Loại quả Việt có vỏ chứa nhiều dưỡng chất hơn cả ruột, còn là dược liệu quý
Quả lựu từ lâu đã nổi tiếng với hương vị thơm ngon lại cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vỏ của loại quả này cũng chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng vô cùng quý giá.
Dưới đây là những lợi ích có thể khiến bạn ngỡ ngàng của vỏ lựu.
Vỏ lựu giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Vỏ lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ vỏ lựu khi được dùng như một chất bổ sung có thể cải thiện mức cholesterol và lượng đường trong má.u ở những người béo phì và thừa cân bằng cách hoạt động như một chất chống viêm mạnh.
Vỏ lựu tăng cường chức năng não bộ
Vỏ lựu chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như punicalagin và ellagic acid, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này có thể giúp cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
Các hợp chất trong vỏ lựu đồng thời giúp tăng cường lưu thông má.u đến não, cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động tối ưu của não bộ. Điều này có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo, minh mẫn và giảm mệt mỏi.
Vỏ lựu tốt cho não bộ. Ảnh: Getty Images (Ảnh Thumb luôn ạ)
Ngăn ngừa ung thư
Video đang HOT
Sự hiện diện của punicalagin – một hợp chất polyphenolic trong vỏ lựu được cho là có đặc tính chống ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất vỏ lựu có tác dụng chống tăng sinh, giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của các tế bào khối u, do đó làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiề.n liệt, ung thư vú và ruột kết. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng đặc tính chống oxy hóa mạnh và bảo vệ gan của vỏ lựu rất có giá trị trong việc chống lại ung thư gan.
Hỗ trợ điều trị đau họng
Vỏ lựu chứa các hợp chất polyphenol có khả năng kháng khuẩn và kháng virus, giúp tiê.u diệ.t các tác nhân gây cảm lạnh và ho. Các chất chống oxy hóa trong vỏ lựu giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp, làm dịu cổ họng và giảm ho.
Bạn có thể pha trà bằng vỏ lựu khô hoặc tươi để uống nhiều lần trong ngày hoặc súc miệng bằng nước ngâm vỏ lựu để giảm đau họng và ho.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch được phân loại theo tình trạng viêm khớp. Các chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ có vỏ lựu đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong khi hợp chất punicalagin trong vỏ lựu có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm khớp và tổn thương sụn.
Vỏ lựu giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Ảnh: Shutter Stock
Nhờ sự phong phú của các khoáng chất thiết yếu và hợp chất hoạt tính sinh học, chiết xuất từ vỏ lựu có lợi trong việc ngăn ngừa loãng xương và tái tạo mô xương mới. Tuy nhiên, vỏ lựu không phải là phương pháp điều trị thay thế cho viêm khớp dạng thấp. Nó chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vỏ lựu hoặc các sản phẩm từ vỏ lựu, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuố.c điều trị khác.
Sức khỏe răng miệng
Chiết xuất vỏ lựu thường được sử dụng trong nước súc miệng và kem đán.h răng. Chiết xuất này đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và ngăn ngừa sâu răng. Tính chất kháng khuẩn mạnh mẽ của vỏ lựu được biết đến rộng rãi trong việc điều trị loét miệng, bệnh về răng và nướu. Ngoài ra, vỏ lựu còn giúp giảm nhiễ.m trùn.g và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Biện pháp khắc phục các vấn đề về da
Vỏ lựu là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa và polyphenol, được biết đến với khả năng cải thiện tình trạng tăng sắc tố da, giúp làm đều màu da và giảm thiểu các vùng da sẫm màu. Sử dụng chiết xuất vỏ lựu thường xuyên có thể mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm tăng sắc tố mà không gây ra tác dụng phụ.
Không chỉ vậy, với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, chiết xuất vỏ lựu còn có khả năng chống lại mụn trứng cá, giúp làn da trở nên sạch mụn và rạng rỡ. Bên cạnh đó, mặt nạ từ chiết xuất vỏ lựu còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và làm chậm quá trình lão hóa.
Lợi ích của các loại thực phẩm màu tím
Các loại rau củ quả màu tím là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, trong đó anthocyanidin - hợp chất tạo nên màu tím trong rau quả là chất chống oxy hóa mạnh, có thể ức chế tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Các thực phẩm màu tím có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú và khả năng chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Lợi ích sức khỏe
Tốt cho dạ dày. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, anthocyanin trong rau củ quả màu tím giúp hạn chế sự hình thành các vết loét dạ dày, làm chậm quá trình oxy hóa và tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa (như glutathione) tự nhiên trong cơ thể.
