Học sinh trải nghiệm làm… giáo viên
Cho học sinh trải nghiệm ngành nghề yêu thích, đưa các em đi thực tế đến các trường…, những hình thức trên đang được các trường thực hiện để hướng nghiệp cho học sinh.
Sáng 24-3, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) tổ chức chương trình “Một ngày làm giáo viên (GV)”. Chương trình được tổ chức với mục đích hướng nghiệp và giúp các em trải nghiệm công việc làm GV.
“Giáo viên nhí” Nguyễn Thùy Ánh Dương (Trường THPT Nguyễn Du, quận 10) trong tiết dạy của mình tại chương trình “Một ngày làm giáo viên”. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Đứng lớp giảng dạy, tập làm sinh viên
Phòng GV của Trường THPT Nguyễn Du sáng 24-3 đông đúc lạ thường. Bên cạnh những thầy cô lớn tuổi là các bạn trẻ quần áo chỉnh tề. Các em đang xem lại giáo án để chuẩn bị bước lên bục giảng, trải nghiệm nghề giáo.
Các “GV nhí” khi tham gia chương trình sẽ được tự chọn môn học, bài học và được thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ trước khi lên tiết chính thức.
Ghé lớp 11A14, không khí lớp học sôi nổi với cách giảng bài hóm hỉnh, có duyên và rất phong cách của “cô giáo” Nguyễn Thùy Ánh Dương.
Lên lớp với môn tiếng Anh, để các bạn nhớ bài học, Ánh Dương liên tục đưa ra nhiều ví dụ và phân tích tỉ mỉ. “Cô giáo” còn tổ chức nhiều trò chơi để tiết học không nhàm chán.
Bùi Kiều Anh Thư, một học sinh (HS) của lớp, bày tỏ: “Dù chỉ đóng vai là GV nhưng vốn có năng lực về môn tiếng Anh nên Ánh Dương dạy bài rất dễ hiểu. Bạn biết cách khiến cả lớp thích thú với môn học bằng trò chơi thú vị”.
Là GV dự giờ, cô Võ Thị Thanh Hồng, GV môn tiếng Anh, đánh giá: “HS này rất phù hợp với nghề sư phạm. Em dạy sinh động, kiến thức chắc, chuẩn bị tốt bài vở. Đặc biệt em có khả năng lôi cuốn học trò vào bài học”.
Video đang HOT
Thở phào sau khi hoàn thành tiết học trong tràng vỗ tay khen ngợi của bạn bè, Ánh Dương cho biết để có tiết dạy ngày hôm nay em đã mất một tuần chuẩn bị. Trong đó, bốn ngày đầu em chọn bài, tìm tư liệu, chuẩn bị slide. Hai ngày sau em tập dượt trước gia đình để nghe góp ý.
“Lần đầu tiên đứng trên bục giảng với vai trò là một GV, em cảm thấy rất đặc biệt. Em vui vì được trải nghiệm công việc mà các thầy cô vẫn làm mỗi ngày. Từ đó giúp em hiểu hơn về nghề giáo và nuôi ước mơ theo ngành sư phạm trong tương lai” – Ánh Dương bộc bạch.
Nếu HS Trường THPT Nguyễn Du thích thú với “Một ngày làm GV” thì HS Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) lại hào hứng khi được trải nghiệm “Một ngày làm sinh viên”.
Ngày 20-3, gần 600 HS và thầy cô đã tham gia hoạt động hướng nghiệp tại Trường ĐH FPT. Đến với hoạt động này, các em được tìm hiểu ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm, tham quan cơ sở vật chất và đặc biệt được tham gia giao lưu với những anh chị sinh viên từng là cựu HS của trường.
