Hãy lắng nghe bản thân khi lựa chọn ngành nghề
Lựa chọn ngành học là điều quan trọng nhất đối với học sinh lớp 12 trong thời điểm này khi chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển các trường ĐH, CĐ.
Học sinh đặt câu hỏi tại chương trình tư vấn ở Bình Thuận – ẢNH: QUẾ HÀ
Trong chương trình Tư vấn mùa thi năm 2021 của Báo Thanh Niên phối hợp Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại Trường tiểu học – THCS – THPT Lê Quý Đôn ngày 28.3, những thắc mắc về việc lựa chọn ngành nghề đã được học sinh nêu lên và các chuyên gia giải đáp hết sức cặn kẽ.
Không có lựa chọn nào sai lầm
Trả lời câu hỏi của học sinh: “Làm sao để lựa chọn ngành học phù hợp nhất?”, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, bắt đầu câu chuyện của mình rằng ông đã đi qua rất nhiều trường lớp trong cuộc đời và nhận ra không có chọn lựa nào sai lầm – chỉ có không chọn lựa mới là sai lầm. Hãy quyết đoán chọn lựa một điều gì đó, chọn lựa ngành học nào đó.
Báo Thanh Niên trân trọng cảm ơn các đơn vị đã phối hợp thực hiện chương trình: Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận, Trường tiểu học – THCS – THPT Lê Quý Đôn (Bình Thuận), Mobifone Bình Thuận.
Cảm ơn Công ty du lịch Vietravel đã hỗ trợ đưa đón đoàn. Cảm ơn Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã trao học bổng Nguyễn Thái Bình cho học sinh tham dự chương trình.
Video đang HOT
“Chọn lựa ngành học, trường học là một quá trình nhận thức để xác nhận tiếng nói bên trong mình và yếu tố bên ngoài tác động rồi quyết định. Hãy ngồi trong một không gian yên tĩnh, lắng nghe nội tại bảo mình rằng “tôi muốn học gì, muốn làm gì, tìm đến đâu, đầu tư thế nào” để đạt được điều đó. Khi đã lắng nghe được bản thân cũng có nghĩa mình đã có lựa chọn mình thấy hài lòng nhất. Nhưng hãy nhớ, không phải học xong là hết. Học xong, rồi ra trường và đi làm là một cuộc trưởng thành, là hành trình luôn cần tiếp tục đầu tư và nuôi dưỡng”, tiến sĩ Viên chia sẻ.
Tiến sĩ Phạm Trần Bích Thuận, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết từng học về thiết kế vi mạch (chip). Chuyên ngành học cô học nghe qua tưởng là khô khan nhưng chỉ cần thích và đam mê là có thể theo đuổi và đạt được. “Thích thú, đam mê với ngành mình chọn là một yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét mình có phù hợp với ngành học không, về khả năng học hành, tài chính, điều kiện gia đình… Sau đó cần hỏi kỹ thầy cô từng làm việc đó, hỏi người lớn tuổi để đưa ra lựa chọn cho mình”, cô Thuận khuyên.
Trong buổi tư vấn, sự tham gia và chia sẻ của Võ Lập Phúc, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, mang đến nhiều thích thú. Câu chuyện lựa chọn ngành học của Phúc rất đặc biệt. Phúc chọn duy nhất một ngành học, một trường ĐH khi đăng ký xét tuyển ĐH, đó là ngành quốc tế học của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Lý do quan trọng của sự lựa chọn này là Phúc nhận ra được mình thích gì, có thế mạnh gì và mong muốn làm gì.
Cơ hội từ những ngành học mới
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, giải đáp câu hỏi của học sinh về một ngành học rất mới của trường trong năm nay là sư phạm (SP) khoa học tự nhiên. Theo thạc sĩ Quốc, rất nhiều người sẽ thấy lạ lẫm với tên ngành học này. Nhưng việc mở ngành này cũng xuất phát từ lý do thực tế. Đó là vào cuối năm 2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình Giáo dục phổ thông mới. Trong đó, có xuất hiện môn học tích hợp, cụ thể là môn khoa học tự nhiên bắt đầu áp dụng từ lớp 6 năm nay và lần lượt áp dụng các khối lớp cao hơn những năm kế tiếp. Ngành đào tạo giáo viên giảng dạy môn học này tương ứng là ngành SP khoa học tự nhiên.
Theo thạc sĩ Quốc, ngoài ngành này, còn một ngành đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp khác là SP lịch sử – địa lý. Nếu như khi ra trường, sinh viên học ngành SP khoa học tự nhiên có thể dạy cấp THCS thì sinh viên học ngành SP lịch sử – địa lý còn có thể dạy cả học sinh cấp tiểu học. Từ thực tế của việc mở ngành học nên nhu cầu việc làm hiện nay rất lớn, những ngành này đang được học sinh và xã hội quan tâm.
Một thí sinh hỏi: “Ngành toán kinh tế là ngành gì và ra trường sẽ làm những việc gì?”. Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính – Marketing, cho biết đây là ngành mới trường mở năm nay bên cạnh một ngành khác là luật kinh tế. Ngành này tại trường đào tạo chuyên ngành tài chính định lượng, nhằm phát huy khả năng định lượng phân tích các vấn đề về kinh tế (con số, thống kê…). Học sinh học khá trở lên về môn toán để có thể tiếp cận ngành này để ra trường làm phân tích, thống kê tài chính, phân tích số liệu… giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.
Nguyễn Trung Hậu, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, đặt câu hỏi: “Gần đây ngành công nghệ thông tin rất “hot”, rất nhiều người đăng ký học. Nhưng vì sao nhiều người học như thế mà thông tin trên truyền thông cho biết ngành này còn cần rất nhiều nhân lực?”.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên nhận định xã hội đang chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội dựa trên nền tảng thông tin. Chẳng hạn, có thể thấy rõ qua thực tế gần đây, dịch Covid-19 dẫn đến nhiều hoạt động tương tác không thể trực tiếp mà phải hoàn toàn tương tác trên mạng. Tất cả mọi lĩnh vực của xã hội hiện nay gần như đều dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Vì vậy, mặc dù nhà nước có nhiều chính sách để thúc đẩy ngành này, có rất nhiều trường đào tạo sinh viên ngành này nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội.
Những đổi mới trong tuyển sinh của các trường đại học
Nhiều thông tin mới về tuyển sinh năm 2021 như mở rộng đối tượng xét tuyển ở một số phương thức, thêm ngành học mới... đã được đại diện các trường ĐH thông tin đến thí sinh trong chương trình trực tuyến 'Chọn ngành cho tương lai'.
Đại diện các trường tham gia chương trình "Chọn ngành cho tương lai" tại Báo Thanh Niên - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức chiều 25.2, được phát trực tiếp trên các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên . Chương trình được tài trợ của THACO.
Thêm ngành mới, mở rộng đối tượng tuyển sinh
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết năm 2021, trường xét tuyển 7 ngành với 5 phương thức tuyển sinh bao gồm tổ chức kỳ thi TestAs, xét tuyển kết quả kỳ thi THPT năm 2021, xét tuyển thẳng cho học sinh có kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. "Tại phương thức xét tuyển thẳng này năm nay có điểm mới là trường mở rộng thêm đối tượng thí sinh đạt giải khuyến khích trở lên ở kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Ngoài ra, còn 2 phương thức nữa là xét tuyển thí sinh có bằng tú tài quốc tế. Đối với việc xét học bạ, nếu năm 2020 trường chỉ giới hạn thí sinh học tại 132 trường THPT thì năm nay, phương thức này dành cho học sinh của tất cả trường THPT trên toàn quốc", tiến sĩ Hà Thúc Viên thông tin.
Tại Trường ĐH Văn Lang, tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng, cho hay trường có 5 phương thức tuyển sinh là xét kết quả thi THPT, xét học bạ THPT, sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng và tổ chức kỳ thi năng khiếu kết hợp với xét tuyển. "Trường có 50 ngành đào tạo với chỉ tiêu dự kiến là 7.000. Trường tập trung mở rộng các ngành khối sức khỏe, bên cạnh 4 ngành răng hàm mặt, dược, kỹ thuật xét nghiệm và điều dưỡng, thì năm nay sẽ tuyển thêm 2 ngành mới là y học dân tộc và y đa khoa", tiến sĩ Võ Văn Tuấn chia sẻ thêm.
Đối với việc xét tuyển bằng phương thức học bạ, đa số trường ĐH đều nhận hồ sơ đợt đầu tiên từ ngày 1.3. Thạc sĩ Trần Hải Nam, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết: "So với năm 2020, năm nay trường có thay đổi một chút về cách xét tuyển, điều chỉnh lớn nhất là thời gian nhận hồ sơ học bạ sớm hơn, từ ngày 1.3. Bên cạnh đó, trường tăng thêm 5 ngành xét tuyển: robot trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, quản trị nhân sự, quan hệ công chúng, quan hệ quốc tế và dự kiến mở thêm 2 ngành điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học và thanh nhạc. Ngoài ra, trường còn các phương thức xét điểm thi THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM".
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, thông tin năm 2021 trường mở thêm 2 ngành mới thuộc chương trình đại trà là toán kinh tế (chuyên ngành tài chính định lượng) và luật kinh tế (chuyên ngành luật đầu tư kinh doanh).
Nhiều ưu đãi về học bổng
Một điểm rất mới trong kỳ tuyển sinh năm 2021 là đa số trường đều xây dựng quỹ học bổng để hỗ trợ thí sinh trúng tuyển với mức điểm cao, hoặc hỗ trợ thí sinh học tập những ngành học mới, ngành đặc thù.
Tiến sĩ Lê Xuân Trường, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, thông tin: "Năm nay trường giành 20 tỉ để trao học bổng cho tân sinh viên khóa mới, ngoài học bổng truyền thống còn có học bổng tăng cường tiếng Nhật, học bổng của doanh nghiệp... Về điểm mới trong xét tuyển nếu năm 2020 trường chỉ dành 20% chỉ tiêu để xét học bạ thì năm nay nâng lên gần 50%, 50% dành để xét kết quả thi THPT và một số chỉ tiêu xét tuyển thẳng dành cho học sinh giỏi, ưu tiên các bạn có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế".
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM năm nay cũng xây dựng quỹ học bổng lớn với nhiều mức khác nhau như tài trợ học phí 25%, 50%, 100% tương ứng với các mức điểm mà thí sinh đạt được. Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh, chia sẻ: "Ngoài học bổng theo điểm xét tuyển, trường còn trao nhiều học bổng trị giá 30% học phí toàn khóa học không bắt buộc duy trì mức điểm cho thí sinh học các ngành như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn Quốc, quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng...".
Được biết, năm 2021 cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn xây dựng quỹ phát triển tài năng dành riêng cho 2 khối ngành đang có xu thế lựa chọn lực lượng lao động rất lớn ở Việt Nam, đó là luật kinh tế và khoa học máy tính. Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh của trường, chia sẻ với thí sinh: "Các em đăng ký xét tuyển vào 2 ngành này sẽ được 30% học bổng xuyên suốt 4 năm, do doanh nghiệp tài trợ. Ở 3 ngành học mới là tâm lý học (chuyên ngành tham vấn và trị liệu), logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kế toán (chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và kế toán kiểm toán), để khuyến khích thí sinh đăng ký xét tuyển năm đầu tiên, trường cũng sẽ trao học bổng 30% cho thí sinh trúng tuyển xuyên suốt trong 4 năm học".
Học nghề được miễn học phí và trả lương
Thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, thông tin: Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2 được Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đầu tư để đào tạo theo mô hình kép của Đức. Khi trở thành sinh viên của trường, ngay năm đầu các em đã được doanh nghiệp tuyển dụng, ngoài ra quá trình học tập còn chi trả toàn bộ học phí và tiền phụ cấp.
Năm nay trường đưa vào 4 nghề theo tiêu chuẩn Đức tích hợp yếu tố 4.0, được tổ chức của Đức công nhận, ngoài ra tuyển thêm ngành logistics chuyên ngành hàng không để phục vụ cho sân bay Long Thành. Trường cũng có chương trình đào tạo 7 nghề được đào tạo cùng với tiếng Đức B1 để có thể sang Đức làm việc, được trả học phí trong quá trình học. Trường có chương trình hợp tác với Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai, thí sinh Đồng Nai học sẽ được miễn phí hoàn toàn, được ưu tiên làm việc ở sân bay Long Thành. Bên cạnh đó, có hơn 1.000 chỉ tiêu theo đơn đặt hàng của Bộ Xây dựng, miễn 100% học phí và cam kết 100% có việc làm.
[TRỰC TIẾP] Giải đáp những vấn đề 'nóng' trong chương trình Tư vấn mùa thi Vào lúc 8 giờ hôm nay (28.3), Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận tổ chức chương trình Tư vấn mùa thi tại Trường tiểu học, THCS, THPT Lê Quý Đôn (Phan Thiết, Bình Thuận). Học sinh tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên - ĐÀO NGỌC THẠCH Chương trình Tư vấn...