Tốt cho não bộ. Thực phẩm màu tím như khoai lang tím giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Các anthocyanin giúp ngăn ngừa sự suy giảm hệ thống thần kinh liên quan đến tuổ.i, đồng thời tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ.
Nâng cao sức khỏe tim mạch. Các hợp chất flavonoid nói chung và các anthocyanin nói riêng được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành bởi khả năng ngăn chặn sự oxy hóa các lipoprotein có tỷ trọng thấp trong huyết tương. Hệ tuần hoàn má.u, cơ tim sẽ được tăng cường bảo vệ khỏi các tác động tiêu cực của oxy hóa nhờ các anthocyanin có trong thực phẩm màu tím.
Hỗ trợ giảm huyết áp. Nghiên cứu từ Đại học King (London, Anh) cho thấy, resveratrol (chứa nhiều trong thực phẩm tím) giúp thư giãn và mở rộng mạch. Khi mạch má.u giãn, má.u sẽ được lưu thông dễ dàng hơn, lực tác dụng lên thành mạch cũng giảm, từ đó làm giảm huyết áp.
Những loại rau củ quả tím nên ăn
Cà tím. Cà tím có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thịt quả cà tím chứa nhiều vitamin như A, C, các vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất vi lượng. Nhờ nguồn axit folic (vitamin B9) và sắt vi lượng dồi dào, cà tím giúp hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu và ngăn ngừa thiếu má.u. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, cải thiện tình trạng giấc ngủ. Lượng nước trong cà tím chiếm 92% giúp cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa hình thành chất béo trong cơ thể.
Bắp cải tím. Các loại bắp cải nói chung chứa nhiều vitamin A, C và E. Riêng bắp cải tím có lượng vitamin C nhiều gấp đôi và lượng vitamin A gấp 10 lần so với các loại bắp cải xanh. Vitamin A, C và các chất chống oxy hóa trong bắp cải tím giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương gốc tự do, bảo vệ các tế bào não phòng suy giảm trí nhớ, chống lão hóa. Vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn, thúc đẩy liền xương cũng như duy trì mật độ canxi trong xương.
Khoai lang tím. Khoai lang tím giàu beta-carotene, vitamin B1 chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vỏ khoai chứa nhiều anthocyanin là chất đặc trưng với nhiếu tác dụng như ngăn ngừa ung thư, ngăn chặn tích tụ các độc tố bất lợi; chống lão hóa nhất là lão hóa da, tăng lượng má.u lên não, tốt cho hệ thần kinh trung ương, giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa đãng trí.
Củ cải đường. Một trong những chất dinh dưỡng trong củ cải đường, được gọi là betaine, có liên quan đến việc giảm nguy cơ các bệnh mãn tính. Củ cải đường còn có khả năng kiểm soát huyết áp và ngừa việc giảm sút trí tuệ đồng giúp tăng hiệu suất và hồi phục nhanh sau khi luyện tập thể dục.
Quả việt quất. Theo nghiên cứu, việt quất còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, triệu chứng tim mạch, bệnh Alzheimer và béo phì. Một nghiên cứu thậm chí cho thấy rằng quả việt quất có thể làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư đến 50%.
Súp lơ tím. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn loại súp lơ trắng thông thường, sắp lơ tím chứa lượng anthocyanin cao. Ít calo, nhưng lại có nhiều chất xơ, vitamin C, K, B6, và folate. Là một thành viên trong họ nhà cải, súp lơ tím được xem sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ở phổi và đường tiêu hóa.
Ngô tím. Đây là sản phẩm ngô mới có tính năng vượt trội so với các loại ngô thông thường. Ngô tím có mùi vị giống hệt ngô ngọt (thơm, ngọt, giòn); có màu tím quy định bởi sắc tố anthocyanin. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng khẳng định bắp tím có tác dụng chống ung thư nhờ chức năng chống ôxy hóa của sắc tố.
7 thói quen hàng ngày làm ảnh hưởng tới mắt Một số thói quen ảnh hưởng xấu đến mắt, nếu không thay đổi có thể dẫn đến tổn thương và biến chứng nguy hiểm tới thị lực.. Thói quen và lối sống hàng ngày làm ảnh hưởng đến cơ thể và đôi mắt. Một lối sống năng động với chỉ số BMI được kiểm soát, sẽ giúp cơ thể và tâm trí luôn...