Hình ảnh chưa từng thấy ở trung tâm Dải Ngân hà qua Kính thiên văn James Webb
Kính thiên văn James Webb đã quan sát trung tâm Dải Ngân hà và tiết lộ những đặc điểm mới cũng như những bí ẩn trong khu vực hỗn hoạn này.
Điều đó có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về giai đoạn đầu của vũ trụ.
Khả năng quan sát không gian trong ánh sáng hồng ngoại của Kính thiên văn James Webb, vốn không thể quan sát bằng mắt thường đã ghi lại những chi tiết chưa từng thấy trong bức ảnh mới được NASA công bố ngày 20/11.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng James Webb để quan sát Sagittarius C, hay Sgr C, khu vực hình thành sao hoạt động mạnh mẽ nằm cách hố đen siêu nặng Sagittarius A* ở trung tâm Dải Ngân hà khoảng 300 năm ánh sáng.
Ảnh: NASA
Video đang HOT
“Hình ảnh từ James Webb thật đáng kinh ngạc. Dữ liệu khoa học chúng tôi nhận được từ nó thậm chí còn tốt hơn”, Samuel Crowe thuộc Đại học Virginia cho hay.
“Các ngôi sao lớn là những nhà máy tạo ra các nguyên tố nặng trong lõi hạt nhân của chúng, vì thế việc hiểu hơn về chúng giống như tìm hiểu về nguồn gốc của phần lớn vũ trụ”.
Nghiên cứu trung tâm Dải Ngân hà bằng Kính thiên văn James Webb có thể cung cấp những hiểu biết về việc có bao nhiêu ngôi sao hình thành ở đây cũng như liệu có ngôi sao siêu nặng nào có thể hình thành gần trung tâm thiên hà thay vì khu vực tay xoắn ốc của thiên hà hay không.
“Chưa bao giờ có bất kỳ dữ liệu hồng ngoại nào trong khu vực này với độ phân giải và độ nhạy như những gì chúng tôi thu được từ James Webb. Vì thế, chúng tôi đang quan sát được rất nhiều đặc điểm ở đây lần đầu tiên. James Webb tiết lộ các chi tiết với số lượng khó tin, cho phép chúng ta nghiên cứu về sự hình thành sao trong kiểu môi trường này theo cách gần như không thể thực hiện trước đó”, Crowe cho hay.
Ước tính có khoảng 500.000 ngôi sao lấp lánh trong bức ảnh này với đủ mọi kích cỡ và độ tuổi. Trong số đó có có một chùm các tiền sao – khu vực bụi và khí đậm đặc vẫn đang phát triển thành những ngôi sao hoàn chỉnh, bao gồm cả một tiền sao khổng lồ nằm ở trung tâm có khối lượng lớn gấp 30 lần Mặt trời.
“Trung tâm của thiên hà là môi trường vô cùng dữ dội, nơi mà các lý thuyết hình thành sao có thể được đặt trong những phép thử nghiêm ngặt nhất”, Jonathan Tan, Giáo sư nghiên cứu về thiên văn học tại Đại học Virginia cho hay.
Phát hiện bất ngờ về hành tinh giống Dải Ngân hà
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hiện tượng đáng chú ý - đó là một thiên hà giống Dải Ngân hà nằm ở vị trí xa xôi trong vũ trụ, thách thức những lý thuyết cơ bản về cách thức các thiên hà tiến hóa.
Thiên hà ceers-2112, được đội ngũ các nhà khoa học quốc tế phát hiện thông qua Kính Thiên văn James Webb.
Giống như thiên hà của chúng ta, ceers-2112 mới được phát hiện là một thiên hà xoắn ốc có thanh chắn và được cho là thiên hà xa xôi nhất kiểu này từng được phát hiện. Thanh chắn ở trung tâm của cấu trúc trên được tạo nên bởi các vì sao.
Ảnh minh họa: NASA
Ceers-2112 hình thành không lâu sau khi vụ nổ lớn Big Bang tạo ra vũ trụ (ước tính khoảng 13,8 tỷ năm) và thiên hà xa xôi này ra đời vào khoảng 2,1 tỷ năm sau đó.
Nếu xét tới khoảng cách giữa Trái Đất và các vật thể từ những ngày đầu vũ trụ ra đời, khi các kính thiên văn như James Webb quan sát ánh sáng từ những khu vực xa xôi, điều đó giống như nhìn về quá khứ.
"Điều bất ngờ là phát hiện này cho thấy các thiên hà giống như thiên hà của chúng ta đã tồn tại cách đây 11.700 triệu năm, khi mà vũ trụ mới chỉ bằng 15% tuổi đời của nó hiện tại", chủ nhiệm nghiên cứu Luca Costantin cho hay trong một thông báo. Ông đang là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha thuộc Centro de Astrobiologiá ở Madrid.
Phát hiện trên, sử dụng công cụ phát hiện ánh sáng có độ nhạy cao của James Webb đang thay đổi hiểu biết của các nhà khoa học về sự hình thành thiên hà và giai đoạn đầu của vũ trụ.
"Việc tìm ra ceers-2112 cho thấy các thiên hà trong giai đoạn đầu của vũ trụ có thể sắp xếp trật tự như Dải Ngân hà. Điều này gây bất ngờ bởi các thiên hà thường hỗn loạn trong giai đoạn này và hầu như rất ít thiên hà có cấu trúc tương tự Dải Ngân hà", Alexander de la Vega, đồng tác giả nghiên cứu, hiện là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học California nói.
Các nhà thiên văn học từng cho rằng các thiên hà xoắn ốc có thanh chắn như Dải Ngân hà phải cho tới khi vũ trụ bằng ít nhất một nửa tuổi của nó bây giờ thì mới xuất hiện bởi vì quá trình tiến hóa thiên hà phải mất hàng tỷ năm trước khi các ngôi sao trong thiên hà có thể hình thành nên các thanh chắn ở trung tâm.
Các thanh chắn định hình khi các ngôi sao trong thiên hà xoắn ốc quay một cách trật tự, giống như ở Dải Ngân hà hiện nay và các nhà thiên văn học không nghĩ các thiên hà ban đầu có đủ sự ổn định để các thanh chắn hình thành.
"Tuy nhiên, phát hiện về ceers-2112 cho thấy sự tiến hòa này chỉ mất 1 tỷ hoặc chưa tới 1 tỷ năm", ông de la Vega nói.
"Gần như tất cả thanh chắn đều được tìm thấy trong thiên hà xoắn ốc. Thanh chắn trong ceers-2112 cho thấy các thiên hà trưởng thành và hoạt động trật tự nhanh hơn nhiều những gì chúng ta từng nghĩ trước đó. Điều này tức là một số khía cạnh trong lý thuyết về sự hình thành và tiến hóa của thiên hà cần xem lại".
Kính thiên văn James Webb ghi lại hình ảnh ngôi sao xa xôi nhất trong vũ trụ Các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính thiên văn James Webb để ghi lại hình ảnh Earendel - ngôi sao xa xôi nhất trong vũ trụ từng được phát hiện. Earendel là ngôi sao xa xôi nhất từng được phát hiện khi mà ánh sáng của nó phát ra từ thời kỳ đầu tiên vũ trụ ra đời. Ước tính vũ...