Định hướng rõ lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh
Về “Một ngày làm sinh viên”, ông Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), cho biết đây là hoạt động thường niên của trường để tổ chức cho các em trải nghiệm tại các trường đại học. Có những trường chủ động mời HS đến tham quan như ĐH Hoa Sen, ĐH RMIT, ĐH Hồng Bàng… Có những trường chủ động liên hệ như ĐH Bách khoa, ĐH Y Dược, ĐH Khoa học tự nhiên…
“Việc đi thực tế các trường sẽ giúp các em hiểu về trường hơn, đồng thời có sự so sánh giữa các trường có cùng ngành đào tạo. Từ đó, HS có quyết định chính xác hơn” – ông Bình khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), chia sẻ: Mỗi hoạt động nhà trường tổ chức đều mong muốn sẽ góp phần hướng nghiệp cho các em.
“Một ngày làm GV là dự án lớn để định hướng nghề nghiệp cho HS vào ngành sư phạm. Trải nghiệm làm GV sẽ giúp các em hiểu được sự cực khổ, vất vả của thầy cô để có một tiết dạy ấn tượng. Từ đó, các em có sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương hơn và trân quý hơn nghề giáo. Mối quan hệ của thầy cô cũng được cải thiện.
Đối với những em yêu thích nghề sư phạm, đây là những viên gạch đầu tiên được xây nên để các em theo đuổi nghề” – ông Phú nói thêm.
Chọn đúng trường, đúng ngành nghề
Không chỉ các trường THPT, hiện nay hoạt động hướng nghiệp bằng những chuyến đi thực tế đang được các trường THCS đầu tư, chú trọng thực hiện.
Cuối tháng 3 và trong tháng 4, HS Trường THCS Minh Đức (quận 1) sẽ có chuyến đi thực tế đến hai trường THPT trên địa bàn để tìm hiểu, đó là Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ và THPT Lương Thế Vinh.
Đề cập đến hoạt động này, bà Nguyễn Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, cho biết hoạt động trên đã được trường thực hiện hai năm trở lại đây, giúp các em xác định rõ hơn về ngôi trường mà mình sẽ chọn nguyện vọng vào lớp 10.
Bên cạnh đó, trường cũng mời các trường THPT trên địa bàn đến trao đổi, giới thiệu như THPT Bùi Thị Xuân, THPT Ten Lơ Man.
Đối với trường nghề, nhà trường đã tổ chức cho các em tìm hiểu các ngành nghề và tham quan các trường ở học kỳ 1. Các trường nghề cũng đến trường phối hợp để dạy các bài về hướng nghiệp nghề cho HS.
“Tôi đã nghiên cứu những ngành nghề ở quận 1, chủ yếu các ngành dịch vụ, du lịch. Tôi cũng yêu cầu các trường nghề dạy cho HS về những ngành trên để các em hiểu và lựa chọn nếu không tiếp tục lên THPT. Đối với các em không chọn hướng rẽ sau THCS cũng cung cấp cho các em hiểu biết ban đầu về cơ cấu ngành nghề trên địa bàn. Từ đó, các em sẽ có thời gian suy ngẫm và chọn lựa sau này” – bà An nhấn mạnh.
Hãy để học sinh nghỉ Tết trọn vẹn!
Học sinh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ không phải làm bài tập trong thời gian nghỉ Tết. Nhiều tỉnh, thành khác cũng khuyến khích giáo viên nên giao bài tập Tết nhẹ nhàng cho học sinh
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra văn bản yêu cầu giáo viên không giao bài tập trong thời gian học sinh nghỉ Tết. Theo đó, kỳ nghỉ Tết nguyên đán là dịp để học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như cần được sum họp, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái cùng gia đình. Bắt đầu từ năm nay, giáo viên không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết.
Thay đổi phù hợp
Văn bản cũng nêu rõ giáo viên dặn dò học sinh và phối hợp cùng phụ huynh, khi gần hết kỳ nghỉ Tết thì ôn lại công thức, quy tắc trong sách giáo khoa, chuẩn bị bài kỹ trước khi quay lại trường. Sở dĩ có văn bản này bởi những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ Tết quá nhiều.
