Chăm chút vườn thuốc nam trạm y tế
Nhiều vườn thuốc nam tại các trạm y tế trong tỉnh ngoài phát huy hiệu quả trong chữa bệnh đông y còn gìn giữ, bảo tồn nguồn dược liệu.
Vườn thuốc nam tại Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ luôn xanh tốt
Tiêu chí y tế quan trọng
Nhiều năm nay, Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ là điển hình của cả huyện trong phát triển y học cổ truyền khi vườn thuốc nam của trạm luôn xanh tốt với nhiều loại dược liệu, cây trồng. Vườn thuốc nằm trong khuôn viên của trạm, rộng khoảng 400 m2, có hơn 30 loại dược liệu được chia làm 5 nhóm dùng để chữa một số bệnh thường gặp như tiêu chảy, mụn nhọt, đau xương khớp, cảm sốt, bệnh về gan…
Để có được vườn thuốc nam tươi tốt, cán bộ, nhân viên y tế tại Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ đã dày công vun trồng, chăm sóc. Đặc biệt, trong dịp đầu xuân, một số đoàn thể cũng phối hợp, phát động trồng cây, bổ sung nhiều cây thuốc giống để vườn thuốc ngày càng phong phú.
Nhớ lại những ngày đầu xây dựng vườn thuốc nam vào năm 2017, chị Phạm Thị Hằng, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ cho biết việc trồng và duy trì vườn thuốc khá vất vả. Ngoài thiếu cây giống, nguồn nước tưới hạn chế thì chất đất không phù hợp là trở ngại khi dược liệu còi cọc, chậm lớn, cỏ dại xâm lấn. Tuy vậy, đội ngũ nhân viên y tế tại trạm vẫn không nản lỏng. Ngoài giờ khám chữa bệnh, mọi người đều tranh thủ cuốc xới, nhổ cỏ, cải tạo đất để cây thuốc phát triển. Nhờ vậy, vườn thuốc nam của trạm ngày một tốt tươi, không những bảo đảm nguồn dược liệu phục vụ người dân mà còn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho trạm.
Trực tiếp được giao nhiệm vụ chăm nom vườn thuốc nam nên chị Hoàng Thị Thanh Xuân, y sĩ y học cổ truyền Trạm Y tế xã Đức Chính (Cẩm Giàng) nắm tường tận từng loại cây thuốc trong vườn. Vườn thuốc chỉ vỏn vẹn 100 m2 song do được bố trí hợp lý nên có tới hơn 50 loại cây thuốc với 8 nhóm công dụng. Theo chị Xuân, vườn thuốc nam của trạm là thành quả gần 10 năm chăm sóc của cán bộ, nhân viên y tế tại trạm. Do đặc thù của nhiều cây thuốc nam chỉ phát triển theo mùa nên trạm liên tục bổ sung cây có công dụng tương tự để vườn không bị trống. Đáng tiếc, do ảnh hưởng của bão số 3 đầu tháng 9/2024, vườn thuốc bị thiệt hại không nhỏ. Ngoài đổ tường rào thì một số cây thuốc bị gãy đổ, bật gốc, dập nát. Hiện mọi người trong trạm nỗ lực chăm chút để phục hồi vườn thuốc.
Video đang HOT
Người dân tới Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ được hướng dẫn công dụng của thuốc nam trong điều trị bệnh
Vườn thuốc nam ở Trạm Y tế xã Đức Chính trồng nhiều cây thuốc quen thuộc, gần gũi như bạc hà, hương nhu, tía tô, húng chanh, sả, đinh lăng, mã đề, khổ sâm. Những cây thuốc này có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các chứng cảm mạo, thương hàn, viêm họng, thanh nhiệt, tiêu viêm… thông qua các hình thức sử dụng như uống, xông, đắp lên vết thương… Do đó, khi người dân tới trạm thăm khám, tùy vào bệnh tình mà bác sĩ, y sĩ tại trạm tư vấn sử dụng thuốc đông tây y kết hợp, vừa hiệu quả lại bảo đảm an toàn.
Vườn thuốc nam là tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 được Bộ Y tế ban hành năm 2023. Việc xây dựng, duy trì vườn thuốc nhằm khẳng định vai trò, giá trị của y học cổ truyền, phát huy hài hòa, hiệu quả giữa y học cổ truyền và hiện đại.
Còn khó khăn
Các trạm y tế phát triển vườn thuốc nam không chỉ vì mục tiêu thực hiện tiêu chí y tế mà còn mong muốn nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về y học cổ truyền.
Từng nhiều lần đưa con tới Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ để tiêm phòng nên chị Phạm Thị Dung ở khu An Nhân Tây không còn xa lạ với vườn thuốc nam tại trạm. Tại đây, chị được nhân viên y tế giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị những bệnh thông thường như tiêu chảy, rôm xảy, mẩn ngứa… “Nhiều cây thuốc rất gần gũi, thân thuộc mà tôi không biết đến công dụng. Ngày trước, mỗi khi con ốm, tôi lại tìm ngay đến thuốc tây, thậm chí có lúc lạm dụng hạ sốt, giảm đau. Từ ngày biết đến các bài thuốc nam, tôi thận trọng hơn trong việc dùng thuốc tây chữa bệnh cho con. Khi con mới có biểu hiện ốm, tôi sử dụng thuốc nam, vừa lành tính, vừa an toàn”, chị Dung cho hay.
Mặc dù có nhiều ý nghĩa, giá trị nhưng việc phát triển vườn thuốc nam tại các trạm y tế hiện nay còn gặp không ít rào cản. Ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất thì vướng mắc về quy định cũng làm cho việc xây dựng vườn thuốc nam còn hạn chế.
Vườn thuốc nam tại Trạm Y tế xã Đức Chính (Cẩm Giàng) được các nhân viên y tế chăm sóc cẩn thận (ảnh cơ sở cung cấp)
Trạm Y tế xã Đoàn Tùng (Thanh Miện) có vườn thuốc nam kiểu mẫu. Vào trạm ai cũng tấm tắc khen vườn thuốc tốt tươi, được chăm chút cẩn thận, chu đáo. Thế nhưng chị Bùi Thị Thảo, y sĩ y học cổ truyền tại trạm rất trăn trở. Theo chị Thảo, muốn duy trì, phát triển vườn thuốc nam thì cần phát huy hiệu quả của khám chữa bệnh y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện khám chữa bệnh không dùng thuốc không được thanh toán bảo hiểm y tế nên khám chữa bệnh đông y ở các trạm y tế rất hạn chế.
Theo quy định, trạm y tế phải có vườn thuốc nam hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu. Vườn thuốc dành cho các trạm có khuôn viên rộng ở các xã, còn tranh cây thuốc mẫu thường ở các phường, thị trấn có không gian hẹp. Hiện y học cổ truyền ngày càng được chú trọng nên các trạm y tế cũng quan tâm, phát triển vườn thuốc nam. Tuy vậy, để tránh hình thức trong xây dựng các vườn thuốc trạm y tế thì cần phải gắn với hiệu quả, giá trị kinh tế.
Văn Yên phát huy hiệu quả vườn thuốc nam tại các trạm y tế
Những năm qua, vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Văn Yên luôn được chăm sóc thường xuyên, duy trì hiệu quả là nguồn dược liệu quan trọng để tuyên truyền, phổ biến đến người dân trong điều trị các chứng bệnh thường gặp; giúp người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phát huy thế mạnh trong việc điều trị y học cổ truyền tại cơ sở.
Vườn thuốc nam được trồng và chăm sóc tốt tại các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Văn Yên
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thuốc nam của Trạm, bác sĩ Đinh Thị Hồng Tuyến - Trưởng trạm y tế xã Ngòi A nhiệt tình giới thiệu về những loại cây thuốc rất phổ biến, quen thuộc nhưng mang lại nhiều tác dụng trong điều trị một số bệnh thường gặp. Nhiều loại cây quen thuộc chính là những vị thuốc quý, có tác dụng trong điều trị bệnh và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhưng không được nhiều người biết đến. Điển hình như ngải cứu, húng chay, tía tô, kinh giới, bạc hà, đinh lăng... có hiệu quả rất tốt trong điều trị các chứng cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết viêm họng.
Ngoài ra, vườn thuốc nam của trạm còn sưu tầm, trồng nhiều loại cây thuốc có rất nhiều tác dụng khác như cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da, trị các bệnh xương khớp, cột sống; cây kim tiền thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận; cây xuyên tâm liên có tác dụng điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày...
Những cây thuốc này được cán bộ trạm y tế xã sưu tầm và trồng, chăm sóc trong khu vườn với diện tích khoảng 100 m vuông. Từ số lượng cây thuốc ít ỏi ban đầu, đến nay vườn thuốc nam của trạm có trên 60 loại cây thuốc được chia làm 8 nhóm dùng để chữa một số bệnh thường gặp như ho, cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, mụn nhọt, xương khớp, lợi tiểu, rối loạn kinh nguyệt...
Để duy trì vườn thuốc nam luôn xanh tươi và có nhiều cây thuốc quý, các cán bộ y tế xã thường xuyên vun trồng và dày công chăm sóc. Ngoài những giờ khám, chữa bệnh mỗi cán bộ, nhân viên y tế đều tranh thủ lao động nhổ cỏ, chăm sóc bón phân, tưới nước cho vườn cây với mục tiêu đủ thuốc phục vụ nhân dân, tạo quang cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và đổi mới phong cách, thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa để tuyên truyền, giới thiệu về cây thuốc nam tại cơ sở khám chữa bệnh, cán bộ trạm y tế cũng tích cực sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc hay để áp dụng trong khám chữa bệnh theo đông y.
Trong năm 2023 có khoảng 30% trong tổng số lượt người bệnh được điều trị bằng y học cổ truyền, với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Đồng thời, hướng dẫn cho người dân sử dụng cây thuốc chữa bệnh thường gặp ở trẻ em như: ho, cảm sốt, rôm sảy... và những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính không dùng được thuốc tây y do tác dụng phụ đồng thời giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị tại trạm.
Trưởng trạm y tế Ngòi A Đinh Thị Hồng Tuyến chia sẻ: So với việc chữa bệnh thông thường theo Tây y thì chữa trị bằng các bài thuốc Đông y có rất nhiều ưu điểm bởi các cây thuốc nam dễ trồng, dễ tìm kiếm và thường được phổ biến dưới dạng các loại rau, trái cây, gia vị. Đa số các bài thuốc chữa bệnh thường gặp đều rất an toàn, ít tác dụng phụ.
"Chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân về công dụng và phương pháp nhân giống các loại cây này trong vườn nhà mình để sử dụng khi cần. Từ đó, giúp người dân nâng cao hiểu biết, cũng như cách bảo vệ và gìn giữ những cây dược liệu quý tại địa phương" - bác sỹ Tuyến nói.
Toàn huyện Văn Yên hiện có gần 400 vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã, thị trấn, trường học. Nhiều ông lang, bà mế đã tham gia khám, chữa bệnh với các bài thuốc như: chữa rắn cắn, các bệnh về thận, gan..., phối hợp với y học hiện đại đã chữa trị cho nhiều người dân khỏi bệnh, tạo niềm tin cho nhân dân.
Cùng đó, ngành y tế huyện cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và sử dụng thuốc nam, thực hiện phương châm "thầy tại chỗ, thuốc tại nhà"; tích cực ứng dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... nâng cao hiệu quả và điều trị bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Hồng Hường - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Yên cho biết: "Phát huy hiệu quả những vườn thuốc nam, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; hướng dẫn người dân cách sử dụng, trồng và chăm sóc một số cây thuốc thông dụng tại gia đình để chủ động điều trị bệnh.
Qua đó, góp phần phát huy hiệu quả các bài thuốc dân gian, bảo tồn các giống cây thuốc quý, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân..."
Sai lầm chết người khi 'khai tửu đầu Xuân' Dù đã được chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều người vẫn sử dụng rượu ngâm không đúng cách, phải nhập viện cấp cứu, thậm chí lọc máu vì uống rượu ngâm không đúng cách. Hàng năm, vào mỗi dịp Tết, nhiều địa phương ghi nhận các vụ ngộ độc do sử dụng rượu thuốc ngâm. Các loại rượu này thường được quảng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nguồn lây bệnh lao vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng

Cảnh báo nguy cơ 'mất mạng' vì uống 'nước kiềm' chữa bệnh

Nguy cơ nhiễm khuẩn botulinum từ thực phẩm đóng hộp

CEO 42 tuổi tử vong sau khi tắm, 2 điều lưu ý nếu trời nóng lạnh thất thường

Bị ung thư phổi sống được bao lâu?

Vì sao có người đỏ mặt, tái nhợt sau uống rượu?

6 thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe

Ăn yến mạch kiểu này cân tăng vèo vèo lại cực hại sức khỏe, nhưng ít người biết

Vì sao phụ nữ cần ăn nhiều thịt hơn nam giới?

Nguy hiểm khi mắc sởi nặng, biến chứng mới nhập viện

Giảm cơn ho đau rát họng bằng tỏi và mật ong

Thử nghiệm vaccine ung thư tiềm năng, thiết kế riêng cho từng bệnh nhân
Có thể bạn quan tâm

Thông điệp chiến lược của Trung Quốc tại hội nghị với các doanh nhân Mỹ
Thế giới
19:49:12 25/03/2025
Gia đình Kim Sae Ron phản bác: Đưa con gái nhập viện 18/20 lần tự tử, tố quản lý cũ cấu kết Kim Soo Hyun
Sao châu á
19:47:11 25/03/2025
"Quỷ nhập tràng" xuống top 2 phòng vé do bom tấn Hollywood
Phim âu mỹ
19:43:31 25/03/2025
Chủ quán phở gà lên tiếng xin lỗi vì bức ảnh chụp lén ViruSs, đưa ra hình thức xử lý nhân viên
Netizen
19:43:14 25/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 17: An thành thiếu nữ xinh đẹp, được sếp theo đuổi
Phim việt
19:40:12 25/03/2025
Reece James: Màn tái xuất chất lượng cao ở ĐT Anh
Sao thể thao
19:24:55 25/03/2025
Qua tuần tra, Công an xã khám phá nhanh vụ trộm cắp tài sản
Pháp luật
19:22:49 25/03/2025
Đôi bạn thân "uy tín" nhất nhì showbiz Việt: Tăng Thanh Hà - Lương Mạnh Hải gây sốt vì ngoại hình trẻ trung
Sao việt
19:22:36 25/03/2025
1 điểm phong ấn nhan sắc HIEUTHUHAI, netizen trông mà "khó chịu vô cùng"
Nhạc việt
18:53:34 25/03/2025
Vụ chuyển tiền Grab từ 71.000 đồng thành 71 triệu đồng: Nữ hành khách đã nhận lại đủ tiền
Tin nổi bật
18:38:50 25/03/2025