Hoang tàn ở khu biệt thự “đãi sĩ” ven sông Hàn
Hàng chục ngôi biệt thự xinh đẹp ven sông Hàn đã bị bỏ hoang tàn trong lau lách. Đây là những căn biệt thự được xây mới hoàn toàn, từng là chỗ ở sang trọng, dành cho các chuyên gia, HLV và VĐV có thành tích cao của Đà Nẵng, là nhà khách của UBND TP…
Cụm biệt thự “đãi sĩ” ở Tuyên Sơn đang thực trạng hoang tàn.
Lãng phí
Sau mùa mưa bão, cỏ lau nở trắng, phủ kín trên khu đất “vàng”, những căn biệt thự tiền tỉ tuyệt đẹp ở trung tâm thể thao Tuyên Sơn (Đà Nẵng). Nhiều trang thiết bị, kể cả tường rào, cổng ngõ, lan can, cửa sổ… của các căn biệt thự này đã bị tháo gỡ, đánh cắp hoặc tự hư hỏng.
Sau mùa bão lớn 2013, nhiều mái ngói bị hất tung, vỡ cửa kính, tường nhà nham nhở, bạc màu. Phía bên kia đường, mặt tiền của khu biệt thự nhìn ra con sông Hàn thơ mộng, giờ là cả khu rừng rậm vì cây bụi. Đêm đêm, đèn đường sáng trưng cả một góc trời hoang vắng, không thể diễn tả hết được cảm xúc khi chứng kiến cảnh lãng phí một góc đô thị đẹp với đầy đủ sự tiện ích của hạ tầng kỹ thuật.
Bồn hoa giữa làn phân cách đường Vũ Trọng Phụng bây giờ trong tình trạng ngập cỏ lau, ngã đổ đèn trang trí một cách… châm biếm. Phía sau dãy biệt thự chỉ có hoang vu cỏ dại cùng với những đàn bò thả rông. Bên cạnh đó, nhà thi đấu trên đường Thăng Long – Vũ Trọng Phụng cũng bị bỏ hoang, trở thành chỗ trú ngụ của những người vô gia cư, nơi tập kết phế liệu và một vài xưởng mộc đã tận dụng mặt bằng để gia công đồ gỗ.
Nguyên GĐ Sở Thể dục – Thể thao Đà Nẵng Lê Nguyên Hồng cho biết: “Trước đây, UBND TP Đà Nẵng đã đầu tư, xây dựng cả một làng thể thao với đầy đủ nhà thi đấu, sân tập đá bóng, nơi nghỉ dưỡng, ăn ở của CLB… Lúc đó, Sở TDTT nhận bàn giao theo kiểu “chìa khoá trao tay”. Từ năm 2004 đã được đưa vào sử dụng đúng với công năng, quy hoạch ban đầu. Nhưng, từ sau 2007, cả khu vực này đã được UBND TP Đà Nẵng bàn giao lại cho Ngân hàng SHB, câu lạc bộ bóng đá SHB quản lý”.
Video đang HOT
Bỏ hoang vì… không hợp với cầu thủ
Theo ông Phạm Việt Hùng – GĐ Sở Xây dựng Đà Nẵng – trung tâm thể thao Tuyên Sơn được UBND TP Đà Nẵng đầu tư, xây dựng từ năm 2002-2003. Cả cụm gồm các nhà biệt thự dành cho các chuyên gia, huấn luyện viên, những VĐV thành tích cao, nhà thi đấu, sân tập, chung cư cho cầu thủ…
Sự hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, chỗ ở sang trọng, tiện ích đã góp phần tạo cho đội bóng đá Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ, thuộc hàng đầu Việt Nam. Nhà biệt thự từng bố trí cho VĐV thành tích cao như cầu thủ Lê Huỳnh Đức – một dạng chính sách “đãi sĩ” của Đà Nẵng lúc bấy giờ.
Có thời gian, UBND TP trưng dụng một nửa trong số 12 căn biệt thự để làm nhà khách, còn lại bố trí chỗ ở cho đội U.19. Đến năm 2007, toàn bộ hạ tầng, cơ sở vật chất ở khu Tuyên Sơn này đã bàn giao lại cho Ngân hàng SHB, theo chủ trương xã hội hoá đội bóng với kinh phí hơn 160 tỉ đồng.
Chủ tịch CLB SHB Đà Nẵng – ông Bùi Xuân Hoà – cho biết, hiện nay trung tâm thể thao Tuyên Sơn vẫn tạm sử dụng khu tập bóng, nhà ở cầu thủ. Riêng các hạng mục khác chưa dùng là vì Cty CP SHB Đà Nẵng đang đầu tư, xây dựng tại Hoà Minh (quận Liên Chiểu) một tổ hợp thể thao – giải trí – nhà nghỉ – dịch vụ vui chơi – thương mại, và toàn bộ làng thể thao Tuyên Sơn này sẽ chuyển lên Liên Chiểu.
Còn “bầu Hiển” (ông Đỗ Quang Hiển) thì cho rằng, cả khu thể thao Tuyên Sơn sẽ được quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng khác. “Hiện chỉ hơn chục nhà biệt thự là bỏ hoang thôi, không đáng kể (!?). Nhà biệt thự cũng không thích hợp để bố trí cho cầu thủ” – ông Hiển nói.
GĐ Sở TNMT Đà Nẵng – ông Nguyễn Điểu – cho biết, cụm thể thao Tuyên Sơn này là một trong những dự án đang được TP Đà Nẵng rà soát để có biện pháp xử lý tình trạng bỏ hoang.
Theo Thanh Hải
Lao Động
Khởi công đại dự án đường Hồ Chí Minh qua Huế - Đà Nẵng
Ngày 22/12, tại tỉnh TT-Huế, Bộ GTVT đã chính thức khởi công xây dựng đại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT) đi qua 2 tỉnh TT-Huế và Đà Nẵng.
Đây là dự án giao thông có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Đến dự có Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cùng nhiều lãnh đạo Bộ ban ngành, Cục, tỉnh TT-Huế và Đà Nẵng.
Dự án này được phân kỳ xây dựng thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đầu tư 2 làn xe, giai đoạn 2 hoàn thành quy mô đường cao tốc 4 làn xe. Trong đó, tuyến cao tốc dài khoảng 77,06km có điểm đầu là đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan ở Km0 giao với ĐT14B tại thị trấn La Sơn, huyện Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) và điểm cuối ở Km79 800 (điểm đầu dự án đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) tại thị tứ Túy Loan, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Tuyến nối cao tốc có độ dài 4,68km.
Tổng mức đầu tư cho dự án gần 11.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Trên tuyến đường này có tất cả 65 cây cầu, 1 hầm đi qua địa phận 3 huyện: Phú Lộc, Nam Đông của TT-Huế và Hòa Vang của Đà Nẵng. Có tất cả 2.500 nhân công được huy động để làm đường và hàng ngàn triệu mét khối đất đá thi công. Tất cả dồn lực để công trình về đích đúng thời hạn, chất lượng, an toàn để xứng đáng với tên của vị chủ tịch vĩ đại của đất nước.
Các lãnh đạo bấm nút khởi công dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan qua Huế và Đà Nẵng
Được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ GTVT đã lựa chọn Công ty TNHH Đầu tư BT Cam Lộ - Túy Loan là nhà đầu tư Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT). Nhà nước sẽ thanh toán cho nhà đầu tư dự kiến trong thời gian 5 năm kể từ khi công trình hoàn thành bàn giao và được đưa vào sử dụng từ năm 2006-2020.
Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, việc đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan nhằm hoàn thiện một phần tuyến chính của đường Hồ Chí Minh, kết nối với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và hòa nhập vào tuyến đường xuyên Á; góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống đường cao tốc Việt Nam. Sau khi hoàn thành, công trình giao thông này sẽ phá thế độc đạo của tuyến đường bộ qua hầm Hải Vân, giải quyết ngập lụt và sự cố trên QL 1A.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh được khởi công ngày 5/4/2000 tại địa phận Xuân Sơn, tỉnh Quảng Bình. Sau hơn 13 năm xây dựng, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 với việc đưa vào sử dụng, khai thác một tuyến đường dài hơn 1.350km từ Hòa Lạc - Hà Nội đến Tân Cảnh - Kon Tum, được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá cao về chất lượng công trình. Giai đoạn 2 đang tiếp tục triển khai, đưa vào khai thác sử dụng một số đoạn tuyến tại Cao Bằng, Phú Thọ, Tây Nguyên, Đồng Tháp, Cà Mau...
Hiện dự án đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với cuộc sống hàng chục triệu đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi, miền núi và đồng bằng và hỗ trợ Quốc lộ 1A khi giao thông bị ách tắc trong mùa mưa lũ; đảm bảo an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những khối đất đá đầu tiên được xe múc tiến hành nghi lễ động thổ tại La Sơn, Phú Lộc
Do tính chất quan trọng và ý nghĩa chiến lược của tuyến đường Hồ Chí Minh, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, Chính phủ đã cho phép huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng nối thông đường Hồ Chí Minh. Đồng thời Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 cũng đã thông qua Nghị quyết cho phép phát hành trái phiếu để đầu tư xây dựng đồng bộ đường Hồ Chí Minh tại khu vực Tây Nguyên và cả khu vực Năm Căn - Đất Mũi tỉnh Cà Mau. Riêng đoạn Cam Lộ - Túy Loan được Chính phủ chấp thuận đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, được tách thành 2 dự án thành phần gồm: Cam Lộ - La Sơn (dài 103km, tổng mức đầu tư 14.000 tỷ đồng) và La Sơn - Túy Loan (dài 83km, tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng).
Đại Dương
Theo Dantri
Hà Nội: Phá trường công xây trường tư? Mới đây, cử tri quận Long Biên, Hà Nội đã đề nghị Thành phố không nên di dời trường mầm non Ngọc Thụy, một trường công lập đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia để xây dựng trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin. Trường mầm non Ngọc Thụy vừa được đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng...