Học sinh không có nơi để giải tỏa tâm lý: Phòng tư vấn chỉ là hình thức?
Trong khi nhiều học sinh đang gặp vấn đề về tâm lý thì thực tế của công tác tư vấn tâm lý trong trường học là giáo viên trống tiết kiêm nhiệm, còn phòng tư vấn thì hình thức, chả mấy khi học sinh tìm đến.
Nhiều phụ huynh phải đưa con đến gặp chuyên gia để giải quyết các vấn đề tâm lý lứa tuổi học trò của con – NỮ VƯƠNG
Giờ tư vấn chưa phù hợp, giáo viên kiêm nhiệm
Là trường mới xây dựng, có đầy đủ phòng chức năng nên Ban Giám hiệu Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã chọn đặt phòng tư vấn tâm lý ở vị trí khá kín đáo. Vậy mà chả có mấy học sinh (HS) tìm đến chia sẻ với giáo viên (GV) phụ trách.
Giờ đâu biết làm sao, ở trường thì không có giáo viên tâm lý học đường. Mình thương tụi nhỏ nên tìm hiểu để giúp đỡ cho tụi nhỏ. Mình có nói thì cũng theo trải nghiệm của mình, chứ đâu có chuyên môn gì để tư vấn sâu cho các em
MAI THỊ THIÊN LÝ (GV Trường THPT Bình Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương)
Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, cho hay trường nào cũng có phòng và có người trực nhưng rất ít HS tư vấn, chủ yếu là hỏi đáp những thông tin đơn giản. GV tư vấn phải thực hiện ngoài giờ còn trong giờ thì HS không thể bỏ tiết để tham vấn.
“Tuy nhiên, nếu có cũng chỉ tranh thủ vài phút ra chơi nên thực ra hiệu quả cũng không cao. Thêm vào đó, dù trường bố trí phòng tâm lý ở vị trí khá kín đáo nhưng hầu như học trò không tìm đến vì ngại bạn bè nhìn thấy”, vị hiệu trưởng nói.
Không có trong đề án vị trí việc làm
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi trường phải có phòng tư vấn tâm lý học đường nhưng trong đề án vị trí việc làm thì chỉ có nhân viên tư vấn tâm lý phụ trách phòng chuyên môn. Do không trực tiếp đứng lớp, không phải là GV nên chỉ nhận lương nhân viên vào khoảng 4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, hầu hết nguồn nhân lực ngành tâm lý hiện nay đều trình độ cử nhân trở lên và nhu cầu công việc ở ngoài ngành giáo dục là rất lớn. Vì vậy, các trường hầu như không thể tuyển dụng nhân lực chuyên trách phòng tư vấn tâm lý.
Từ thực tế nêu trên, ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, đề xuất cụ thể về vị trí việc làm và chế độ với đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý trong trường học. Theo ông Bình, đây chính là đội ngũ GV tư vấn tâm lý chứ không phải là nhân viên để có những đầu tư về chuyên môn và trách nhiệm chuyên trách trong công việc.
Bích Thanh
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), chủ trương tất cả GV đều cố gắng trở thành người tư vấn tâm lý cho học trò. Chỉ những ca đặc biệt thì chuyển qua ban tư vấn của trường.
“Phòng tư vấn chỉ là hình thức vì có phòng nhưng HS ngại vào và giờ giấc thì không hợp lý, nói chung là không hiệu quả và không thực tế. Cho nên trường tạo fanpage, thông báo số điện thoại của các GV tư vấn để HS và phụ huynh có thể liên hệ 24/24″, ông Phú thông tin.
Vì tư vấn tâm lý cho HS hiện nay chủ yếu là lực lượng GV kiêm nhiệm nên ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức), cho rằng do không có chuyên môn sâu, không được đào tạo bài bản để tư vấn cho đúng nên chưa thể giải quyết gốc của vấn đề.
Và do kiêm nhiệm nên GV chỉ làm một số buổi sau khi hoàn thành những tiết chính môn của mình. Vì vậy, khi HS có nhu cầu tức thời, có sự cố cần tư vấn thì có thể không kịp thời giải quyết.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Bình phân tích thêm, trung bình, mỗi trường có ít nhất 1.000 HS, có trường lên đến hơn 3.000 mà chỉ có 1 GV phụ trách mà lại còn kiêm nhiệm nên thực sự không đáp ứng được nhu cầu của HS.
Giáo viên tự nghiên cứu để tư vấn cho học sinh
Là dân tay ngang nhưng vì thương HS của mình nên nhiều GV tự mày mò đọc sách, lên mạng tìm hiểu để xem tâm lý tuổi HS, thậm chí tìm gặp các chuyên gia tâm lý để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Mong mỗi trường đều có chuyên gia tâm lý
Mỗi tháng một lần, anh L.T.T (kinh doanh tự do, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) đều đưa con đến Khoa Tâm lý tâm thần trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM để khám bệnh. Con trai anh T. đang học lớp 5 nhưng bị tăng động mức độ nhẹ. Anh kể khoảng năm lớp 1, con trai bỗng xuất hiện nhiều hành xử khác lạ, vào lớp không tập trung, không học thuộc bài trong thời gian dài. Có lúc do căng thẳng việc học, con trai anh liên tục đòi nhảy lầu để không phải đi học. Được GV thông báo, anh liền cho con đi kiểm tra và điều trị tâm lý thường xuyên. Đến nay tình trạng của con anh đã trở lại bình thường và có học lực khá ở lớp.
“Tôi cũng mong mỗi trường đều có chuyên gia tâm lý để nắm bắt tâm lý của các em. Vì nhà trường ngoài việc dạy chuyên môn ra còn dạy HS cách hành xử, đạo đức. Do đó, cần GV hiểu biết về tâm lý để phát hiện và xử lý tình huống trong lớp với những HS tăng động như con tôi”, anh T. nói.
Chị Trần Thị Bích T., GV mầm non ở Bình Dương, cho rằng hiện nay rất nhiều HS gặp vấn đề tâm lý. HS bị tự kỷ, tăng động ở mức độ nhẹ đều có ở mỗi lớp học. GV chủ nhiệm cần quan tâm theo dõi tâm lý sơ đẳng HS. Nếu có một chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp ở trường học sâu sát với HS thì rất tốt.
Phạm Hữu
Cô Mai Thị Thiên Lý, GV Trường THPT Bình Phú (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), chia sẻ: “Giờ đâu biết làm sao, ở trường thì không có GV tâm lý học đường. Mình thương tụi nhỏ nên tìm hiểu để giúp đỡ cho tụi nhỏ. Mình có nói thì cũng theo trải nghiệm của mình, chứ đâu có chuyên môn gì để tư vấn sâu cho các em”. Cô Lý còn cho biết khi dạy giáo dục công dân cô tranh thủ lồng ghép giáo dục giới tính, bạo lực học đường… nhưng cũng không thấm vào đâu được.
Chính vì vậy nên mong ước lớn nhất của cô Lý hiện nay là có biên chế cho GV tâm lý ở các trường và có phòng tham vấn tâm lý học đường cho HS.
“Điện thoại thông minh đang tác động tâm lý HS quá nhiều. Ba mẹ suốt ngày đi làm, các em thì cắm đầu vào điện thoại, mà trên thế giới mạng đủ thứ trên đó rồi tác động đến tâm lý của các em. Mình không hiểu tại sao những cái cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng sống, tâm lý tuổi mới lớn… lại không dạy cho các em. Thật sự ở các trường hiện nay rất cần một phòng tham vấn tâm lý, GV dạy tâm lý và thậm chí là một môn học về tâm lý học đường cho HS”, cô Lý gửi gắm.
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Xuân Oanh, GV giáo dục công dân Trường THPT Vĩnh Cửu (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai), mong mỏi: “Tâm lý học đường hiện nay là cực kỳ quan trọng. Những ca mình gặp là các em mình đã từng dạy, các em tin tưởng nên tìm đến mình. Nhưng đối với những lớp mình không dạy, các em gặp phải những vấn đề tâm lý và không biết tâm sự với ai thì chuyện gì sẽ xảy ra. HS bây giờ áp lực rất nhiều về việc học và thi cử, chưa nói là những thứ cám dỗ trên mạng xã hội, nhiều em vào học lớp 10 mới 2 tuần đã mang thai… Nên thật sự môi trường giáo dục mà không có phòng tham vấn tâm lý là một thiệt thòi cho HS”.
Tư vấn tâm lý học đường ngày càng trở nên quan trọng, thiết yếu
Nhu cầu học sinh tìm đến để được hỗ trợ tư vấn tâm lý ngày càng đông, điều này cho thấy nhu cầu cần được giải bày, chia sẻ của các em rất lớn.
Đáp ứng nhu cầu bức thiết
Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng, giai đoạn 2015-2020" khi được áp dụng vào thực tiễn đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình tốt, làm thay đổi một cách tích cực môi trường giáo dục phổ thông mà các em học sinh chính là những người được thụ hưởng lớn nhất.
Mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường trong các trường học là một minh chứng sống động nhất cho sự thay đổi đó.
Trước đây, tình trạng học sinh chưa ngoan, thói quen nói bậy, chửi thề, có những em hoàn cảnh gia đình phức tạp, khó khăn nên cha mẹ ít quan tâm. Các trường hợp cha mẹ ly hôn, nhiều em sống với ông bà, dì cậu, cô chú... thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ.
Đặc biệt, với những học sinh cấp 2, cấp 3 ở lứa tuổi có nhiều thay đổi phức tạp về tâm lý, tâm lý chưa ổn định, chịu nhiều tác động từ ngoại cảnh. Nhiều em bị áp lực học tập từ phía gia đình và nhà trường dẫn đến tâm trạng lúng túng.
Khi có vấn đề trong cuộc sống, các em thường dựa vào ý kiến của bạn bè mà không có được sự tư vấn thích hợp từ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường.
Khi có vi phạm, trường chỉ tập trung vào việc xử lý vi phạm mà chưa quan tâm phân tích nguyên nhân, chưa có những hướng dẫn ứng xử để phòng tránh vi phạm của các em trong tương lai.
Phụ huynh hoặc chỉ biết bênh vực con hoặc có quan niệm giao phó toàn bộ cho nhà trường mà thiếu sự kết hợp thích hợp. Đặc biệt là trường phải tiếp nhận học sinh hòa nhập của các trường chuyển đến.
Kể từ khi có mô hình phòng tư vấn tâm lý trong các trường học, những tồn tại trên dần được khắc phục.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, công tác tư vấn tâm lý trong trường học rất quan trọng. Phòng tư vấn tâm lý trong nhà trường tham vấn tâm lý giải quyết được các vấn đề của học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, tư vấn cho lãnh đạo nhà trường xử lý các vấn đề sao cho phù hợp tâm lý lứa tuổi, phù hợp với quan điểm giáo dục hiện đại.
Việc triển khai công tác tư vấn tâm lý trong trường học đang có những thuận lợi khi nhận thức của xã hội cũng như trong ngành giáo dục đã được quan tâm hơn trước nhiều.
Việc quy định chức danh chuyên trách tư vấn tâm lý trong nhà trường và yêu cầu bắt buộc các nhà trường phải làm cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi triển khai thực tế đã có nhiều mô hình thành công, nhiều trường công lập và ngoài công lập đã tốt vấn đề này.
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Tùng Lâm (ảnh: Thùy Linh)
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương lấy giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, cán bộ Đội, số giáo viên chủ nhiệm có thể học tập, hướng dẫn tham vấn tâm lý học đường làm kiêm nhiệm, những người làm kiêm nhiệm được tính 8 tiết/tuần để tạo điều kiện cho các nhà trường đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
Tại Hà Nội, nhiều mô hình còn chuyên nghiệp hơn như Trường Marie Curie đã thuê hẳn Trung tâm tư vấn tâm lý của Hội Phụ nữ vào triển khai tư vấn cho học sinh trong trường. Các em học sinh đến tham vấn tại trung tâm này rất đông, đông nhất là học sinh ở cấp 2.
Tại Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội thì nhà trường bố trí biên chế để làm việc này. Còn Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội - nơi thầy Nguyễn Tùng Lâm làm chủ tịch hội đồng giáo dục thì nhà trường có tới 3 biên chế để đảm nhận công việc này.
Ngoài tư vấn tâm lý cho học sinh, trung tâm tư vấn học đường của nhà trường còn tổ chức huấn luyện giáo viên chủ nhiệm.
Tại Trường Đinh Tiên Hoàng, phòng tư vấn tâm lý đã làm nhiệm vụ sàng lọc để phòng ngừa, qua thực tiễn đã sàng lọc phòng ngừa hơn 80% số học sinh trong trường, phát hiện tới 15% học sinh có nguy cơ bất ổn tâm lý và 5% học sinh phải cần tới các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ giải quyết.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, các trường phổ thông cần thiết phải làm được nhiệm vụ sàng lọc tâm lý cho học sinh. Ví dụ, hiện nay cấp 1 nhiều cháu bị trầm cảm, thiệt thòi khi tham gia học hòa nhập cần phải khám sàng lọc. Nếu nhẹ ở mức độ nào đó thì cho hòa nhập, còn mức độ cao hơn phải can thiệp sau đó mới cho học hòa nhập sau.
Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, để làm tốt công tác này cần thiết các hiệu trưởng thấy được trách nhiệm của mình, tổ chức bộ phận tham vấn đảm nhận nhiệm vụ. Trường nào làm được là hiệu trưởng nhà trường có ý thức, trách nhiệm.
Giáo viên khi được giao làm nhiệm vụ cũng phải có ý thức học tập chuyên môn nghiệp vụ, đừng thấy khó, vướng mà bỏ ngay thì sẽ không thành công. Quan trọng hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phải ý thức thì mới làm được.
