Học ngay 3 món ăn “thần dược” từ rau muống giúp chữa trị bệnh nhiều người mắc phải
Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng chính là giải nhiệt, thông đại tiện, chữa táo bón, đái rắt và các bệnh về đường tiết niệu nói chung.
Rau muống (tên khoa học: Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Rau muống được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông và được ưa chuộng.
Cây rau muống mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, thường không có lông vào mùa nóng, và có lông vào mùa lạnh. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc 1-2 hoa trên một cuống.
Ở Việt Nam, rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Thông thường thì người ta trồng rau muống trắng trên cạn; còn rau muống tía thường được trồng (hay mọc tự nhiên) dưới nước, nên tục gọi là rau muống đồng (hay rau muống ruộng).
Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau muống
Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng chính là giải nhiệt, thông đại tiện, chữa táo bón, đái rắt và các bệnh về đường tiết niệu nói chung. Trong khoa học, rau muống được đánh giá cao bởi những dưỡng chất có trong nó. Trong 100g rau muống có chứa tới:
- 78,2g nước
- 2,7g protein
- 85mg canxi
- 31,5mg photpho
- 1,2mg sắt
- 20mg vitamin C
Bên cạnh đó còn có một số khoáng chất khác như carotene, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Đặc biệt, trong rau muống đỏ còn chứa một chất có cấu tạo tương tự như insulin, có tác dụng tích cực đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Công dụng của rau muống
Video đang HOT
Do rau muống có tác dụng thanh nhiệt giải độc và nhuận tràng, vì thế những người táo bón nên thường xuyên ăn rau muống để cải thiện căn bệnh khó chịu này.
Canxi thường được tìm thấy trong các thực phẩm bổ sung, nhưng ít ai biết rằng thực chất rau muống lại là một nguồn cung cấp canxi vô cùng dồi dào. Nhờ lượng canxi này mà cơ thể có thể duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch, từ đó giữ cho huyết áp ở mức bình thường.
Giảm lượng cholesterol mà cơ thể hấp thụ
Rau muống không chỉ hỗ trợ giảm cân hiệu quả mà còn giúp giảm lượng cholesterol mà cơ thể hấp thụ. Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng rau muống giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu).
Giảm lượng đường trong máu
Bệnh đường huyết thường xuất hiện ở những người có thói quen ăn nhiều đồ ngọt hoặc thể trạng hấp thu nhiều đường. Tuy nhiên, rau muống sẽ giúp cơ thể tăng tiết insulin – có vai trò hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường huyết như tiểu đường hoặc đái tháo đường.
Giúp mắt khoẻ mạnh
Trong rau muống có chất carotenoid, vitamin A và lutein, đều là những dưỡng chất thiết yếu để bảo vệ đôi mắt của bạn. Bên cạnh đó, rau muống còn làm tăng nồng độ của glutathione. Đây là một hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể.
Những bài thuốc từ rau muống
1. Rau muống với trứng gà hạ huyết áp
Nhờ canxi trong rau muống có thể giúp làm giảm áp lực vào thành mạch máu, do đó có thể duy trì huyết áp ổn định.
Cách làm: Nhặt rau muống đem rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Đập trứng ra bát, đánh nhuyễn nêm chút gia vị. Cho dầu vào chảo rồi xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào cùng. Đến khi rau chín thì thêm chút gia vị. Ăn khi còn nóng ấm.
2. Rau muống và thịt gà giảm hấp thụ cholesterol
Kết hợp rau muống với thịt gà rất tốt cho những người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol.
Cách làm: Nhặt rửa sạch rau muống, cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Phi thơm tỏi băm trong chảo dầu, cho thịt gà vào xào nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì nêm thêm chút gia vị, đảo đều. Tiếp tục cho rau muống vào xào cùng. Đến khi rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn khi còn nóng ấm.
3. Rau muống với râu ngô giảm lượng đường trong máu
Những người hay ăn nhiều đồ ngọt, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường nếu không cẩn thận rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn rau muống kết hợp râu ngô có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Cách làm: Chọn rau muống tươi, nhặt phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g. Cho cả hai vào nước đun sôi, nấu thành món canh. Chắt nước canh ra để uống khoảng 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.
Theo Hoàng Lan
Tổng hợp
Khám phá
Những người dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối đừng ăn rau muống
Rau muống tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng trở nên nguy hại với một số người.
Theo The Star, trong 100 gam rau muống đã có chứa tới 90% chất đạm, 3% protein, #% chất béo, 0.9% carbonhydrate, 2% khoáng cghất, nicotinamide (0.6mg), riboflavin (120mg), vitamin C (137mg) và vitamin E (11mg). Nó cũng chứa caroten, các axit amin bao gồm polyphenol (chất chống oxy hoá), và khoáng chất như kali, sắt và magiê. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào và phong phú, rau muống có không ít công dụng như giảm nồng độ cholesterol giúp phòng tránh các bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, khó tiêu, phòng chống bệnh tiểu đường,...
Mặc dù có nhiều công dụng tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Dưới đây là những nhóm người dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối nên tránh xa rau muống.
Người bị viêm khớp
Những người bị đau xương khớp không nên ăn rau muống bởi nó sẽ khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, nhức nhối.
Người bị gout
Trong rau muống có chứa hàm lượng đạm rất cao vì thế nó không phải là thực phẩm tốt cho những người bị bệnh gút cần phải tránh đạm
Người bị sỏi thận
Lý do đẻ người bị sỏi thận không nên ăn rau muống đó là vì trong rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao, chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi. Vì thế nhưng người bị sỏi thận tuyệt đối phải tránh xa rau muống.
Người điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa không nên ăn rau muống vì nó có thể kích thích tái tạo tế bào da, gây ra những vết sẹo lồi làm mất tính thẩm mỹ.
Người hệ tiêu hóa yếu
Trong rau muống có loại ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể nếu ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Kí sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
Người đang uống thuốc Đông Y
Người đang dùng thuốc Đông y để chữa bệnh không được khuyến khích ăn rau muống. Bởi rau muống có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh càng lâu khỏi.
Theo Cục bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp thì rau muống là một trong những loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc, chứa các chất kích thích, thuốc trừ sâu. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chú ý rửa sạch rau, ngâm nước muối và nấu chín rau thay vì ăn sống.
Theo Minh Minh
Tổng hợp từ Sức khỏe đời sống
Khám Phá
Dù có thèm, những người này cũng đừng ăn rau muống Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức. Rau muống có nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng...