Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?
“ Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch”.
Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân cúm nặng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Thị Thu Hoài, cúm mùa có thể gây sốt, mất nước và tăng nhu cầu oxy khi nhiễm cúm khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch. Thêm nữa bệnh nhân tăng huyết áp hoặc suy tim thường đang được bác sỹ kê đơn các thuốc giãn mạch và lợi tiểu, khi bị cúm bệnh nhân có thể bị mất nước và giãn mạch do sốt do đó cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch ngay để điều chỉnh các loại thuốc này.
Cúm mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền tim mạch. Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.
Ngoài ra, cúm mùa thường gây phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, điều này sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa.
Vì thế, trong mùa cúm, bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến chế độ uống thuốc, sinh hoạt và ăn uống.
Trong đó, về chế độ thuốc, người bệnh cần duy trì thuốc tim mạch: Uống đúng liều, không tự ý ngưng (kể cả thuốc huyết áp, chống đông, statin). Quan trọng nhất là bệnh nhân cần hiểu mình đang được dùng những loại thuốc gì, tác dụng chính ra sao để theo dõi phù hợp.
Một số loại thuốc hay dùng khi điều trị triệu chứng của cúm như thuốc giảm đau hạ sốt, đặc biệt thuốc nhóm NSAID (ibuprofen..) hay corticoid có thể làm nặng lên triệu chứng suy tim, tăng huyết áp nên cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch và bác sỹ truyền nhiễm trước khi dùng.
Bên cạnh đó, cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sỹ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời.
Video đang HOT
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên tiêm vaccine cúm hàng năm, vì việc tiêm vaccin cúm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch, vaccine giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm mức độ tiến triển nặng khi mắc cúm, điều này rất quan trọng với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân suy tim sung huyết.
Người bệnh cần phòng lây nhiễm bằng các đeo khẩu trang, rửa tay, tránh nơi đông người và ngủ đủ 7-8 giờ/ngày, tránh gắng sức nặng
Về chế độ ăn uống, người bệnh cần tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin C (cam, ổi), kẽm (hạt, thịt), tỏi; giữ cân bằng dịch: Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày); kiểm soát huyết áp: Ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, tăng rau xanh và cá.
Khi mắc cúm, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sỹ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cẩn điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân…
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Thị Thu Hoài, bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, điều này đã được các hội tim mạch uy tín như hội tim mạch Mỹ, hội tim mạch châu Âu, Hội Tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ. Vaccine cúm giảm 15 – 45% nguy cơ biến cố tim mạch; khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Thu Hoài cũng lưu ý, người bệnh tim mạch cần khám bác sỹ tim mạch trước khi tiêm để đảm bảo tình trạng tim mạch, huyết áp đang được điều trị ổn định; không tiêm vaccine nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù. Nên tiêm vaccin dạng bất hoạt để đảm bảo an toàn, tránh vaccine sống giảm độc lực.
Bệnh nhân cúm nhập viện gia tăng, nhiều người phải thở máy
Số bệnh nhân cúm nhập viện gia tăng ở nhiều tỉnh miền Bắc, đặc biệt, nhiều người bị biến chứng nặng, phải thở máy, tình trạng nguy kịch.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân bị cúm biến chứng phải thở máy nhiều ngày
Nhiều bệnh nhân cúm biến chứng nặng
Là chuyên khoa điều trị bệnh lây truyền, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đang rất đông bệnh nhân mắc cúm mùa và đều là những bệnh nhân nặng và có bệnh nền. Có người thở máy đã 8 ngày.
Trao đổi với VietTimes, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, cho biết thời gian qua, bệnh nhân cúm đến Trung tâm tăng đột biến so với mọi năm. Tổng số điều trị ở Trung tâm này đến nay đã khoảng 3.000 ca - đều là bệnh nhân cúm nặng có bệnh nền, ở các khoa khác chuyển sang hoặc từ tuyến dưới chuyển lên.
Hiện, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm, trong đó nặng nhất là ông T.V.A (78 tuổi) có bệnh nền, mắc cúm và đã phải thở máy 8 ngày.
Vì thế, ông Cường đặc biệt lưu ý những bệnh nhân có bệnh nền như ung thư, viêm phổi, tim mạch, tiểu đường, xơ gan ... khi bị cúm dễ chuyển nặng với những biến chứng như suy hô hấp, tổn thương phổi, bị nặng có thể phải thở máy, thở ô xy, nếu suy đa tạng sẽ phải lọc máu, rồi bội nhiễm, nấm ...
TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết các bệnh nhi vào khoa này tăng từ tháng 12/2024.
Trước đó, tháng 11/2024, trung bình bệnh viện chỉ tiếp nhận 100-120 ca/tuần, nhưng đến tháng 12/2024 đã tăng gấp 4 lần so với tháng 11 và đến tháng 1/2025, lại tăng 4 lần so với tháng 12/2024 với trung bình 1.200 ca/tuần. Trong đó, khoảng 10-15% nhập viện đều là các ca nặng.
Đại diện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, hiện ở đây đang điều trị 45 ca mắc cúm, đều trong tình trạng nặng, trong đó, 5 ca thở máy, 5 ca HFNC (thở ô xy lưu lượng cao), 10 ca thở ô xy kính... đều là những người có bệnh nền.
Tỉnh Lào Cai cũng có khoảng 700 ca mắc cúm, trong đó, nhiều bệnh nhân nặng đều cao tuổi, có bệnh nền và biến chứng viêm phổi; có một bệnh nhi nặng điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực
Yên Bái cũng đang ghi nhận số ca mắc cúm mùa gia tăng với các triệu chứng phổ biến là sốt, đau đầu, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi, chảy nước mũi.
Theo CDC tỉnh Yên Bái, từ ngày 1/1/2025 đến nay, Yên Bái ghi nhận gần 1.000 ca mắc cúm, cao hơn cùng kỳ năm trước. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C.
Bệnh nhân cúm đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Không tự ý mua và dùng thuốc Tamiflu
Tuy nhiên, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, không phải ai mắc cúm cũng bị nặng, vì thế, hiện chưa có các khuyến cáo cách ly hay những biện pháp cần thiết khác. Khi mắc cúm, cần liên hệ chặt chẽ với bác sĩ.
Trước tình trạng bệnh cúm gia tăng ở nhiều nước cũng như các tỉnh phía Bắc, nhiều người lo ngại đã đổ xô đi mua thuốc điều trị cúm Tamiflu, tạo sự khan hiếm không cần thiết, mà còn dẫn tới sử dụng thuốc tùy tiện.
PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh: Việc sử dụng Tamiflu phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế vì đây là thuốc kê đơn, có chỉ định riêng biệt, không sử dụng rộng rãi để tránh kháng thuốc. Chỉ bệnh nhân cúm nặng mới dùng Tamiflu.
Người thấy có dấu hiệu mắc cúm phải đi khám, làm xét nghiệm khẳng định mắc cúm và được bác sĩ chỉ định mới dùng Tamiflu. Không có khuyến cáo nào cho việc uống Tamiflu có tác dụng dự phòng cúm. Việc tự ý mua dùng Tamiflu dễ dẫn đến tùy tiện, làm kháng thuốc.
PGS.TS Đỗ Duy Cường lưu ý mọi người nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, vì hiện đã có nhiều loại vắc xin để lựa chọn, với giá cả khác nhau. Nhiều bệnh viện đã có các phòng tiêm và tư vấn cho bệnh nhân khi ra viện nên tiêm phòng để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc nếu mắc thì giảm biến chứng.
TS Lê Kiến Ngãi cũng lưu ý người dân cần có ý thức phòng bệnh truyền nhiễm nói chung một cách thường xuyên, liên tục và có trách nhiệm, sẽ kiểm soát và tránh được bùng phát dịch.
TS Ngãi cũng khuyến cáo người dân không tự ý mua và dùng Tamiflu, nhất là cho trẻ nhỏ, mà phải có chỉ định của bác sĩ sau khi khám và có kết quả xét nghiệm cúm.
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt đối với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị ung thư phổi sống được bao lâu?

Vì sao có người đỏ mặt, tái nhợt sau uống rượu?

6 thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe

Ăn yến mạch kiểu này cân tăng vèo vèo lại cực hại sức khỏe, nhưng ít người biết

Vì sao phụ nữ cần ăn nhiều thịt hơn nam giới?

Nguy hiểm khi mắc sởi nặng, biến chứng mới nhập viện

Giảm cơn ho đau rát họng bằng tỏi và mật ong

Thử nghiệm vaccine ung thư tiềm năng, thiết kế riêng cho từng bệnh nhân

Bệnh nhân tử vong trên bãi cỏ ở bệnh viện Trà Vinh

Những loại virus lây qua đường tình dục nguy hiểm bậc nhất

Nam thanh niên bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate đã mở nắp 2 ngày

Trà có tốt cho bệnh nhân tim mạch không?
Có thể bạn quan tâm

Miss Grand Thái Lan như 'gánh hài', thí sinh bất chấp lạc vào thế giới động vật?
Người đẹp
17:14:13 25/03/2025
Nữ ca sĩ 9X hoảng loạn vội lập di chúc sau khi bị tố không thèm chào 100 đồng nghiệp
Sao châu á
17:10:01 25/03/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4-5 món ngon miệng, nhìn là thấy hè sắp về rồi!
Ẩm thực
17:03:50 25/03/2025
Con người thật của bạn gái HIEUTHUHAI
Sao việt
16:50:49 25/03/2025
Bạn gái cũ lao thẳng vào đám cưới, quỳ gối cầu xin chú rể quay lại
Netizen
16:40:15 25/03/2025
"Ngón trỏ triệu đô" bẻ lái cả chính sách lẫn quy hoạch
Pháp luật
16:37:49 25/03/2025
Hậu vệ U22 Việt Nam cưới cô giáo xinh như hoa khôi
Sao thể thao
16:25:52 25/03/2025
Bí ẩn bộ tộc ẩn sâu trong rừng Amazon có tục ăn tro cốt người chết
Lạ vui
16:22:28 25/03/2025
Dự kiến sáp nhập 50% tỉnh thành, bỏ 696 huyện, giảm 70% cấp xã
Tin nổi bật
16:20:32 25/03/2025
Bảo Bình tài chính có tin vui, Bọ Cạp và người ấy tâm đầu ý hợp ngày 25/3
Trắc nghiệm
15:52:26 25/03/2025