Hiệu trưởng làm gì để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thành công
Để có chương trình giáo dục nhà trường, hiệu trưởng phải có chiến lược, hướng đi đúng đắn.
Ngày 3/11, trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn ( quận Lê Chân, Hải Phòng) tổ chức chương trình tọa đàm “Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường kinh nghiệm từ trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Hà Nội”.
Tại buổi tọa đàm, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền đưa ra câu hỏi “Hiệu trưởng cần làm gì để xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thành công?”.
Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chúng ta chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Từ đó, mang lại những thay đổi sâu sắc và tích cực trong mỗi cá nhân học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy, học tập sáng tạo và đổi mới.
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền phát biểu tại tọa đàm (Ảnh: Phương Linh)
“Các thầy cô phải tạo phẩm chất, năng lực cho học sinh nhưng không chỉ bằng cách học trên lớp, học những bài học trong sách giáo khoa mà như lâu nay chúng ta vẫn làm mà phải bắt đầu từ chương trình giáo dục.
Trong chương trình, chúng ta có những quy định về yêu cầu cần đạt của từng môn học, từng lớp học, từng chủ đề.
Nhà trường sẽ chủ động tùy vào điều kiện để bố trí thời gian cho từng chủ đề, đạt yêu cầu cần đạt của học sinh.
Đây là tính linh hoạt, chủ động rất sáng tạo của nhà trường để chúng ta phát triển năng lực, phẩm chất thực sự của học sinh.
Vậy để có chương trình giáo dục nhà trường, hiệu trưởng phải có chiến lược, hướng đi đúng đắn.
Tầm nhìn của nhà trường, học sinh của nhà trường phải đạt được yêu cầu này thì kế hoạch phải hướng theo chương trình giáo dục nhà trường.
Đấy là nền tảng để chúng ta có một chương trình giáo dục nhà trường tốt và đúng đắn” Phó Giáo sư. Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền cho biết.
Cũng theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng trong triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gồm: Lãnh đạo việc hình thành tư duy hệ thống cho mọi thành viên; Chia sẻ tầm nhìn cho mọi thành viên trong nhà trường; Tạo ra những thách thức và tư duy đổi mới và Lãnh đạo nhà trường xây dựng tổ chức học tập hay nhà trường biết học hỏi.
Tại chương trình, với kinh nghiệm gần 20 năm làm quản trị cho các tập đoàn lớn từ Việt Nam cho đến nước ngoài, bà Phan Thị Hồng Dung – Tổng Giám đốc công ty FCE Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ Mạng lưới Quản lý giáo dục Việt Nam đã chia sẻ với các thầy cô một số câu chuyện thực tế từ quan điểm của những nhà quản trị doanh nghiệp đối với học sinh khi tốt nghiệp ra trường.
Video đang HOT
Diễn giả Phan Thị Hồng Dung chia sẻ quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp (Ảnh: Phương Linh)
“Khi sử dụng lao động, tôi thấy một vấn đề bất cập vô cùng lớn là các em học sinh của chúng ta khi ra trường hầu như không thích nghi được với cuộc sống thực.
Sau khoảng 15 năm học tập để chuẩn bị cho hành trang tương lai thì các em sẽ luôn bị mất thêm khoảng 5 năm đầu đời trong sự nghiệp là bị mất phương hướng, không thể thích nghi được.
Đối với người trực tiếp sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, đây là bài toán vô cùng đau đầu khi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh bởi vì đội ngũ lao động chưa đáp ứng được năng lực.
Chúng tôi đã có rất nhiều nghiên cứu và đều thừa nhận tính hiệu quả của người lao động nó là phẩm chất, năng lực mà cần được đào tạo, hướng dẫn các em khi còn nhỏ, thậm chí khi còn học tiểu học.
Trung học cơ sở đến trung học phổ thông là bắt đầu muộn rồi vì lúc đó những phẩm chất, năng lực đã được hình thành tương đối cứng cáp rồi.
Sau gần 20 năm, tôi thấy rằng nếu mình cứ tập trung ở trong doanh nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao năng suất lao động của người Việt Nam thì đó là hướng đi chưa thực sự hiệu quả.
Tôi quyết định quay sang lĩnh vực giáo dục, với những trải nghiệm thực tế đó liệu mình có thể hỗ trợ thêm cho các nhà trường cách chúng ta giáo dục học sinh từ độ tuổi “vàng”, có thể phát triển tốt.
Theo tôi, yếu tố để thành công trong cuộc sống cần phải có phẩm chất chứ không chỉ có chuyên môn.
Chuyên môn chúng ta có thể học được rất nhanh nhưng phẩm chất về ý chí quyết tâm, tinh thần thích ứng với mọi sự thay đổi và khả năng làm chủ bản thân trong mọi tình huống theo tôi cần phải gieo trồng từ nhỏ thì mới có thể có bản lĩnh đó để đương đầu với cuộc sống” diễn giả Phan Thị Hồng Dung chia sẻ.
