Hoa hồng – Vị thuốc thơm mát chữa nhiều bệnh
Nếu bị lở miệng, viêm họng hay băng huyết, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng một vị thuốc thơm mát, đó là hoa hồng đỏ.
Hoa hồng được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Dược liệu có mùi thơm, mát, không độc, thường được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa băng huyết: Lấy 20 gr cánh hoa hồng mới nở, ngâm với một lít nước sôi trong bình sành hoặc sứ có nắp đậy kín, trong khoảng 30 phút. Khi nước đã có màu đỏ, đem lọc rồi cho 50 gr đường vào khuấy tan. Mỗi lần uống 200 – 250 ml, uống đều đến khi máu cầm thì thôi.
Chữa rộp lưỡi, loét miệng, lở mồm: Ngâm 50 gr bột hoa (hoa sấy khô), tán nhỏ với 25 ml rượu trắng trong 24 giờ. Đem đun nhỏ lửa cho rượu bay đi, đến khi còn lại cắn sền sệt là được. Cho 30 gr mật ong vào đun nhẹ, quấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch chấm thuốc bôi vào chỗ rộp loét, ngày 2 – 3 lần.
Mật ong – hoa hồng đỏ nếu đem pha loãng với nước đun sôi để nguội (tỷ lệ hai thứ bằng nhau) và thêm vài hạt muối hoặc ít hàn the còn là thuốc súc miệng chữa viêm họng rất tốt.
Video đang HOT
Chữa tiêu chảy: Bột hoa hồng đỏ 15 – 20 gr uống mỗi ngày sau bữa ăn. Có thể phối hợp với các thứ thuốc khác như chè, gừng…
Theo tài liệu nước ngoài, nụ hoa hồng đỏ sắp nở được dùng chữa kinh nguyệt không đều dưới dạng nước sắc. Tinh dầu hoa hồng đỏ 1 – 2 giọt cho vào nước tắm có tác dụng chữa mất ngủ.
Theo PLXH
Thuốc nam giúp chị em "đều đặn"
Kinh tới trước kỳ hoặc sau kỳ, trước sau không nhất định, khi tới thì lượng nhiều hay ít quá, sắc đỏ hay đen, chất lỏng hay thành hòn cục, lại có tháng không tới mà không phải có thai, đau bụng dưới hoặc không đau, người mệt mỏi, kém sức khoẻ, như vậy gọi là kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt không đều có các thể khác nhau:
Huyết nhiệt: Kinh tới trước kỳ, lượng nhiều, sắc hồng sẫm hoặc tím đen hoặc có cục hòn, mùi hôi, có khi mặt đỏ, môi đỏ, miệng khô ráo, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch to, mạnh hoặc nhanh.
Bài thuốc: Củ gấu (chế) (hương phụ) 20g, ích mẫu 16g, rau má tươi 40g, cỏ nhọ nồi (sao) 40g, sinh địa 20g, chỉ xác (sao đen) 16g. Các vị cho vào ấm, đổ 800ml nước sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
Huyết hàn: Kinh tới sau kỳ, lượng ít, sắc nhợt, sắc mặt trắng nhợt, đau bụng liên miên, thích chườm nóng, rêu lưỡi trắng, mặt trầm trì không có sức.
Bài thuốc: Hương phụ 20g, ngải cứu (sao đen) 20g, gừng nướng 8g, bố chính sâm (tẩm gừng sao) 40g, rễ vú bò 16g. Các vị cho vào ấm, đổ 600ml nước sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
Rau má.
Huyết hư:
Kinh tới sau kỳ, ít, nhợt, loãng, người gầy yếu, sắc mặt vàng úa, môi, lưỡi móng tay nhợt, da khô khan, mắt hoa, hồi hộp ít ngủ, chất lưỡi mỏng, không rêu, mạch hư tế.
Bài thuốc: Hà thủ ô (chế) 40g, lá sung 40g, hương phụ 10g, ích mẫu 20g, ngải cứu 16g, đậu đen 40g, củ gai 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 450ml chia 3 lần uống trong ngày.
Khí huyết đều hư: Kinh rối loạn khi trồi khi sụt và có triệu chứng khí hư và huyết hư.
Bài thuốc: Hương phụ 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 12g, lá sung 20g, củ gai 20g, hà thủ ô 20g, rễ vú bò 16g, hoàng tinh 20g, sâm bố chính 20g. Cho 1 lít nước sắc còn 450ml, chia làm 3 lần uống.
Huyết ứ: Kinh tới sau kỳ, lượng ít, sắc bầm đen, có hòn cục, sắc mặt xanh xám, bụng dưới đau nắn không chịu được, máu cục ra được thì đỡ, ngực bụng đầy, đại tiện táo, nước vàng và ít, lưỡi hồng sẫm, mạch trầm, sáp.
Bài thuốc: Hương phụ 40g, ích mẫu 20g, ngải cứu 16g, mần tưới 30g, cỏ roi ngựa 30g, nghệ xanh 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 450ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Khí uất: Kinh tới trước hoặc sau kỳ không nhất định, lượng ít, có hòn cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần không thư thái; trước khi kinh tới, vú căng đau; kinh tới, bụng dưới đau lên tới ngực sườn, ợ hơi thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Bài thuốc: Hương phụ 40g, ô dược (sao) 20g, chỉ xác (sao) 16g, thanh bì (sao) 30g, dải nghệ (sao vàng) 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 600ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Lương y Vũ Quốc Trung
Theo SK&ĐS
Ăn nhiều đậu đen sẽ tăng khả năng thụ thai? Hiện nay trên một số diễn đàn thảo luận sôi nổi về việc ăn nhiều đậu đen để tăng khả năng thụ thai. Vậy hiệu quả của phương thuốc này đến đâu? Đậu đen có vị ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, chất béo, carbohydrate, canxi, photpho, sắt và các khoáng chất khác như carotene, các vitamin B1, B2, B12 và...