Hệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cách
Để giảm cân, anh L. đã thử qua không ít phương pháp – từ trà thải độc, detox đến ăn kiêng nghiêm ngặt, thậm chí nhịn ăn hoàn toàn.
Tuy nhiên, kết quả mà anh nhận được là căn bệnh đau dạ dày dai dẳng.
Hệ lụy sức khỏe
Để giảm cân, anh L. đã thử qua không ít phương pháp – từ trà thải độc, detox đến ăn kiêng nghiêm ngặt, thậm chí nhịn ăn hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả mà anh nhận được không chỉ là cân nặng không thay đổi mà còn phải đối mặt với căn bệnh đau dạ dày dai dẳng.
Giảm cân là một quá trình dài và cần sự kiên trì. Ảnh minh họa
Anh Đ.Đ.L. (24 tuổ.i, TP.HCM) vốn dĩ là một chàng trai mũm mĩm từ nhỏ. Suốt những năm học phổ thông, cân nặng của anh tăng đều đặn, mỗi năm ít nhất 7-8 kg.
Điều này khiến anh luôn cảm thấy tự ti khi bị bạn bè trêu chọc với những câu như “ Sao mập thế”, “Mập như heo”… Chính vì vậy, anh bắt đầu tìm kiếm các phương pháp giảm cân từ khi còn đi học, đặc biệt là những quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội. Lén lút mua các loại trà thải độc giảm cân, detox để pha uống.
Ban đầu, anh L. giảm được vài kg, nhưng chỉ dừng ở đó, và mỗi khi ngừng uống trà giảm cân, cân nặng của anh lại quay về mức cũ, thậm chí còn tăng lên. Anh cảm thấy xấu hổ và thường né tránh khi ai đó hỏi về vấn đề cân nặng của mình.
Không dừng lại ở đó, anh L. tiếp tục thử nghiệm các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Một số ngày anh nhịn ăn hoàn toàn, với hy vọng giảm cân nhanh chóng. “Tôi biết như vậy là có hại cho sức khỏe nhưng vì muốn giảm cân, tôi vẫn cố gắng nhịn”, anh tâm sự.
Tuy nhiên, hậu quả không thể tránh khỏi. Anh bắt đầu cảm thấy những cơn đau dạ dày. Ban đầu, chỉ là những cơn đau nhẹ, nhưng anh L. chủ quan cho rằng đó là tác dụng phụ của việc uống trà giảm cân và tiếp tục nhịn ăn.
Sau đó, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, cơn đau dữ dội khiến anh da tái nhợt, sức khỏe suy kiệt, không thể làm việc. Khi anh nhập viện, bác sỹ chẩn đoán anh bị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày – một hậu quả của chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và các loại thuố.c giảm cân không rõ nguồn gốc.
Theo các chuyên gia y tế, việc giảm cân kiêng khem quá mức và sử dụng các loại thuố.c không rõ nguồn gốc đã khiến anh L. gặp phải các vấn đề nghiêm trọng với hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất và chất xơ đã làm giảm khả năng phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến viêm loét dạ dày, thậm chí chả.y má.u dạ dày.
Thêm vào đó, việc sử dụng thuố.c giảm cân không rõ nguồn gốc chứa các thành phần không an toàn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit dạ dày hoặc gây mất nước, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
Nhận thức được những sai lầm trong quá trình giảm cân, anh L. quyết định tìm đến phương pháp giảm cân khoa học học tại cơ sở y tế. Khi đến khám, anh L. nặng 110 kg, cao 1m73, chỉ số BMI là 36.8 (kg/m2), thuộc nhóm béo phì độ 2;
Đồng thời có dấu hiệu gan nhiễm mỡ và rối loạn mỡ má.u mức độ nhẹ. “Đây là lần đầu tiên tôi đến một cơ sở y tế chuẩn y khoa để khám toàn diện về thừa cân béo phì, tôi cảm thấy rất yên tâm”, anh chia sẻ.
Sau khi đán.h giá các chỉ số sức khỏe, bác sỹ Hoàng đã lên kế hoạch giảm cân an toàn cho anh L., bao gồm việc kết hợp sử dụng thuố.c hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và xây dựng một kế hoạch luyện tập vừa sức.
TS.Lâm Văn Hoàng, chuyên gia dinh dưỡng và giảm cân tại Trung tâm giảm cân Tâm Anh cho biết, gỉam cân phải thực hiện từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi. Nếu giảm cân quá nhanh, sẽ rất dễ tái béo và gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
Chỉ sau 1 tháng, anh L. đã giảm được 4 kg, một kết quả vượt ngoài mong đợi của chính bản thân anh. Đến nay, anh đã giảm tổng cộng 6 kg.
Video đang HOT
“Giảm 6 kg mà vẫn tươi tắn, sức khỏe bình thường, tôi cảm thấy người mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều, cơ bắp săn chắc hơn, mô mỡ cứng đờ bao nhiêu năm giờ đã mềm ra. Tôi hy vọng trong những tháng tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục loại bỏ được lớp mỡ thừa này”, anh vui mừng chia sẻ.
Bác sỹ Hoàng cũng cảnh báo rằng giảm cân không phải là một quá trình dễ dàng. Việc giảm cân thành công không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm, mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sỹ.
“Giảm cân là một quá trình dài và cần sự kiên trì. Nhiều bệnh nhân muốn giảm cân nhanh chóng, nhưng điều này không hề dễ dàng và đôi khi có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn”, bác sỹ Hoàng chia sẻ.
Điều mà bác sỹ Hoàng đặc biệt lo ngại là hiện nay vẫn còn rất nhiều người áp dụng các phương pháp giảm cân phản khoa học như uống giấm, sử dụng các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, hay detox, khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, dẫn đến rối loạn chuyển hóa và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Như câu chuyện của anh L., giảm cân an toàn và bền vững cần phải được thực hiện một cách khoa học, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập đều đặn. Hãy lựa chọn phương pháp giảm cân đúng đắn, để không chỉ sở hữu một vóc dáng thon gọn mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Thực hiện tổng hợp các giải pháp
Béo phì là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau, như tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 về bệnh không lây nhiễm, ăn uống và dinh dưỡng ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1975 -2015 cho thấy tần suất thừa cân, béo phì trên người lớn ở Việt Nam là 2,3% vào năm 1993 và tăng lên đáng kể 15% vào năm 2015, tỷ lệ ở thành thị gấp gần 2 lần so với nông thôn (22,1% so với 11,2%). Trong đó nhiều trường hợp bị bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, thoái hóa khớp…
Tổ chức Y tế giới (WHO) thống kê mỗi năm có ít nhất 2,8 triệu người t.ử von.g do thừa cân hoặc béo phì, ước tính 35,8 triệu người (2,3%) trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cần do thừa cân hoặc béo phì. Thống kê tại Hoa Kỳ, khoảng 90% người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bị thừa cân hoặc béo phì (BMI ít nhất là 25 kg/m2).
Thừa cân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh không lây nhiễm. Thế giới có 40 triệu người t.ử von.g hàng năm do bệnh không lây nhiễm, chiếm 70%-75% số ca t.ử von.g toàn cầu.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy tại Việt Nam bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ t.ử von.g cao nhất, cứ 10 người t.ử von.g thì có 7 người mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Nguyên nhân của tình trạng này do hút thuố.c l.á, uống nhiều rượu bia, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tình trạng dư cân không ngừng tăng.
Do đó, giảm 5%-15% cân nặng trong khoảng 6 tháng được chứng minh mang lại lợi ích sức khỏe, phòng biến chứng do thừa cân, béo phì, đồng thời đẩy lùi các bệnh đồng mắc. Có thể cân nhắc giảm 20% trọng lượng trở lên với những người có mức BMI lớn hơn 35 kg/m2.
Theo các bác sỹ, béo phì là một bệnh lý phức tạp có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố gây ra, trong đó có cả yếu tố sinh học (bệnh lý), tâm lý xã hội, lối sống, dinh dưỡng.
Do đó, để điều trị thừa cân, béo phì không chỉ có giảm cân đơn thuần mà cần giảm nguy cơ các biến chứng và cải thiện sức khỏe. Điều trị tốt thừa cân, béo phì, giảm mỡ nội tạng có thể làm giảm tình trạng bệnh đồng mắc, thậm chí đẩy lùi bệnh.
Bên cạnh đó, bác sỹ giúp người bệnh cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tập luyện đơn giản, hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng hợp lý, giảm cân an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện.
Việc giảm cân có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên y tế, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị và duy trì giảm cân bền vững tránh tăng cân lại. Phối hợp đa chuyên khoa là nền tảng trong mô hình chăm sóc điều trị béo phì.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng bên ngoài mà còn tác động đến sức khỏe của người bệnh. Việc giảm cân mang lại lợi ích rất lớn đối với sức khỏe của bạn.
Duy trì cân nặng phù hợp, đồng thời phòng ngừa, điều trị các bệnh đồng mắc là tiêu chí chính giúp khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi, tái khám thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân trở lại và theo dõi nguy cơ bệnh tật, cũng như điều trị các bệnh đồng mắc nếu có như: tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ.
Bí kíp 'giải độc' khi ăn nhiều bánh kẹo vào dịp Tết
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường bổ sung có thể dẫn tới tăng cân, các vấn đề về lượng đường trong má.u và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, bánh kẹo là món ăn vặt không thể thiếu của mọi gia đình. Trong dịp lễ này, mọi người thường có xu hướng "thỏa mãn" bản thân nên ăn rất nhiều bánh kẹo hoặc đồ ăn có lượng đường cao. Tuy nhiên, bánh kẹo có chứa nhiều đường bổ sung, việc ăn quá nhiều và thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Điều gì xảy ra khi bạn ăn quá nhiều đường?
Ăn quá nhiều đường bổ sung, tức là đường trong các sản phẩm như bánh kẹo, si-rô, gia vị chế biến sẵn,... có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách. Theo Webmd, đường ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của cơ thể:
- Đối với não bộ: Ăn đường giúp não bạn sản sinh ra một loại hóa chất tạo cảm giác dễ chịu gọi là dopamine, nhưng điều này có thể dẫn tới tình trạng nghiệ.n đường. Nếu không ăn những thực phẩm chứa đường bạn có thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
- Đối với tâm trạng: Thỉnh thoảng ăn kẹo hoặc bánh quy có thể giúp bạn tăng năng lượng nhanh chóng bằng cách tăng nhanh lượng đường trong má.u. Khi lượng đường giảm xuống do các tế bào hấp thụ đường, bạn có thể cảm thấy bồn chồn và lo lắng.
- Đối với răng miệng: Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng do sự tích tụ của vi khuẩn.
- Đối với khớp: Ăn nhiều đồ ngọt đã được chứng minh là làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp do tình trạng viêm mà chúng gây ra trong cơ thể. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy những người ăn hoặc uống nhiều đường có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn.
- Đối với gan: Đường fructose được sử dụng để chế biến trong các thực phẩm như bánh kẹo có thể gây hại cho gan. Khi fructose bị phâ.n hủ.y trong gan, nó được chuyển hóa thành chất béo và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
Ăn những thực phẩm chứa nhiều đường ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của cơ thể (Ảnh: ST)
- Đối với tim mạch: Khi bạn ăn hoặc uống quá nhiều đường, lượng insulin dư thừa trong má.u có thể ảnh hưởng đến các động mạch trên khắp cơ thể. Nó khiến thành động mạch bị viêm, dày hơn bình thường và cứng hơn, điều này gây căng thẳng cho tim và làm hỏng tim theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, như suy tim, đau tim và đột quỵ.
- Đối với tuyến tụy: Bình thường khi bạn ăn, tuyến tụy của bạn sẽ bơm insulin. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều đường và cơ thể bạn ngừng phản ứng đúng với insulin, tuyến tụy của bạn sẽ bắt đầu bơm nhiều insulin hơn nữa. Cuối cùng, tuyến tụy làm việc quá sức và sẽ bị phá vỡ và lượng đường trong má.u của bạn sẽ tăng lên, khiến bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
- Đối với thận: Qúa nhiều đường có thể dẫn đến tổn thương thận. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc má.u. Khi lượng đường trong má.u đạt đến một lượng nhất định, thận sẽ bắt đầu thải lượng đường dư thừa vào nước tiểu. Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thận, khiến thận không thể thực hiện chức năng lọc chất thải trong má.u. Điều này có thể dẫn đến suy thận.
Ăn bao nhiêu đường là quá nhiều?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế lượng đường nạp vào không quá 25 gam hoặc 6 thìa cà phê đường bổ sung mỗi ngày và nam giới không quá 36 gam hoặc 9 thìa cà phê mỗi ngày.
Triệu chứng cho thấy bạn ăn quá nhiều đường
- Mức năng lượng thấp
- Tâm trạng chán nản
- Đầy hơi
2. Cách "giải độc" đường cho cơ thể
Nếu như bạn đã ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau để giảm sự ảnh hưởng của đường đến cơ thể.
- Ăn nhiều chất xơ và nước
Chất xơ và nước là sự kết hợp kỳ diệu giúp giảm đầy hơi do lượng đường dư thừa. Hơn nữa, cả chất xơ và nước đều giúp thanh lọc cơ thể.
Các thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, cà rốt, củ cải; các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan; trái cây như táo, chuối, dâu; ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch và lúa mì nguyên cám; hạt chia, hạt lanh, và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ.
Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước, tùy vào tình trạng sức khỏe và hoạt động thể chất của bạn.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm đầy bụng do ăn quá nhiều đường (Ảnh: ST)
- Đi bộ
Đi bộ hoặc tốt hơn nữa là tập thể dục sau khi ăn quá nhiều đường sẽ giúp cân bằng lại lượng đường trong má.u và làm giảm tình trạng tăng đột biến insulin. Thêm vào đó, hoạt động thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tổng thể và giảm rất nhiều nguy cơ bệnh tật.
Bạn có thể tập thể dục vào sáng hoặc tối, trong ngày bạn nên tăng cường vận động bằng cách làm việc nhà, đi bộ khi đi chợ, leo cầu thang,...
- Ăn nhiều thực phẩm chống viêm
Ăn quá nhiều đường có thể khiến bạn mệt mỏi vì nó làm tăng lượng đường trong má.u và có xu hướng gây viêm trong cơ thể.
Để giúp cải thiện tình trạng viêm do đường, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có tính chống viêm như rau họ cải: cải xoăn, cải Brussels và súp lơ; thêm nhiều nghệ và gừng vào bữa ăn hoặc đồ uống của bạn; bổ sung thêm hạt lanh, óc chó,...
- Bổ sung thực phẩm giàu protein
Cân bằng lượng đường nạp vào cơ thể với protein có thể giúp ổn định lượng đường trong má.u và giúp bạn no lâu hơn. Bao gồm các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, sữa chua hoặc các loại đậu trong các bữa ăn sau khi tiêu thụ đường. Protein giúp điều chỉnh sản xuất insulin, giảm khả năng bị sụt năng lượng và thèm đường.
- Bổ sung những thực phẩm giàu probiotics
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột của bạn, dẫn đến mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Probiotics có trong thực phẩm lên men như sữa chua, kefir và dưa cải bắp, có thể giúp khôi phục sự cân bằng lành mạnh trong hệ vi sinh đường ruột của bạn.
- Uống trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc, chẳng hạn như trà bạc hà, trà hoa cúc hoặc trà gừng, có thể hỗ trợ tiêu hóa và mang lại tác dụng làm dịu. Những loại trà này không chứa caffeine và có thể là một sự bổ sung nhẹ nhàng cho thói quen sau khi ăn đường của bạn. Thưởng thức một tách trà thảo mộc có thể giúp giảm đầy hơi do ăn quá nhiều đường đồng thời thúc đẩy sự thư giãn.
Nhìn chung, ăn quá nhiều đường bổ sung sẽ gây hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến cân nặng. Vào dịp Tết, mọi người nên ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nước, bổ sung những thực phẩm lành mạnh và hạn chế ăn bánh kẹo hoặc những thực phẩm có lượng đường bổ sung cao.
Trà nghệ - phương thuố.c tự nhiên giảm đau khớp Nghệ là một loại gia vị có màu vàng, thường được sử dụng trong ẩm thực, có đặc tính chữa bệnh. Một trong những cách phổ biến nhất để tiêu thụ nghệ là dùng dưới dạng trà (trà nghệ). Trà nghệ là thức uống ấm áp, dễ chịu không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chứa nhiều hợp chất có thể giúp giảm...