Bên cạnh đó, cần động viên những giáo viên có kinh nghiệm, năng lực để tham gia vào công tác này. Cần bồi dưỡng đãi ngộ các giáo viên một cách tương xứng với công sức bỏ ra.
Đa dạng hóa các hình thức tư vấn
Trong khi đó, theo báo cáo, tại Trường Trung học cơ sở Lý Phong, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh sau nhiều năm triển khai phòng tư vấn tâm lý nhằm tư vấn cho học sinh khi có nhu cầu đã thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Nhà trường kết hợp với các trung tâm kỹ năng sống đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động với đội ngũ chuyên gia tâm lý độc lập nhằm tiếp cận, lắng nghe, định hướng và chia sẽ với các em.
Tạo môi trường cho học sinh cảm thấy thoải mái, không bị các rào cản về tâm lý. Kết hợp giữa chuyên viên tâm lý, giáo viên, giám thị nhằm thường xuyên nắm bắt tâm lý các em. Giúp học sinh giải tỏa ức chế tâm lý trong cuộc sống và học tập.
Khi có học sinh cần tư vấn, các chuyên viên tâm lý sẽ gợi mở để các em có tâm trạng thoải mái trình bày vấn đề của mình, trên cơ sở đó tư vấn, định hướng cho các em. Các chuyên viên làm công tác tư vấn học đường từ 7h30 - 10h và 14h - 18h vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 (riêng thứ 7, làm 1 buổi).
Sau mỗi ca tư vấn xong đều có ghi chép và lưu ý cụ thể với những nguyên tắc bảo mật nhất định, kết quả tổng hợp hàng tháng được báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường.
Ngoài tư vấn cho từng em, học sinh toàn trường được tiếp cận với các hoạt động liên quan đến tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở từ rất sớm qua các chuyên đề như "Phòng tránh bạo lực học đường", "Uống nước nhớ nguồn", "Kỹ năng dạy con thời hiện đại", với đội ngũ chuyên gia tâm lý nhiều kinh nghiệm như Tiến sĩ Võ Văn Nam, Phó giáo sư Huỳnh Văn Sơn....
Số lượng học sinh đến với phòng tư vấn tăng lên, số ca tư vấn cũng tăng. Nhận thức của các em về những vấn đề trong cuộc sống được nâng cao, từ đó cả chuyên viên và học sinh đều đón nhận các vấn đề mà các em chia sẻ kịp thời và phù hợp với nhu cầu thực tế hơn.
Thấy được hiệu quả của các hoạt động trong quá trình thực hiện, phòng tư vấn tâm lý học đường tiếp tục phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Hội phụ huynh học sinh để tổ chức các chuyên đề cho học sinh và phụ huynh với nội dung phong phú, đa dạng, thiết thực.
Điều này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hoạt động của phòng tư vấn của trường nói riêng và hoạt động giáo dục của trường nói chung cả về số lượng và chất lượng.
Có thể kể đến các chuyên đề "Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản", "Sức mạnh bản thân", "Lợi và hại của mạng xã hội facebook", "Thói quen sử dụng facebook của teen", "Thói quen có ích và cách thể hiện tình cảm trong gia đình", "Tình yêu thương gia đình" và "Bạo lực học đường".
Về phía phụ huynh, vốn là một trong những nhân tố hàng đầu có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành tâm lý học sinh, nhà trường luôn chọn lựa những nội dung có tính thời sự nhất để mời chuyên gia về trao đổi với phụ huynh; như chuyên đề: "Nghệ thuật giáo dục con cái thời hiện đại", "Giúp con trưởng thành", "Đồng hành cùng con trong cuộc sống", "Giúp con thành công".
Qua đây, phụ huynh vừa được chia sẻ những kiến thức tâm lý học trong việc giáo dục con em mình, vừa giải đáp phần nào những băn khoăn của mình. Đây còn là dịp để những phụ huynh có cơ hội hiểu hơn về tâm lý của con trẻ trong đội tuổi trung học cơ sở, đồng thời giúp cho nhà trường nhìn nhận đúng mức về mối quan tâm của phụ huynh với các vấn đề tâm lý của con.
Học sinh trải nghiệm làm... giáo viên Cho học sinh trải nghiệm ngành nghề yêu thích, đưa các em đi thực tế đến các trường..., những hình thức trên đang được các trường thực hiện để hướng nghiệp cho học sinh. Sáng 24-3, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) tổ chức chương trình "Một ngày làm giáo viên (GV)". Chương trình được tổ chức với mục đích hướng nghiệp và...