Hoại tử sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực tại nhà
Bệnh nhân nữ N.T.N, 55 tuổi, ngụ tại Q.12, TP.HCM nhập viện Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vì bị biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực tại nhà.
Ngày 25.3, thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn, Khoa Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết qua khai thác bệnh sử, cách đây 20 ngày, bệnh nhân đọc tin quảng cáo trên mạng về cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ lấy tên của một bệnh viện lớn tại TP.HCM
Tuy nhiên, khi chị T. liên hệ thì cơ sở này không phẫu thuật tại bệnh viện mà thực hiện tại nhà riêng. Ca phẫu thuật thu nhỏ ngực của chị có giá là 60 triệu đồng nhưng được khuyến mãi còn 30 triệu đồng.
Sau ca phẫu thuật, chị N. bị đau nhức vết mổ, sưng viêm, hoại tử. Tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, sau khi thăm khám, bác sĩ xác định chị đã phẫu thuật thu nhỏ ngực do ngực phì đại độ 4. Xung quanh quầng vú bệnh nhân bị viêm, hoại tử, góc của các vết khâu cũng ứ dịch và hoại tử. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt lọc, làm sạch hai bên vú, chờ hồi phục mới tạo hình lại bầu ngực.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Đôn, thu nhỏ ngực là một loại hình thẫm mỹ khó, có thể gây ra các biến chứng do chảy máu, nhiễm trùng và mỡ theo dòng máu gây thuyên tắc mạch, nguy cơ tử vong cao. Do đó, loại hình này cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa, môi trường phòng mổ vô trùng, sử dụng kỹ thuật gây mê toàn thân, và có thể xử lý khi tai biến xảy ra.
Mỗi năm, có rất nhiều ca tai biến phẫu thuật thẩm mỹ do khách hàng làm ở những cơ sở thiếu uy tín khiến vừa mất tiền vừa ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ham rẻ hay tin vào các quảng cáo mà lựa chọn những cơ sở không uy tín, chưa được cấp phép đầy đủ.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Hữu Thịnh (Quản lý và Điều hành Khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ an toàn nên chọn phòng khám chuyên khoa tạo hình phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bệnh viện. Nếu là phòng khám sẽ có bảng hiệu “Phòng khám chuyên khoa Tạo hình phẫu thuật thẩm mỹ” do bác sĩ đứng tên chính, có chứng chỉ hành nghề kèm giấy phép hoạt động của Sở Y tế và danh mục các dịch vụ được cấp phép. Để biết thông tin trên bảng hiệu là thật hay giả, người dùng có thể lên trang web Sở Y tế tra tên bác sĩ sẽ có thông tin.
Nên gặp trực tiếp bác sĩ sẽ phẫu thuật cho mình để tham vấn thay vì chỉ gặp tư vấn viên hoặc bác sĩ không trực tiếp mổ. Trong cuộc trao đổi với bác sĩ, người nâng mũi sẽ trình bày nhu cầu phẫu thuật như thế nào… Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ tư vấn sẽ chọn phương pháp và vật liệu phẫu thuật, chuẩn bị các phương án xử trí trong trường hợp rủi ro có biến chứng, quyết định phương thức gây mê hay gây tê, vị trí sẹo nằm ở đâu, bao nhiêu phần trăm là sẹo lồi, bệnh nhân có dị ứng vật liệu hay không…
Phẫu thuật thành công cho nam thanh niên bị cụt chi do máy cắt cỏ
Mới đây, Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận anh N.T.H (34 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) bị đứt rời bàn chân do máy cắt cỏ.
Bị máy cắt cỏ cắt cụt chi do lưỡi dao văng ra
Theo vợ anh H. kể lại, khoảng 10 giờ ngày 15/03/2022 anh H. đang cắt cỏ thì bất ngờ bị lưỡi dao văng ra từ máy cắt cỏ cắt đứt rời cẳng chân trái. Y tế địa phương chỉ kịp ga rô cầm máu, sau 5 tiếng kể từ lúc tai nạn xảy ra, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện TWQĐ 108.
Hình ảnh bàn chân sau khi được nối.
Sau khi thăm khám, hội chẩn và đánh giá tình trạng tổn thương, TS. Nguyễn Viết Ngọc, trưởng kíp trực vi phẫu thuật đã quyết định thực hiện nhanh các xét nghiệm cơ bản để có thể triển khai phẫu thuật "trồng" lại phần chi đứt rời sớm nhất có thể.
Bệnh nhân được phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản, kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt lọc làm sạch tổn thương và thực hiện kỹ thuật vi phẫu để nối lại phần chi bị đứt rời cho người bệnh.
Sau 1 giờ phẫu thuật, hệ thống mạch máu đã được nối thông, cẳng bàn chân được cấp máu tốt, hồng ấm và hồi lưu rõ (cẳng bàn chân được cấp máu lại vào giờ thứ 7). Sau 4,5 giờ các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân.
Sau mổ bệnh nhân được dùng kháng sinh, giảm đau, giảm nề và thuốc chống đông. Ba ngày sau phẫu thuật, thay băng kiểm tra vết mổ khô và hồi lưu bàn chân tốt. Bệnh nhân tỉnh táo, ăn ngủ tốt.
Kiểm tra bàn chân sau phẫu thuật.
Theo TS. Nguyễn Viết Ngọc, bệnh nhân cần tiếp tục được theo dõi, chăm sóc vết thương. Sau khi ổn định ra viện cần được theo dõi khám lại định kỳ và tập phục hồi chức năng mới có thể đạt được kết quả tốt.
TS.Ngọc cho biết thêm, hàng năm khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận rất nhiều trường hợp người bệnh đứt rời các phần cơ thể như: Tay, chân, da đầu, môi, mũi, tai... do các nguyên nhân tai nạn khác nhau. Thời gian gần đây, có nhiều ca đứt rời chi thể do máy cắt cỏ... Vì vậy để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và bảo đảm an toàn lao động.
Mổ lấy thai và cắt u buồng trứng khủng cho thai phụ tại Quảng Bình Ngày 17/3, thông tin từ Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được biết, các bác sỹ của bệnh viện này vừa phẫu thuật lấy thai và cắt u nang buồng trứng lớn thành công cho một sản phụ. Theo đó, sản phụ H.T. Đ. (34 tuổi) trú tại xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), được chuyển đến Bệnh...