Hòa Bình đôn đốc đánh giá giáo viên, cán bộ thông qua hệ thống TEMIS
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản đôn đốc việc đánh giá giáo viên, cán bộ tại cấp tiểu học và trung học cơ sở trên hệ thống TEMIS.
Ảnh minh họa
Ngày 28/12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến có văn bản đôn đốc đánh giá giáo viên cốt cán cơ sở giáo dục phổ thông, theo chuẩn năm học 2020-2021 và nhập dữ liệu trên hệ thống TEMIS.
Theo nội dung văn bản, thực hiện Công văn số 3556/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021; Công văn số 505/CV-ETEP ngày 27/8/2021 của Ban Quản lý Chương trình ETEP – Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và công bố Báo cáo TEMIS.
Ngày 14/9 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2372/SGDĐT-TCCB về việc hướng dẫn đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020-2021 và nhập dữ liệu trên hệ thống TEMIS. Theo đó, thời gian quy định việc hoàn thành đánh giá chuẩn trên hệ thống TEMIS là đến ngày 20/10/2021.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại một số giáo viên cốt cán cấp tiểu học và trung học cơ sở chưa hoàn thành việc nhập dữ liệu đánh giá giáo viên, theo chuẩn năm học 2020-2021 trên hệ thống TEMIS.
Trước tình hình trên, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc hoàn thành việc tự đánh giá và tải/mô tả minh chứng của giáo viên phổ thông cốt cán cấp học tiểu học, trung học cơ sở trên hệ thống TEMIS trong ngày 29/12/2021.
“Quá thời hạn trên, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên sẽ không cấp chứng chỉ hoàn thành bồi dưỡng các modun nếu các giáo viên có tên trên (có danh sách đi kèm) không hoàn thành việc đánh giá chuẩn trên hệ thống TEMIS”, văn bản nêu.
TEMIS là hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục (theo từng tỉnh, huyện, trường và cá nhân).
Hệ thống sẽ thu thập thông tin về: Xu hướng phát triển nghề nghiệp của đội ngũ dựa trên đánh giá theo chuẩn; Theo dõi và ghi lại đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về các chương trình bồi dưỡng thường xuyên; Thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông làm căn cứ cho việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh chương trình, tài liệu và các phương thức tổ chức học tập, hỗ trợ bồi dưỡng.
Ngày 27/12, học sinh thành phố Vinh được đi học trở lại
UBND thành phố Vinh (Nghệ An) vừa có văn bản số 8602/UBND GDĐT về việc đón học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở (trừ khối 9) đi học trở lại từ ngày mai (27/12).
Lắp đặt máy đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn tự động ở cổng trường để kiểm tra sức khoẻ học sinh trước khi vào lớp. (Ảnh: Mỹ Hà).
Hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát, tỷ lệ người dân được tiêm vaccine phòng dịch đủ liều đạt cao. Người dân đã có ý thức hơn trong thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch, trong khi đó phân loại cấp độ dịch thành phố Vinh được xác định ở cấp độ 2.
Để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ học, UBND thành phố Vinh có văn bản số 8602/UBND GDĐT về việc đón học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở (trừ khối 9) đi học trở lại từ ngày 27/12.
UBND thành phố Vinh đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các phường, xã phối hợp các nhà trường có giải pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tiến hành phun khử khuẩn, tiêu độc tại các trường. Bên cạnh đó, vận động người dân không kinh doanh các mặt hàng ăn uống cho học sinh tại mỗi khu vực trước cổng trường, nghiêm cấm các hình thức bán hàng lưu động trước cổng trường.
Các trường xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại trường, thực hiện nghiêm túc phương án dạy học thích ứng với đại dịch tổ chức ký cam kết đối với giáo viên, phụ huynh học sinh và các điều kiện bảo đảm an toàn. Đồng thời thường xuyên theo dõi cập nhật, thống kê số học sinh thuộc diện F0, F1, F2 để báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định.
Đối với học sinh khi đến trường phải thực hiện phương án chia đôi trường, tổ chức dạy học 1 buổi, bắt buộc đeo khẩu trang trong và ngoài lớp học, khuyến khích việc đưa đón học sinh theo hướng "Một cung đường hai điểm đến".
Để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học sau nhiều tháng học trực tuyến tại nhà, các trường đã xây dựng các kế hoạch cụ thể từ việc thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19 đến việc đưa, đón học sinh hằng ngày. Các trường đã hoàn thành việc tổng vệ sinh, phun khử khuẩn, tiêu độc chăng dây phân luồng lối đi cho các khối, lớp. Nhà trường hạn chế tối đa việc tiếp xúc học sinh giữa các lớp. Hằng ngày, các em sẽ đến trường và tan học theo 2 cổng khác nhau để tránh tập trung đông người.
Nhiều trường học đã lắp máy đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn tự động để kiểm tra sức khỏe cho học sinh tới trường. Tại mỗi lớp học đều trang bị khẩu trang và nước sát khuẩn. Hiện học sinh từ khối 7 trở lên của toàn thành phố đã cơ bản hoàn thành tiêm mũi 1.
Sau khi đi học trở lại, các nhà trường sẽ ưu tiên các môn như Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ và Tin học. Trong đó, môn Tin học đã nhiều tháng nay học sinh chủ yếu chỉ được học lý thuyết chưa có cơ hội thực hành.
Thành phố Vinh cũng là địa phương cuối cùng ở Nghệ An tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh tiểu học và học sinh khối 6, 7, 8. Trước đó gần một tháng, thành phố đã tổ chức cho học sinh khối 9 đi học.
Sách bổ trợ là điểm tựa để học sinh khám phá tri thức "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" mang đến cho học sinh nhiều sự lựa chọn, hỗ trợ trong từng phân môn học. Hội Xuất bản Việt Nam, Công ty Đường sách TP.HCM cùng các nhà xuất bản, công ty sách đã cùng thực hiện "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" với hơn 600...