Hàng trăm con giun bám trắng ruột người phụ nữ
Hàng trăm con giun móc và giun tròn bám chặt trong tá tràng và đại tràng của một bệnh nhân 49 tuổ.i ở Yên Bái, gây chả.y má.u đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Bệnh nhân N.T.T. (49 tuổ.i, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) được đưa vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng thiếu má.u nghiêm trọng, suy kiệt cơ thể, thường xuyên đại tiện ra má.u đỏ tươi và má.u cục.
Qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ phát hiện dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa, phân nhầy tái phát nhiều lần.
Để xác định nguyên nhân, bệnh nhân được chỉ định nội soi toàn bộ đường tiêu hóa.
Kết quả nội soi dạ dày – tá tràng khiến cả ekip giật mình khi phát hiện rất nhiều con giun móc bám chặt trên thành tá tràng.
Rất nhiều giun móc bám trên tá tràng bệnh nhân (Ảnh: Cắt từ video).
Video đang HOT
Tại đại tràng và trực tràng, hàng trăm con giun tròn màu trắng cuộn thành từng búi lớn, khiến niêm mạc bệnh nhân phù nề, xung huyết và nhiều vị trí rỉ má.u.
Bệnh nhân T. đã phải truyền 1 lít má.u trước khi tiến hành điều trị.
Theo BSCKII Đinh Thị Ánh Nguyệt, khoa Tiêu hóa, giun móc là nguyên nhân chính gây chả.y má.u đường tiêu hóa và thiếu má.u mạn tính ở bệnh nhân.
“Ước tính mỗi con giun móc có thể khiến người bệnh mất 3ml má.u mỗi ngày. Khi số lượng giun lên tới hàng trăm con, lượng má.u mất đi sẽ vô cùng lớn, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như đại tiện ra má.u, cơ thể suy kiệt”, BS Nguyệt cho biết.
Sau 10 ngày điều trị bằng thuố.c tẩy giun và các biện pháp hỗ trợ khác, sức khỏe của bệnh nhân T. đang dần ổn định. Theo các bác sĩ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xuất huyết tiêu hóa do giun ký sinh mặc dù không còn phổ biến, nhưng vẫn có thể xảy ra ở những người không đảm bảo vệ sinh cá nhân, ăn uống thiếu khoa học hoặc không tẩy giun định kỳ.
BS Nguyệt nhấn mạnh: “Để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do giun ký sinh, mỗi người cần thực hiện thói quen ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, thiếu má.u, hoặc đại tiện ra má.u, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời”.
Thủng tá tràng do nuốt phải tăm xỉa răng
Người đàn ông ở Thanh Hóa vô tình nuốt phải tăm xỉa răng nhưng chủ quan cho rằng không vấn đề gì.
Chỉ đến khi dị vật đâ.m thủn.g tá tràng, tạo thành ổ viêm lớn gây đa.u đớ.n mới nhập viện cấp cứu.
Ngày 18/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã tiến hành phẫu thuật thành công, gắp dị vật dài 5cm là chiếc tăm xỉa răng ra khỏi tá tràng cho 1 nam bệnh nhân.
Dị vật được lấy ra sau ca phẫu thuật
Bệnh nhân là anh N.T.T. (42 tuổ.i, cư trú tại Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa) có tiề.n sử khỏe mạnh. Khi nhập viện, anh T. có biểu hiện đau bụng vùng quanh rốn và hố chậu phải, cơn đau tăng dần, không rõ nguyên nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp 1 đã thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm thăm dò gồm siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng cho thấy hình ảnh thủng tá tràng D3, phản ứng viêm phúc mạc, kèm biểu hiện bụng chướng, đau bụng tăng dần. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định mổ cấp cứu xử trí tổn thương.
Nam bệnh nhân hồi phục tốt sau ca phẫu thuật
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ổ bụng có mủ tập trung vùng dưới gan và vùng quanh D3 tá tràng, kiểm tra D3 tá tràng phát hiện khối tổn thương dạng áp xe, bên trong có dị vật là tăm tre dài 5cm đâ.m thủn.g tạo thành ổ viêm. Các bác sĩ tiến hành làm sạch ổ áp xe, lấy dị vật, xử trí tổn thương, lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, kết quả cho thấy viêm loét niêm mạc tá tràng mạn tính loạn sản độ thấp.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt, tình trạng nhiễ.m trùn.g đã cải thiện, người bệnh có thể dậy đi lại và tập ăn được. Bệnh nhân sẽ được xuất viện trong 1 vài ngày tới.
BCSKII. Lê Thanh Hoài - Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp 1, Trưởng kíp phẫu thuật cho biết: Bệnh nhân T. có thói quen xỉa răng sau khi ăn cơm nhưng ngủ quên nên vô tình nuốt tăm vào bụng, tăm đâ.m thủn.g tá tràng và lâu ngày gây nên ổ áp xe nguy hiểm. Thủng tá tràng D3 do nuốt phải dị vật của bệnh nhân T. rất hiếm gặp.
Việc xử trí tổn thương ở vùng này cũng rất khó khăn. Tá tràng D3 là vùng tập trung rất nhiều dịch mật như dịch ruột, dịch dạ dày, dịch tụy, vậy nên biến chứng rò mật sau mổ rất lớn. Hơn nữa, dù đã chụp cắt lớp ổ bụng nhưng cũng không xác định được nguyên nhân thủng tá tràng, do không nhìn thấy dị vật que tăm trên phim chụp.
Trước đó, Bệnh viện cũng đã phẫu thuật cấp cứu cho nhiều trường hợp nuốt dị vật tương tự như hóc xương cá, vỏ thuố.c, que nhỏ... Dị vật có thể đâ.m thủn.g bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng...) gây viêm, áp-xe xung quanh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễ.m trùn.g nặng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.
Bác sĩ khuyến cáo: Người dân nên hết sức cẩn thận khi sử dụng tăm hàng ngày, không ngậm tăm đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Phát hiện 'hạt sang rởm' chữa dạ dày có chất độc gây ngừng tim Theo Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm nước tiểu của nữ bệnh nhân 67 tuổ.i ở Thanh Hóa vào nhập viện trong tình trạng hôn mê phát hiện chất độc strychnin. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuố.c người bệnh sử dụng. Theo Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai,...