Học sinh đánh thầy chủ nhiệm chảy máu đầu
Trường TPT Nguyễn Tất Thành (Q.6, TP.HCM), nơi xảy ra vụ việc
Ngày 31/10, thầy L.Đ.H., giáo viên môn toán của trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, TPHCM) bị một học sinh lớp 10C20 đánh ngay trong giờ học.
Theo lời kể của các học sinh lớp 10C20, học sinh tên Huy của lớp 10C20 vi phạm nội quy nhà trường. Đến tiết học thứ hai của lớp 10C20 là môn toán, cũng là giờ dạy của thầy L.Đ.H. – giáo viên chủ nhiệm của lớp, thầy H. đã nhắc nhở và gọi Huy ra cho giám thị xử lý, nhưng học sinh này đã đánh thầy chảy máu đầu.
Do ban giám hiệu nhà trường không tiếp báo chí nên chúng tôi đã phải trực tiếp liên lạc và thông tin về đơn vị quản lý chuyên môn của trường là Phòng Giáo dục Trung học của Sở GD-ĐT TP.HCM.
Sau khi xác minh thông tin từ phía nhà trường, ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Giáo dục Trung học của Sở cho biết: Theo báo cáo sơ bộ từ Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Tất Thành, sáng nay, một học sinh tên Huy không thực hiện đúng tác phong, đồng phục quy định khi đến trường nên bị giám thị lưu ý với giáo viên chủ nhiệm. Do em này đã nhiều lần vi phạm nên đến giờ của mình, giáo viên chủ nhiệm đã mời em ra để giám thị nhắc nhở, xử lý. Vì lý do này, Huy đã đánh thầy chủ nhiệm của mình.
“Tôi đã yêu cầu nhà trường phải báo cáo chi tiết sự việc bằng văn bản. Sau đó, hội đồng kỷ luật nhà trường cần căn cứ vào các quy định để kỷ luật hành vi vô lễ của học sinh đối với giáo viên”, ông Hiếu nói.
Theo 24h
Tội phạm tham nhũng "ẩn" vì có sự bao che !?
"Vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn, người ta nghĩ ngay đến chuyện có người bao che. Yếu tố "ẩn" của tội phạm tham nhũng chính là do vậy, do có người bao che, có người "mật báo", có người lấp liếm cho" - Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích.
Video đang HOT
Thảo luận tại tại tổ về tình hình tội phạm, công tác phòng chống tham nhũng năm 2012, nhiều ý kiến đã "làm sôi" diễn đàn về độ bức xúc của tệ tham nhũng.
Kê khai tài sản "không trúng" vì hình thức
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đi thẳng vào vấn đề, kết quả chống tham nhũng còn hạn chế phát hiện tham nhũng không tương xứng thực tế vì thực chất các hoạt động "phòng, chống" mới chỉ tiến hành trên diện rộng, chưa đi vào chiều sâu, thực chất vấn đề.
Ông Quyền phân tích, biện pháp "phòng" tham nhũng bằng kê khai tài sản - có mở rộng diện đối tượng phải kê gồm cả vợ chồng, con cái, bố mẹ - vẫn... không trúng vì hình thức. Quan trọng nhất là phải kiểm soát được tài sản của công dân, trong đó có công chức, viên chức.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp dẫn chuyện, những băng cướp nhỏ ở Nam Phi, mỗi khi cướp được tài sản là lượng nhỏ ngoại tệ đều phải "nhiệt tình"... trả lại. Lý do là vì ngoại tệ không tiêu được ở đất nước này. Đó đã là một cơ chế rất hữu hiệu để chống rửa tiền, phòng tham nhũng. Nó cũng biểu hiện việc nhà nước kiểm soát rất tốt tài sản, thu nhập của mọi công dân.
Trong khi tại Việt Nam, có vụ tham nhũng mà qua 4 vòng xét xử, kéo dài 14 năm cũng vẫn chưa xác định được tài sản của cán bộ nghi tham nhũng. Như vậy, chỉ nhìn vào bảng kê khai tài sản, ông Quyền lắc đầu "sao nói lên được điều gì".
"Tôi đồng ý việc niêm yết công khai bảng kê tài sản song chắc nó chỉ có ý nghĩa để cho cán bộ tự thấy mình tự giác thôi chứ không có ý nghĩa để người khác phát hiện tham nhũng" - ông Quyền phát biểu.
Đối phó với tội phạm tham nhũng, theo đại biểu, quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất là chứng cứ. Vì tham nhũng là tội phạm ẩn, được so sánh như biểu tượng thường thấy là hình ảnh 2 bàn tay lồng vào nhau - ý nói hành vi đưa nhận hối lộ.
Song rất nhiều năm qua, dù tiến hành thanh tra, kiểm tra nhiều vẫn ít có kết quả vì khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, đơn vị này vẫn tiếp tục công việc cả năm trời, sau đó mới chuyển tài liệu sang cơ quan điều tra. Lúc này, cơ quan điều tra vào cuộc thì cũng đành "bó tay" vì không thể tìm được chứng cứ. Mọi thứ đã được xóa sạch.
Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An) phân tích thêm, nói tội phạm tham nhũng "ẩn" cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng nói là nguyên nhân chủ quan.
Ông Lý đề cập lại vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn. Đặt câu hỏi vì sao bị can trốn được, người ta nghĩ ngay đến chuyện có người bao che. Chủ nhiệm UB Pháp luật quả quyết: "Yếu tố "ẩn" chính là do vậy, do có người bao che, có người "mật báo", có người lấp liếm, bỏ qua cho. Vậy nên nói "ẩn" như thế là do nguyên nhân chủ quan".
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa cũng phản ánh, dân không tin Dương Chí Dũng bỏ trốn êm đềm như vậy, rồi nói bắt là bắt ngay được như vậy.
Chống tham nhũng từ... tư duy
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND TPHCM nói: "Chúng ta giật mình khi nổ ra những vụ án với số tiền chiếm đoạt rất lớn, diễn ra trong thời gian dài. Vậy tại sao giờ mới phát hiện. Chuyện Vinalines mua chiếc ụ nổi cũ kỹ, lạc hậu vậy mà không ai phát hiện sao? An ninh kinh tế không phát hiện, hay có mà không công khai xử lý?... Tôi cho là chúng ta biết nhưng chần chừ, dẫn đến sai phạm lún sâu dần".
Đại biểu Phan Trung Lý (trái) - Chủ nhiệm UB Pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) băn khoăn, từ lãnh đạo đến cán bộ, người dân đều luôn luôn nói về tham nhũng nhưng khi có những vụ việc rành rành là tham nhũng nổi lên như PMU18, Vinashin rồi hiện tại là Vinalines thì cuối cùng lại quy về "tội trạng" là không hoàn thành nhiệm vụ, làm trái quy định chứ không chỉ đích danh là tham ô.
"Mua tàu cũ dẫn đến gây thiệt hại lớn cũng không nói là tham ô mà lại là lám trái chỉ đạo Thủ tướng. Nhưng thực chất việc này phải nói là mua tàu cũ với giá gần bằng tàu mới. Có khi con tàu giá mua 1.000 tỷ đồng, thực tế chỉ phải trả 500 tỷ, số còn lại từ lãnh đạo đến cấp dưới cắt ra chia nhau" - ông Hồng phán đoán.
Đại biểu cũng bộc bạch, khi nghe tin nổ ra những vụ án "đình đám" như vậy, "dân thường" như ông nghĩ ngay đến việc tử hình đến nơi nhiều quan chức cấp cao. Vậy nhưng cuối cùng cũng chỉ là mấy tội danh nhẹ nhàng như trên. Thậm chí có người sau đó còn khôi phục sinh hoạt Đảng. Ông Hồng bình luận đó là việc "không thể hiểu nổi".
Đại biểu đặt vấn đề, nên chăng có luật đưa ra những mức định khung cụ thể, làm thất thoát, thiệt hại đến 200 tỷ, 500 tỷ.... là cứ vậy áp án chung thân, tử hình. Làm mạnh tay để tránh tình trạng lãnh đạo làm sai, gây thiệt hại đến hàng nghìn tỷ mà lĩnh án không bằng hành vi của kẻ ăn trộm, giết người.
Ông Hồng đặt vấn đề phải chống "tư duy tham nhũng" ngay từ việc nhỏ nhất. Chuyện người lao công tại khu phố, cứ tháng nào nhận được thêm phong bì bồi dưỡng thì quét dọn sạch bong, tháng nào quên, lỡ hạn là làm quấy quá được ông Hồng dẫn ra để nói về chuyện này.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, có hiện tượng hành chính hóa, nội bộ hóa để giảm án tham nhũng. Số vụ án tham nhũng nhiều nhưng khởi tố kiểu đầu voi đuôi chuột. Thất thoát nhiều nhưng khi kết luận lại không có tham ô. Thu hồi tài sản chiếm đọat trong các vụ án tham nhũng rất thấp, chỉ vài %, vậy đi đâu hết? Nếu chỉ phát hiện, xử tù mấy năm rồi tha thì không răn đe được tham nhũng. Phải tăng cường thu hồi tài sản tham nhũng.
"Nhiều vụ án đầu voi đuôi chuột, PMU18, rồi Vinashin, giờ là Vinalines, thất thoát nhiều như vậy nhưng kết luận không thấy dấu hiệu tham ô mới là lạ, tài sản thu hồi cũng rất thấp. Thu hồi tài sản là yêu cầu đặt ra trong phòng chống tham nhũng, nếu không, chỉ đi tù một thời gian được giảm án về thì không thể khắc phục được thiệt hại" - ông Đương nhấn mạnh.
Theo Dantri
Giáo viên bị đánh gây thương tích Khoảng 11 giờ 30 ngày 13.10, thầy giáo Tù Văn Tuấn (31 tuổi), dạy sinh - công nghệ Trường THPT Hắc Dịch, H.Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) bị một thanh niên chặn đường đánh gây thương tích khắp vùng mặt, đầu. Theo thầy Tuấn, khi tan trường, thầy đi xe máy từ trường về nhà công vụ thì bị một thanh niên chặn...