Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần biết
Tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình có thể gây ra một vài khó chịu đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này còn cảnh báo một vài vấn đề về sức khoẻ bà bầu cần biết.
Việc thai nhi đạp gần cửa mình khi mẹ bầu mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 được biết đến là một hiện tượng bình thường và hầu hết mọi phụ nữ mang thai đều xuất hiện hiện tượng này.
Cũng trừ một vài trường hợp mẹ bầu có thể đau tới mức không chịu được và kèm theo đó là dấu hiệu xuất huyết hoặc xảy ra những bất thường ở cửa mình mẹ mới cần đến thăm khám bác sĩ.
1. Hiện tượng thai nhi thúc xuống cửa mình
Mẹ bầu ở tháng thứ 5 trở đi, lúc này bụng bầu đã nhô lên rõ rệt. Khi đó, cơn gò tử cung cũng xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn dù chỉ thoáng qua với khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 15 giây hoặc dài nhất kéo dài 1 phút mà mẹ có thể cảm nhận được.
Thông thường, các cử động của thai nhi như máy hay đạp mạnh về đêm bà bầu đều cảm nhận thấy rõ ràng hơn. Đối với thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, cơn gò sinh lý và dấu hiệu chuyển dạ giả cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhẹ. Một vài trường hợp mẹ bầu có thể thấy hơi đau khi thai máy mạnh. Do đó, biểu hiện gò cứng bụng hoặc thai nhi đạp ngay cửa mình trong 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn bình thường.
Khi thai 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu khó có thể cảm nhận được cơn đau ở cửa mình vì thai nhi còn nhỏ. Nhưng sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, khi tử cung to ra và chèn vào một số cơ quan trên cơ thể như bàng quang hay trực tràng khiến cho thai phụ xuất hiện cảm giác tức vùng cửa mình hoặc còn gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt.
Các cử động của thai nhi như máy hay đạp mạnh về đêm bà bầu đều cảm nhận thấy rõ ràng – Ảnh Internet
Mẹ bầu chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai theo đúng lịch hẹn mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý ở 3 tháng cuối thai kỳ cần tránh ngồi xổm, ngồi bệt và mẹ bầu chỉ nên ngồi ở những ghế có chỗ tựa, tựa lưng sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau lưng và đỡ tức bụng hơn.
2. Thai nhi đạp gần cửa mình ở tháng cuối thai kỳ
Tình trạng đau nhức cửa mình khi mang thai mẹ bầu vẫn biết đây là hiện tượng bình thường. Đối với hiện tượng này còn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian. Chưa kể, mức độ đau của mẹ bầu cũng có thể không ổn định, mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, nhiều mẹ bị đau dữ dội.
Mẹ bầu cần biết, khi thai nhi càng lớn thì kích thước của tử cung mở ra và chèn ép lên vùng xương chậu cũng khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau cửa mình hơn khi mang bầu. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất lượng hormone Relaxin và làm các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé.
Video đang HOT
Đặc biệt, thai nhi ở thời điểm này sẽ năng động hơn, kèm theo đó là sự thay đổi hormone cũng khiến mẹ bị đau buốt cửa mình nhiều hơn. Trong khi đó, áp lực dồn lên vùng chậu quá tải cũng dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị đau lưng, xuất hiện kèm theo tình trạng chuột rút, đau nhức mình mẩy và kèm theo đó là cả đau vùng kín.
Khi bà bầu ở tháng cuối thai kỳ và xuất hiện hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình gây đau buốt từng cơn, ra máu âm đạo thì còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bà bầu sắp sinh, cần nhânh chóng đến bệnh viện.
Thai nhi đạp gần cửa mình vào tuần cuối còn là dấu hiệu cảnh báo mẹ chuẩn bị chuyển dạ – Ảnh Internet
3. Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình có nguy hiểm không?
Một vài hiện tượng có thể gây ra bất thường khi thai nhi ở tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bầu bất ngờ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như: sùi mào gà, mụn rộp sinh học,… Những bệnh này sẽ gây ra dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức đề kháng của bà bầu.
Chưa kể, một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa ở bà bầu còn có thể tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng nhẹ có thể khiến bé dừng tăng cân, nếu nặng thậm chí còn có thể khiến bé bị dị tật hoặc chết lưu vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy, ngay khi xuất hiện các hiện tượng bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ và tới bệnh viện uy tín để được điều trị theo phác đồ riêng với các loại kháng sinh và thủ pháp điều trị không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
4. Thai nhi đạp ở bụng dưới
Hiện tượng em bé tích cực đạp ở bụng dưới hơn, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nếu điều này lặp lại với một vài điều kiện cụ thể như:
- Khi mẹ ăn no, bé sẽ đạp nhiều hơn, đây là hiện tượng bình thường vì dạ dày của mẹ được nạp nhiều thức ăn khiến bé được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
Đọc thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào?
- Môi trường quá ồn cũng là nguyên nhân khiến bé đạp bụng dưới nhiều hơn.
Em bé đạp ít hoặc đạp nhiều còn có thể là nhiều vấn đề khác nhau vì thời điểm này cũng có thể mẹ sinh non hoặc chuyển dạ sớm – Ảnh Internet
- Tư thế nằm của mẹ cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới bé, nếu mẹ nằm nghiêng bên trái bé sẽ đạp nhiều hơn vì đây là tư thế nằm làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Ngoài ra, em bé đạp ít hoặc đạp nhiều còn có thể là nhiều vấn đề khác nhau vì thời điểm này cũng có thể mẹ sinh non hoặc chuyển dạ sớm cần nhanh chóng mổ lấy thai.
5. Hướng dẫn mẹ cách giảm đau buốt khi mang thai
Có thể mẹ gặp phải hiện tượng đau buốt cửa mình thường xuyên khi mang thai, mẹ bầu có thể lựa chọn một số mẹo có tác dụng giảm đau cho bà bầu dưới đây:
- Tắm nước ấm, mẹ bầu nên dành thời gian để massage khuông xương chậu mỗi lần đi tắm.
- Mẹ bầu có thể kê chân cao hơn hoặc gác chân lên gối mềm cũng có tác dụng tăng lưu thông máu tới khu vực xương chậu.
- Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, đây là cách giảm áp lực lên xương chậu.
- Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp như tập thiền, yoga,… có tác dụng giúp lực thông máu.
- Tắm nước nóng đối với bà bầu giúp bà bầu thư giãn và giải tỏa cơn đau mỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ngâm mình trong bồn nước nóng không được khuyến khích.
Hi vọng những kiến thức mà mẹ bầu cần biết thề hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình dưới đây giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Có 4 thay đổi này trong tam cá nguyệt thứ 3, chứng tỏ mẹ đang khỏe mạnh còn bé yêu thì lớn lên từng ngày
Mẹ bầu hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình để biết thai nhi trong bụng có khỏe mạnh không nhé!
1. Xương mu bị đau
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu bị đau xương mu, điều đó có thể cho thấy em bé đang phát triển tốt. Vì trong tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể các mẹ bầu đang chuẩn bị trước cho việc bắt đầu sinh nở. Đau vùng xương mu chứng tỏ khung xương chậu đã bắt đầu tách ra, giúp em bé dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần theo dõi cơn đau xương mu của mình. Nếu mẹ bầu hơi đau, bạn có thể hỏi bác sỹ về tình trạng của mình để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, một số mẹ bầu bị đau xương mu dữ dội thì cần áp dụng một số phương pháp để giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn.
2. Đi tiểu thường xuyên
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung sẽ tăng lên đáng kể về kích cỡ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống cổ tử cung, gây kích thích bàng quang, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Bình thường, mẹ bầu chỉ dậy vào ban đêm 1-2 lần nhưng đến cuối thai kỳ, bạn có thể phải dậy 3-4 lần để đi tiểu. Thậm chí, một số mẹ bầu không dám đi xa vì thường phải đi vệ sinh mọi lúc mọi nơi.
3. Các cơn co thắt giả xuất hiện
Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng thường căng tức, đôi khi có cảm giác thai nhi bị căng tức sau một thời gian hoạt động nhiều. Đây có thể là một cơn co thắt giả, kéo dài dưới 30 giây mỗi lần và thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Nếu bạn bị co thắt giả, bạn có thể thay đổi tư thế, điều này có thể giúp bạn thoải mái hơn. Và hiện tượng này cũng cho thấy thai nhi rất khỏe mạnh.
4. Tăng cảm giác thèm ăn
Thai nhi dần đi vào khoang chậu vào khoảng tuần thứ 32, sự chèn ép của các cơ quan khác sẽ giảm đi khiến mẹ bầu ăn ngon miệng hơn và thở cũng dễ dàng hơn. Đương nhiên, lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn hơn để bổ sung lượng năng lượng nhất định cho cơ thể. Sự thay đổi khẩu vị của mẹ bầu cho thấy thai nhi đã vào khung chậu thành công và vị trí của thai nhi đã tương đối ổn định.
Hầu hết những khó chịu về cơ thể khi mang thai 3 tháng giữa là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Sự thay đổi tâm trạng của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi.
Nếu bạn có biểu hiện hoặc phản ứng lạ, bạn cần liên hệ với bác sỹ để được giúp đỡ càng sớm càng tốt. Mong rằng mẹ bầu nào cũng có thể vượt qua tam cá nguyệt thứ 3 một cách suôn sẻ và sinh con khỏe mạnh, thông minh!
Bà bầu cảnh giác với ký sinh trùng Toxoplasma Ký sinh trùng Toxoplasma Gondii xâm nhập cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn chưa chín kỹ và gây bệnh ở hầu hết các cơ quan, nhưng chủ yếu là não, hệ cơ (bao gồm cả cơ tim)... Chính vì vậy, bà bầu cần cảnh giác với loại ký sinh trùng này. Đây là một loại...