Qua triết lý về các giải pháp chuyển đổi toàn diện trường học “Lãnh đạo bản thân” diễn giả Hồng Dung mong muốn góp phần giúp thầy cô có thể nắm bắt được một số nguyên tắc để áp dụng được với trường học của mình.
Cách các nhà trường tiếp cận hiệu quả cho mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Qua đó, hỗ trợ các nhà trường cách giáo dục học sinh từ độ tuổi “vàng” để các em có thể phát triển toàn diện trong tương lai.
Lấy phẩm chất cốt lõi của con người bên trong làm nền tàng, điểm tựa, kim chỉ nam để dẫn lối cho một con người trưởng thành và phát triển.
Sau khi lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia trong buổi tọa đàm, đại diện các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố bày tỏ đây là chương trình tọa đàm rất bổ ích mang đến nhiều ý tưởng và cảm hứng đổi mới giáo dục cho họ trong thời gian sắp.
Ch ương trình tọa đàm rất bổ ích mang đến nhiều ý tưởng và cảm hứng đổi mới giáo dục cho người đứng đầu cơ sở giáo dục ở Hải Phòng (Ảnh: Phương Linh)
Thầy giáo Nguyễn Minh Quý – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn chia sẻ quan điểm: “Cốt lõi của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là chuyển đổi việc dạy học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình giáo dục mỗi nhà trường được xây dựng phù hợp với từng cơ sở giáo dục và địa phương, tuy nhiên không thể làm mất đi điều này.
Chương trình ” Lãnh đạo bản thân” trên cơ sở của việc thực hiện 7 thói quen hiệu quả góp phần cùng với các chương trình giáo dục trong nhà trường tạo ra những thế hệ học sinh được phát triển với hài hòa giữa đức và tài, có phẩm chất, năng lực và kỹ năng một cách bền vững.
Tôi cũng tán đồng với chia sẻ của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền về vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Người Hiệu trưởng phải là người truyền lửa đổi mới, là người thu hút các nguồn lực và chịu trách nhiệm trước việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của mỗi nhà trường.
Hiệu trưởng không thể thụ động mà phải chủ động, phải chịu khó học tập để hiểu sâu sắc nhất về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thời gian đã rất cận kề nên các Hiệu trưởng trung học phổ thông bắt buộc phải đi trước đón đầu, tham mưu với các cấp lãnh đạo và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại đang hiện hữu tại địa phương, đơn vị trong việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, có những khó khăn về việc chuẩn bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ và chương trình đào tạo”.
Đổi mới Chương trình, SGK lớp 1: Học sinh được phát triển toàn diện
Sau 1 năm triển khai CT, SGK mới ở lớp 1 đã ghi nhận những chuyển biến tích cực từ việc dạy và học tại các nhà trường. Kết quả bước đầu đã trở thành tiền đề quan trọng để triển khai lớp 2, 6 ở năm học 2021- 2022.
Ghi nhận những kết quả tích cực sau 1 năm triển khai CT, SGK mới ở lớp 1
Hướng đi đúng của đổi mới giáo dục
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt- Ngữ văn, bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", khẳng định: Từ thực tiễn sau một năm triển khai Chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) mới ở lớp 1 cho thấy tín hiệu tích cực. Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện để các nhóm tác giả SGK biên soạn theo những quan điểm khác nhau; người dạy, người học được sử dụng SGK một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với thực tiễn từng địa phương.
Về phía giáo viên (GV), học sinh (HS), phụ huynh đón nhận SGK mới tích cực. Đối với HS sự thay đổi lớn nhất là các em đã mạnh dạn, tự tin và học tập hứng thú.
Mặt khác, các kĩ năng cơ bản như đọc, viết, nói và nghe của các em đều đạt ở mức cao hơn so với HS lớp 1 những năm trước đây. GV cũng tích cực đổi mới, đặc biệt khi được trao quyền chủ động đã linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK. Bản thân thầy cô cũng được khích lệ trước những thay đổi của HS.
Để triển khai CT, SGK mới trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả tốt, cần phải nỗ lực, cải thiện về nhiều mặt. Trước hết tổ chức tốt hơn nữa công tác biên soạn, thẩm định SGK, tập huấn GV dạy học SGK mới và triển khai kế hoạch dạy học ở các địa phương. Công tác tập huấn, triển khai kế hoạch dạy học ở các địa phương cần được đánh giá đầy đủ để phát huy thành quả, kinh nghiệm trong những năm tới.
Bộ GD&ĐT, các nhà xuất bản (NXB), tác giả chương trình và SGK..., cần giúp xã hội hiểu rõ hơn về đổi mới giáo dục, từ đó cảm thông với khó khăn, thách thức cần vượt qua. Như vậy công chúng sẽ có những đánh giá công tâm hơn về những gì mà ngành Giáo dục đang làm...
Về phía các NXB, tác giả SGK cần lắng nghe các nhận xét, góp của các nhà quản lí, giáo viên, phụ huynh HS và công chúng nói chung với tinh thần cầu thị.