Thông báo này nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh. Chị Thanh Nga (quận 2, TP HCM), cho rằng đây là việc làm rất thiết thực trước tình hình những ngày Tết học sinh chỉ biết cặm cụi ngồi làm bài tập về nhà. Các em lúc nào cũng lo lắng, phải làm cho xong bài tập, như vậy những ngày Tết không còn thời gian vui chơi, thăm ông bà, đúng như ý nghĩa của nó.
Hầu hết học sinh đều mong muốn không làm bài tập trong dịp Tết
Anh Thanh Tài (quận Bình Thạnh, TP HCM) cho rằng sự thay đổi này phù hợp và cần thiết với thời điểm hiện tại. Khi thời gian nghỉ Tết không quá dài, dịch Covid-19 cũng khiến các em không thể đi chơi nhiều nơi, nên để học sinh có cơ hội gần gũi và chia sẻ với gia đình, đó cũng là một bài tập Tết thực tế.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh cho rằng vẫn nên giao bài tập cho học sinh, nhưng ở mức độ vừa phải, như vậy các em sẽ không quên bài khi trở lại lớp.
Để các em vui Tết
Theo ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, sở không ra văn bản chỉ đạo yêu cầu giáo viên không giao hay phải giao bài tập trong thời gian nghỉ Tết cho học sinh nhưng khuyến khích giáo viên giao lượng bài tập vừa đủ, phù hợp với từng học sinh.
"Ở góc độ là phụ huynh, tôi cũng không muốn con mình có được vài ngày nghỉ Tết mà chỉ chăm chăm làm bài tập được giao, các em không có thời gian cảm nhận không khí ngày Tết truyền thống. Nhưng đối với những học sinh có học lực yếu, kém, hoặc cần phải giao bài tập về nhà để rèn luyện, thì giáo viên sẽ cân nhắc đưa ra lượng bài tập vừa phải, bảo đảm các em vẫn có thời gian vui Tết" - ông Linh nhìn nhận.
Tại tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, thông tin trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại tỉnh này, học sinh đã chuyển sang học trực tuyến. Sở chưa có văn bản yêu cầu giáo viên không được giao bài tập trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán cho học sinh, nhưng trên tinh thần là phải cho học sinh thời gian đón Tết vui vẻ với gia đình. Sở khuyến khích giáo viên ra lượng bài tập vừa đủ, không gây áp lực quá nhiều, chỉ để các em ôn tập kiến thức. Việc lựa chọn có ra bài tập hay không, tùy thuộc mỗi giáo viên.
Không thay đổi được học lực
Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) đã có quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh dịp Tết từ 5 năm trước. Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, nhận định trong một tuần nghỉ Tết không thể thay đổi ngay học lực của học sinh với hàng loạt bài tập. Điều đó chỉ cho thấy cải cách giáo dục không hiệu quả, khi tận dụng cả những ngày nghỉ lễ để giao bài tập, quá nặng nề.
Hãy để các em được cảm nhận đúng hương vị Tết truyền thống như ông bà ta đã nói: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy, mùng bốn Tết bạn, mùng năm Tết vua Quang Trung. Ngoài ra, còn rất nhiều ngày lễ hội văn hóa truyền thống trong dịp Tết, giáo viên phải giáo dục được học sinh những điều đó, gìn giữ văn hóa dân tộc. "Nếu nói thương học sinh mới ra bài tập về nhà thì giáo viên nên dạy trực tuyến trong những ngày Tết, tổ chức kiểm tra và chấm bài" - ông Phú nhấn mạnh.
Hà Nội: Tạm dừng các hoạt động tham quan, ngoại khóa trải nghiệm sáng tạo cho HS Nhằm bảo đảm an toàn, chủ động kiểm soát không để dịch lây lan trong các cơ sở GD, ngày 29/1, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học tạm dừng các hoạt động tham quan, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo cho HS. Trường học nghiêm túc đo thân nhiệt cho HS. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân...