Hết sốt chưa chắc đã khỏi sốt xuất huyết
Mọi người không nên chủ quan với triệu chứng hết sốt khi mắc bệnh sốt xuất huyết vì đây có thể là giai đoạn bệnh dễ trở nặng nhất.
Con tôi mắc sốt xuất huyết đến nay là ngày thứ 5 đã đỡ sốt. Mọi người bảo đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Điều này có đúng không thưa bác sĩ?
Bác sĩ Dương Quốc Hiền, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Ở nước ta, bệnh có mặt quanh năm nhưng thường tăng nhiều vào các tháng mùa mưa, khoảng tháng 4-11.
Sau khi bị muỗi truyền virus 3-6 ngày, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn.
Video đang HOT
Giai đoạn 1 là lúc người bệnh nhiễm virus huyết, thường kéo dài 2-5 ngày. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sốt cao liên tục, đau đầu, đau mỏi người, đau nhức vùng hốc mắt, có thể đau họng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Các biểu hiện này không đặc hiệu và cũng tương tự như các sốt virus khác. Bệnh nhân có thể chỉ cần uống thuốc hạ sốt, uống dung dịch oresol tăng cường ăn hoa quả, bổ sung vitamin và có thể điều trị theo đơn tại nhà.
Nếu mới nhiễm virus Dengue lần đầu, người bệnh tự khỏi sẽ sau 7-8 ngày. Nếu người bệnh tái nhiễm virus Dengue type khác, bệnh có thể diến biến nặng tlên các giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2 là tăng thấm thành mạch và giảm tiểu cầu, kéo dài 2-3 ngày. Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, dễ dẫn đến biến chứng nặng, người bệnh nên đến điều trị tại các cơ sở y tế.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đỡ sốt nhưng có tình trạng giảm tiểu cầu trong máu và tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch và cô đặc máu. Người bệnh có thể xuất hiện các nốt chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh hoặc kinh nguyệt bất thường.
Khi tiểu cầu hạ quá nhiều, bệnh có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt. Nếu có hiện tượng thoát dịch và cô đặc máu nhiều, người bệnh có thể dẫn đến sốc Dengue rất nguy hiểm. Lúc này, tùy thuộc tình trạng thoát dịch, hạ tiểu cầu nhiều hay ít, bác sĩ sẽ quyết định có truyền dịch, truyền máu cho người bệnh hay không.
Người bệnh có các dấu hiệu đe dọa như ệt lả, nôn hoặc buồn nôn liên tục, bứt rứt vật vã, chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc kinh nguyệt kéo dài ở người lớn; li bì, bỏ bú, đái ít, tay chân lạnh ở trẻ nhỏ cần phải đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Giai đoạn 3 là lúc cơ thể tái hấp thu dịch và hồi phục tiểu cầu. Sau khi thoát dịch 24-48 giờ, cơ thể sẽ tái hấp thu dịch lại. Giai đoạn này không nên truyền dịch vì có thể gây quá tải dịch.
Nguy hiểm khi người tiểu đường mắc sốt xuất huyết
Thời gian qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thường xuyên tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng kèm bệnh nền đái tháo đường, tiểu cầu giảm sâu, nguy cơ xuất huyết cao.
Vào nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục kèm đau mỏi người, đau cơ xương khớp, bà L.T.N (66 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) có hiện thượng chảy máu chân răng, tiểu cầu giảm cực thấp, ở mức 6 G/L (bình thường từ 150 - 400 G/L).
Bà được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân điều trị đái tháo đường typ 2, cao huyết áp, rối loạn lipid máu trên 10 năm.
Theo ThS.BS. Phạm Hồng Quảng, phụ trách Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất sâu trong quá trình điều trị. Do vậy, kíp điều trị phải theo dõi sát sao, đồng thời cân nhắc kỹ chỉ định việc truyền tiểu cầu vì những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình truyền như gây dị ứng, sốc, lây nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm thông qua truyền máu.
Vết bầm tím xuất huyết trên tay bệnh nhân.
Mặc khác, bệnh nhân còn mắc đái tháo đường type 2, huyết áp cao nên việc bù dịch gặp khó khăn, sức đề kháng của người bệnh kém, sẽ chậm hồi phục, việc điều chỉnh đường huyết sẽ càng gặp khó khăn hơn do tình trạng nhiễm trùng làm tăng đường máu.
BS Quảng còn cho biết thêm, số lượng tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao, hệ miễn dịch suy giảm dễ dẫn tới bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi...
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh tình của bà N đã chuyển biến tốt, hết sốt, hết chảy máu chân răng, ăn uống ngon miệng, người khỏe, đường máu, huyết áp ổn đinh. Tiểu cầu trên 100 G/L và có thể xuất viện.
Theo khuyến cáo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc máu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.
"Hiện nay không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu, vì vậy những người bệnh đái tháo đường cần có các biện pháp phòng tránh mắc bệnh. Nếu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người bệnh có tiền sử đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, theo dõi, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn như xuất huyết, hội chứng sốc Dengue. Đặc biệt, không tự ý điều trị tại nhà", BS Quảng khuyến cáo.
Hai bệnh truyền nhiễm đang gia tăng ở TP.HCM So với trung bình 4 tuần trước, số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM trong tuần 20 tăng tới 51%. Bàn tay của một bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: Shuttertock. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 20 (13-19/5), toàn thành phố ghi nhận 587 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng...