiểm tra giữa học kỳ...