Hệ lụy của béo bụng
Có rất nhiều nguyên nhân gây béo bụng. Thông thường nguyên nhân chủ yếu do ít vận động, ngồi nhiều; người có thói quen ăn tối muộn hoặc ăn đêm.
Ảnh minh họa
Mấy tháng nay do ăn uống ngủ nghỉ không điều độ nên tôi bị tăng cân. Nhưng phần tăng chủ yếu vào bụng. Xin bác sĩ cho biết những hệ lụy của béo bụng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
trananh@yhahoo.com
Có rất nhiều nguyên nhân gây béo bụng. Thông thường nguyên nhân chủ yếu do ít vận động, ngồi nhiều; người có thói quen ăn tối muộn hoặc ăn đêm.
Ăn nhiều đồ chiên, rán nhưng lười ăn rau, không uống đủ nước hoặc lạm dụng rượu bia… khiến năng lượng và mỡ không được đốt cháy mà tích tụ lại thành mỡ thừa. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố khi đến tuổi dậy thì hoặc thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dẫn đến béo bụng.
Người có vòng bụng càng to, càng tích tụ nhiều mỡ có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, nếu kéo dài có thể gây xơ gan, ung thư gan… Người béo bụng còn dễ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 do dư thừa chất béo. Ngoài ra, mỡ bụng càng tăng thì nội tiết tố trong cơ thể càng dễ bị rối loạn gây mất ngủ, dễ cáu gắt, da nổi mụn, xỉn màu da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới, tăng nguy cơ ung thư…
Để phòng ngừa béo bụng, mỗi người cần chú ý kiểm soát cân nặng, bởi thừa cân béo phì đều là nguyên nhân hàng đầu gây béo bụng. Hạn chế ăn vặt hoặc bữa phụ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, để tránh không kiểm soát được năng lượng ăn vào.
Ăn đủ rau xanh và hoa quả chín theo khuyến nghị. Ăn đa dạng thực phẩm, cân đối 3 chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo và chất bột đường).
Video đang HOT
Uống đủ nước mỗi ngày, không lạm dụng rượu, bia. Hạn chế ăn khuya. Ngủ sớm, đủ giấc để không bị đói bụng giữa chừng.Không ngồi một chỗ quá lâu. Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày hoặc tranh thủ mọi thời gian để vận động giúp tiêu hao năng lượng, giảm mỡ.
8 thói quen tốt giúp ngăn ngừa bệnh trĩ cho người ít vận động
Việc thay đổi một số thói quen hàng ngày phần lớn giúp cho những người ngồi nhiều và ít vận động ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể ngay cả khi bận rộn giúp chữa bệnh trĩ
Thường thì khi bạn làm việc quá tập trung thì ít khi chú trọng đến việc uống nước khiến cho cơ thể thường xuyên trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Điều này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải kể đến các căn bệnh ở đường tiêu hóa như táo bón hay bệnh trĩ.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy hãy rèn cho mình thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Dù bận rộn cũng luôn nhắc nhở bản thân phải uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Thói quen uống nhiều nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tồn đọng phân trong đường ruột kéo dài gây ra bệnh trĩ.
Nguồn nước uống bổ sung cho cơ thể không chỉ có nước lọc mà còn tính luôn cả nước trái cây hay nước luộc rau, canh... Việc uống nhiều nước chính là thói quen chữa bệnh trĩ đơn giản nhưng hữu hiệu đối với mọi trường hợp.
Kiểm soát tốt căng thẳng
Một lối sống khoa học, lành mạnh và nói không với căng thẳng không chỉ tốt cho sức khỏe toàn diện mà nó còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Bởi khi đầu óc quá căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều hormone khiến hệ tiêu hóa phát sinh nhiều vấn đề như biếng ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón...Và lẽ dĩ nhiên nếu bạn không có biện pháp tốt để kiểm soát căng thẳng trong một thời gian dài thì bệnh trĩ có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.
Để giảm stress bạn nên sắp xếp lại kế hoạch làm việc cho hợp lý, tham gia thể thao hay các hoạt động giải trí để tinh thần luôn được thoái mái.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Ảnh minh họa
Rau xanh và trái cây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đây đều là nguồn chất xơ, nước và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Việc lười ăn rau xanh và trái cây cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ nếu thường xuyên gặp phải. Vì vậy, hãy cố gắng đảm bảo ít nhất 300g rau quả nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Không ăn quá nhiều đồ cay nóng cũng sẽ giúp bệnh trĩ thuyên giảm
Ảnh minh họa
Những món ăn cay nóng hay thực phẩm nhiều dầu mỡ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các món ăn này lại không hề có lợi cho sức khỏe. Thói quen trên có thể gây hại cho dạ dày, nóng trong người hay nổi mụn trứng cá. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn, đau rát mỗi khi đại tiện và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Không ngồi xổm nhiều
Ngồi xổm là thói quen của nhiều người khó thay đổi, đây cũng là nguyên nhân tạo áp lực xuống hậu môn và dễ gây ra bệnh trĩ, có thể là trĩ nội hay trĩ ngoại nhưng nhiều người chủ quan và bỏ qua cho đến khi bệnh nặng và khó điều trị. Vì vậy, hãy bỏ ngay thói quen ngồi xổm mọi lúc mọi nơi để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Đại tiện đúng giờ và đi ngay khi có nhu cầu
Ảnh minh họa
Đây chắc chắn là một thói quen chữa bệnh trĩ hữu ích mà chúng ta không nên bỏ qua. Nên hình thành cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ
Hiện nay có rất nhiều người vẫn giữ thói quen dùng khăn giấy lau chùi sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể khiến cho búi trĩ sưng to hơn do bị giấy cọ vào. Hơn nữa hậu môn trực tràng cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh , nếu bạn không có thói quen vệ sinh hậu môn sạch sẽ thì khu vực vùng kín dễ bị nhiễm trùng và bị kích ứng hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Vận động thường xuyên, nhẹ nhàng
Không chỉ vấn đề ăn uống mà vận động thường xuyên cũng rất tốt để ngăn bênh trĩ. Thay vì ngồi, hay đứng một chỗ trong thời gian dài thì thỉnh thoảng bạn nên đứng lên đi lại 5 - 10 phút sẽ giúp khí huyết lưu thông, đồng thời tránh tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức gây sức ép cho ruột. Nếu như tình trạng này diễn ra lâu ngày và kéo dài nó sẽ có thể dẫn đến tắc nghẽn tĩnh mạch và gây nên bệnh trĩ.
Ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi Bệnh trĩ gặp chủ yếu ở người trưởng thành, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Bệnh trĩ nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều biến chứng gây bất lợi cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng. Nguyên nhân gây bệnh trĩ Có một số nguyên nhân...