Hé lộ ‘4 không, 3 phải làm’ để ‘bồi bổ’ cho dạ dày, hết những cơn đau, viêm khó chịu
Nếu thực hiện được những điều này, viêm dạ dày của bạn sẽ giảm.
Không ăn cay
Mặc dù ăn cay có thể tăng cường vị giác, tạo thêm cảm giác ngon miệng. Nhưng ăn cay không tốt cho sức khỏe của người đau dạ dày. Bởi, khi đồ cay vào cơ thể dẫn đến niêm mạc của dạ dày bị ảnh hưởng. Vì vậy, người đau dạ dày cần giảm ăn đồ cay. Nếu không thực hiện điều này thì niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, bệnh tình nặng thêm.
Không uống rượu
Hút thuốc lá hay uống rượu đều không tốt cho sức khỏe. Uống rượu có thể tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Nếu uống liên tục trong thời gian dài làm mất cân bằng axit dịch vị gây trầm trọng thêm bệnh lý về dạ dày. Vì vậy người bị bệnh dạ dày không nên uống rượu.
Không ăn đồ ăn thừa qua đêm
Nhiều người có thói quen ăn đồ ăn thừa qua đêm vì tiếc. Sáng hôm sau tỉnh dậy thường hâm lại để ăn cứ tưởng tiết kiệm, nhưng đây là thói quen không tốt. Vì đồ ăn thừa không dễ tiêu hóa, dễ bị thủy phân bởi dạ dày. Khi đó, dạ dày sẽ khó tiêu hóa thức ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không ăn đồ chưa nấu chín
Thực phẩm không đảm bảo chất lượng, kém vệ sinh là nguồn chứa nhiều vi khuẩn. Khi ăn các đồ ăn này vào sẽ dẫn đến đau dạ dày, chướng bụng, tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu ăn các đồ ăn chưa được nấu chín, đồ ăn sống cũng dễ nhiễm các khuẩn Hp gây viêm dạ dày. Cho nên, bạn cần tránh ăn các đồ ăn chưa nấu chín, đồ ăn sống mà ăn chín, uống sôi.
Video đang HOT
Ba điều nên làm để “bồi bổ” dạ dày
Chế độ ăn uống hợp lý
Cuộc sống hiện đại với vô số những công việc bận rộn dẫn đến quên đi chăm sóc cơ thể. Vì lý do này mà không ít người quên cả ăn, lo làm việc, ăn sai giờ dẫn đến ảnh hưởng dạ dày và tiêu hóa. Khi cơ thể không được ăn đúng giờ, dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều, khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn, lâu dần dẫn đến viêm, loét.
Nhai kỹ hơn
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến cho việc ăn uống thay đổi, một trong số đó là thói quen ăn quá nhanh, quên nhai. Nhưng bạn không hiểu rằng không nhai đồ ăn tức là đồ ăn vào dạ dày, mất thời gian co bóp nhiều hơn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần nhai đồ ăn thật kỹ trước khi nuốt để tránh gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Ăn đồ ăn nhiều chất xơ
Đồ ăn nhiều chất xơ có trong rau, củ, quả. Những đồ ăn này tốt cho tiêu hóa, có thể hỗ trợ nhu động ruột, giảm tích tụ đồ ăn trong dạ dày, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa đồ ăn.
Đi khám ngay khi có những dấu hiệu này bởi dạ dày bạn đang gặp nguy hiểm
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để khám ngay bởi có thể dạ dày bạn đang bị viêm loét nặng, thậm chí bị ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Tự dưng mắc chứng hôi miệng
Một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh dạ dày là tự dưng bạn mắc chứng hôi miệng. Chính dấu hiệu này, khiến cho nhiều người bệnh nhầm lẫn với các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, đây chính là một tín hiệu của bệnh đau dạ dày và nhiễm HP cần phải đi kiểm tra bác sĩ ngay.
Theo các chuyên gia lý giải rằng, trong quá trình tồn tại và phát triển, HP có thể sinh ra các khí và mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là khi ở trong dạ dày, HP gây tình trạng trào ngược, viêm loét, buồn nôn... khiến cho hơi thở của bạn không được thơm tho nữa.
Đau tức vùng thượng vị
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc bệnh dạ dày là biểu hiện của bệnh dạ dày đó là các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ, căng tức ở vùng thượng vị.
Đây chính là một biểu hiện của bệnh dạ dày đó là các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với mỗi một bệnh nhân thì mực độ ở đau sẽ có sự khác nhau. Nhiều người sẽ có cảm giác đau khi đói, đau khi no, đau sau khi vừa ăn xong 1 lúc, đau từ đằng trước ra đằng sau.
Rối loạn tiêu hóa
Khi bạn mắc bệnh dạ dày, cơ thể mệt mỏi và hệ tiêu hóa hoạt động không còn tốt như trước. Chính vì vậy, bệnh nhân thường có biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, bụng ậm ạch.... Những triệu chứng này chúng thường xuất hiện sau khi ăn và kéo dài trong một thời gian dài khiến bạn mệt mỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP đang tồn tại trong dạ dày làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu.
Ợ hơi, ợ chua và buồn nôn
Khi dạ dày của bạn bị vi khuẩn HP tồn tại làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra các vết viêm loét. Và một trong những biểu hiện giúp bạn nhận biết là bạn thường xuyên rơi vào tình trạng ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng nhất là nôn ra máu, vì vậy bạn nên đi kiểm tra sớm để có phương áo điều trị kịp thời.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.
Tuy vậy, người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau:
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm..
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Xuất hiện dấu hiệu này có thể con bạn đang bị thiếu kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé Trẻ bị thiếu kẽm dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Bố mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu điển hình khi trẻ thiếu kẽm để kịp thời bổ sung hiệu quả. Nguyên nhân nào dễ gây ra tình trạng trẻ bị thiếu kẽm? Hàm lượng kẽm trong thức ăn bị mất...