Sự thấu hiểu, đồng cảm từ tất cả các bên có liên quan và môi trường trao đổi chân thành, thẳng thắn có mối quan hệ nhân quả rất khăng khít. Tất cả đều là điều kiện thiết yếu cho đổi mới giáo dục.
CT, SGK lớp 1 được học sinh vùng cao tiếp nhận hiệu quả
Học sinh phát triển toàn diện
Đánh giá kết quả của HS lớp 1 theo yêu cầu cần đạt của chương trình đối với các môn học, năng lực, phẩm chất; quy định về đánh giá HS tiểu học đối với lớp 1 từ UBND thành phố Hà Nội cho thấy HS lớp 1 đã tự tin, tự chủ hơn trong giao tiếp, mặt bằng chất lượng HS lớp được nâng lên so với những năm trước. Các năng lực về ngôn ngữ (đọc - viết Tiếng Việt) và tính toán cũng phát triển nhanh hơn.
Hết học kỳ 1, cơ bản HS đã có thể đọc trơn, một số em đã đọc thành thạo được văn bản. Sớm biết đọc biết viết đã giúp HS có công cụ để học các môn học khác tốt hơn so với cùng thời điểm khi HS học lớp 1 của SGK chương trình cũ.
HS cũng tích cực hơn, nhiều em tiến bộ nhanh. Nội dung các bài học trong SKG mới đa dạng, ngữ liệu có tranh minh họa giúp GV, HS và cha mẹ dễ nhận biết, hiểu rõ nghĩa, bài tập thực hành.
Các em đã bắt nhịp vào môi trường giáo dục mới, chủ động trong việc học; với các phương pháp dạy học linh hoạt, nhiều trò chơi, ngoài SGK, GV sử dụng ngữ liệu gắn liền với cuộc sống nên các em tiếp cận kiến thức nhanh, hào hứng học tập và gần gũi với cô giáo; giờ học trở nên sinh động, sôi nổi. HS được phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chất.
Chị Nguyễn Thu Hòa- phụ huynh có con học lớp 1 Trường TH Trung Thành (Gia Lâm - Hà Nội) cho biết: Theo dõi quá trình con học lớp 1 tôi thấy việc học theo CT, SGK mới của con không gặp khó khăn. Ngay cả khi dư luận ồn ào vấn đề chương trình nặng, sách có "sạn" thì con vẫn cho rằng những câu chuyện trong SGK hay, con hiểu và thích đọc, thích học và việc học không gặp vướng mắc hay áp lực.
Đáng nói, trước khi con vào lớp 1, gia đình hoàn toàn không cho học trước chương trình chỉ tổ chức một số trò chơi để trẻ vừa học vừa vui, biết nhận diện mặt chữ, số một cách tự nhiên. Trong quá trình con học tập, gia đình chủ yếu trao đổi cùng con vấn đề trường lớp. Còn vấn đề luyện đọc, viết, làm bài tập gần như đều do GV hướng dẫn và giúp trẻ học tại trường. Về nhà con chỉ đọc thêm sách, truyện ngắn...
Học sinh lớp 1 được phát triển toàn khi triển khai CT, SGK mới
Tựu trung, CT GDPT 2018 không gây nặng nề cho HS, trẻ dễ tiếp thu và học hiệu quả. Hết lớp 1 con đã đọc thông, viết thạo, thích đọc truyện, sách, kể chuyện theo tranh. Con kết thúc năm học lớp 1 gia đình hoàn toàn yên tâm về CT, SGK lớp 1 mới và năm nay con bước vào lớp 2 đã có tiền đề khác vững chắc dù đang học trực tuyến.
Cô Trần Nguyễn Phương Linh, GV lớp 1 Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc) khẳng định: So với CT GDPT hiện hành, CTGDPT 2018 ở lớp 1 không chỉ cung cấp kiến thức mà phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực. 3 yếu tố này góp phần hình thành và phát triển hài hòa trong một HS...
Sau 1 năm triển khai CT, SGK lớp 1 mới HS đọc tốt, đọc được câu, bài, văn bản dài với tốc độ đọc nhanh hơn so với học theo CTGDPT hiện hành. Các dạng bài tập trong vở bài tập cũng không gây khó khăn cho HS mà ngược lại giúp phát huy tối đa năng lực.
Với chương trình mới HS được tăng hoạt động trải nghiệm, HS được nói, được làm, thể hiện năng lực nhiều hơn nhờ vậy đã chủ động lĩnh hội tri thức, tự tin trong giao tiếp, học tập. Là tiền đề bước vào học lớp 2 hiệu quả.
Thách thức khi đầu tư giáo dục đại học - Bài 2: Nhà đầu tư phải có tầm nhìn dài hạn Việc thay đổi hiệu trưởng liên tục sẽ khiến cả hệ thống phải chựng lại để thích nghi với cái mới, không những ảnh hưởng tâm lý đến người học mà còn ảnh hưởng đến cả đội ngũ người lao động của trường, vì họ sẽ phải thích nghi với cách điều hành, quản lý mới, chủ trương mới, chương trình hay phương...