Hàng chục nghìn cử tri rời đảng Cộng hòa
Hơn 30.000 cử tri đã rời đảng Cộng hòa từ sau khi đám đông ủng hộ cựu tổng thống Trump gây bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1.
Theo các nguồn thạo tin hôm 27/1, số liệu này có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì đây mới là con số thống kê từ một số bang thường xuyên báo cáo và cập nhật thông tin về các cử tri của đảng Cộng hòa.
Làn sóng rời đảng Cộng hòa gần như chưa từng có tiền lệ có thể gây rắc rối cho đảng này khi họ đang cố tìm hướng đi mới sau khi để thua trong cuộc bầu cử tổng thống và mất quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ.
Các cử tri thay đổi đảng không phải điều bất thường, song dữ liệu cho thấy ngay trong những tuần đầu tiên của năm, số thành viên đảng Cộng hòa thay đổi đăng ký cao hơn đảng Dân chủ rất nhiều. Những cử tri này cũng được ghi nhận ở một số bang chiến trường liên quan cuộc đua vào Nhà Trắng và giành quyền kiểm soát quốc hội.
Đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào trong tòa nhà quốc hội Mỹ tại Washington hôm 6/1. Ảnh: AFP .
Tại Pennsylvania, chỉ trong 25 ngày đầu tiên của năm, gần 10.000 cử tri đã rời đảng Cộng hòa. Trong đó 3.476 người, chiếm khoảng 1/3, đã chuyển sang đảng Dân chủ.
Số cử tri rời đảng Cộng hòa ở Bắc Carolina và Arizona lần lượt là gần 6.000 và 5.000 người. Ở Colorado, 4.500 người đã rời đảng Cộng hòa trong vài tuần qua, trong khi con số này ở Maryland là 2.300 người.
Các cử tri rời đi cũng được ghi nhận ở đảng Dân chủ, song con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với đảng Cộng hòa.
Video đang HOT
Một số văn phòng bầu cử địa phương ở Florida đã báo cáo tình trạng cử tri thay đổi đảng tăng đột biến sau những ngày nổ ra bạo loạn Đồi Capitol. Hai quận ở Miami cho biết 1.000 cử tri đã rời đảng Cộng hòa chỉ hai ngày sau khi xảy ra vụ tấn công, trong khi đó chỉ có 96 cử tri rời đảng Dân chủ cùng thời điểm. Ba quận ở Tampa Bay, gồm Hillsborough, Pasco và Pinellas, cũng ghi nhận hơn 2.000 cử tri rời đảng Cộng hòa, trong khi con số này ở đảng Dân chủ là 306 người.
Chuyên gia bầu cử Michael McDonald tại Đại học Florida cho biết số cử tri thay đổi đảng nhìn chung tương đối nhỏ, như 10.000 người rời đảng Cộng hòa ở Pennsylvania chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số gần 3,5 triệu cử tri toàn bang. Tuy nhiên, ông nhận định số liệu này cho thấy xu hướng lựa chọn đảng của các cử tri đã thay đổi hoàn toàn so với trước khi diễn ra cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái.
Đám đông ủng hộ Donald Trump hôm 6/1 đã xông vào tòa nhà quốc hội gây bạo loạn, khiến 5 người chết và hàng chục người bị thương. Cựu tổng thống Mỹ đã bị cáo buộc “kích động bạo loạn” và chuẩn bị đối mặt phiên tòa xét xử ở Thượng viện vào ngày 9/2.
'Nội chiến' nhấn chìm đảng Cộng hòa thời hậu Trump
Chiến tranh Lạnh đang xảy ra trong nội bộ đảng Cộng hòa khi các thành viên lo lắng cho tương lai của đảng thời hậu Trump.
Một số lãnh đạo quốc hội báo hiệu mong muốn đưa đảng Cộng hòa thoát khỏi ảnh hưởng của cựu tổng thống Donald Trump thông qua cuộc luận tội lần thứ hai. Ngược lại, các đồng minh của Trump đang thể hiện lòng trung thành với ông trên các phương tiện truyền thông bảo thủ, cũng như trong các tổ chức của đảng Cộng hòa ở cấp bang và địa phương. Trong khi đó, nhiều thành viên Cộng hòa khác vẫn lo sợ quyền lực của Trump có thể phủ bóng các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng hoặc nhiều người sẽ chọn cách tiếp cận theo hướng bảo thủ - dân túy của ông.
Kết quả là đảng Cộng hòa đang rơi vào cuộc "nội chiến" để xem ai là người quyết định hướng đi phía trước và quan trọng hơn, ai là người nắm đòn bẩy quyền lực của đảng. Tinh thần đoàn kết giờ nhường chỗ cho sự tố cáo lẫn nhau, đỉnh điểm của tranh chấp kéo dài trong các cơ sở của đảng, trước đó bị đình trệ trong nhiệm kỳ Trump khi rất ít thành viên Cộng hòa dám vượt mặt ông.
"Đảng Cộng hòa đang thất thế và tuyệt vọng tìm cách đổ lỗi cho nhau", Erick Erickson, một nhà bình luận bảo thủ, nói. "Họ sẽ phải nhường chỗ cho nhau hoặc để phe Dân chủ lấn lướt trong các cuộc bầu cử giữa kỳ".
Cựu tổng thống Donald Trump phát biểu trước đám đông ủng hộ tại căn cứ Andrews hôm 20/1. Ảnh: NYTimes.
Việc mất đoàn kết có thể dẫn tới một mối đe dọa hiện hữu hơn đối với đảng Cộng hòa. Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Trump đã nêu ý tưởng về thành lập đảng chính trị mới, theo một cố vấn cấp cao của cựu tổng thống. Dù nhiều người thân cận với Trump bác bỏ ý tưởng này, đảng Cộng hòa nhiều khả năng vẫn phải đối mặt nguy cơ chia rẽ giữa các cử tri trung hữu.
Đối với Adam Kinzinger, nghị sĩ Cộng hòa 6 nhiệm kỳ ở bang Illinois và là một trong 10 thành viên Cộng hòa ở Hạ viện bỏ phiếu luận tội Trump, đảng Cộng hòa đang ở giữa cuộc chiến khó khăn.
"Tôi nghĩ chúng tôi đang trong một trận chiến", Kinzinger nói hôm 25/1, "Và nó có thể là một cuộc chiến thực sự cần thiết đối với đảng của chúng tôi để xác định chúng tôi phải đứng về phía nào".
Hai thông báo được đưa ra trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của Trump vẫn tồn tại trong đảng. Thông báo đầu tiên đến từ Sarah Huckabee Sanders, cựu thư ký báo chí Nhà Trắng của Trump, về việc tranh cử thống đốc Arkansas cùng một thông cáo báo chí bày tỏ lòng trung thành với cựu tổng thống.
"Là một thân tín của cựu tổng thống, Sarah đã cố vấn cho ông ấy về mọi vấn đề, từ chiến lược truyền thông tới nhân viên và chính sách", thông cáo có đoạn. "Trong hai năm rưỡi, Sarah đã làm việc chặt chẽ với tổng thống, chiến đấu với truyền thông, làm việc cùng các nhà lập pháp và CEO, đồng hành cùng tổng thống trong mọi chuyến công du, bao gồm hàng chục cuộc gặp với lãnh đạo nước ngoài".
Trong một tuyên bố cuối ngày 25/1, Trump cũng ca ngợi Sanders như "một chiến binh luôn đấu tranh cho người dân Arkansas và làm những điều đúng đắn, không chỉ đúng đắn về mặt chính trị".
Thông báo thứ hai đến từ Thượng nghị sĩ Rob Portman của bang Ohio, thành viên ôn hòa của đảng Cộng hòa và là người từng làm việc cho chính quyền cựu tổng thống George W. Bush, nói rằng không tái tranh cử vào năm 2022. Quyết định bất ngờ của Portman đã lập tức làm dấy lên cuộc đua cho chiếc ghế thượng viện bị bỏ trống. Các ứng viên tiềm năng của đảng Cộng hòa thi nhau gọi điện cho các chiến lược gia hàng đầu để tìm hiểu về cơ hội tranh cử.
Ghế thượng viện bị bỏ trống, cùng cuộc chiến trong vòng bầu cử sơ bộ cho chiếc ghế thống đốc giữa đương kim Thống đốc Mike DeWine và ít nhất một ứng viên từ phe ủng hộ Trump, sẽ biến Ohio trở thành chiến trường tranh giành quyền lực của đảng Cộng hòa.
Đối mặt với những vấn đề hiện tại của đảng Cộng hòa, những người ủng hộ trung thành của Trump đổ lỗi cho các thành viên khác của đảng quá "sẵn lòng" để lật đổ cựu tổng thống sau cuộc bầu cử. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và nghị sĩ Liz Cheney, hai lãnh đạo của đảng Cộng hòa ở quốc hội, chính là hai cái tên bị lên án nhiều nhất khi công khai chỉ trích Trump sau cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1.
Cheney, chủ tịch hội nghị đảng Cộng hòa ở Hạ viện, là một trong số nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ luận tội Trump hồi đầu tháng này. Một số đồng minh trung thành nhất của Trump trong cơ quan này đã đe dọa tước vai trò lãnh đạo của bà Cheney vì quyết định đó. Một trong số đó là Matt Gaetz, nghị sĩ Florida, người dự định tới bang Wyoming của Cheney tuần này để lên tiếng phản đối hành động của bà.
Trong khi đó McConnell, dù chỉ để ngỏ khả năng ủng hộ việc luận tội Trump, cũng đủ khiến ông phải nhận về mũi dùi chỉ trích từ các đồng nghiệp trong đảng. Tuy nhiên, trong hai bài phát biểu gần đây ở Thượng viện, McConnell đã chỉ trích gay gắt hành động của Trump và bác bỏ các lời cáo buộc gian lận của cựu tổng thống. Điều đó càng khiến McConnel trở thành "cái gai trong mắt" truyền thông bảo thủ ủng hộ Trump.
"Mitch McConnell, nếu ông không muốn chiến đấu, hãy để chúng tôi làm điều đó. Ông có thể quay về làm đại diện cho người dân ở Kentucky và để một ai đó biết cách lãnh đạo thay thế", Sean Hannity, người dẫn chương trình của Fox News, nói tuần trước.
Mitch McConnell tại Đồi Capitol ở thủ đô Washington hôm 22/1. Ảnh: Bloomberg.
Tại một số bang khác, các nhà hoạt động địa phương hoặc các ủy ban của đảng Cộng hòa cũng đang đả kích những người không bảo vệ Trump. Được chính Trump hậu thuẫn, các thành viên Cộng hòa ở Georgia đã công kích các quan chức bang, gồm Thống đốc Brian Kemp và Thư ký bang Brad Raffensperger, vì không cố đảo ngược kết quả bầu cử.
Trong một tuyên bố sau phiên bỏ phiếu luận tội Trump hôm 13/1, đảng Cộng hòa ở bang Texas đã chỉ trích cuộc bỏ phiếu là "tàn nhẫn". Tuần trước, đảng Cộng hòa ở bang Oregon cũng ra tuyên bố, gọi 10 thành viên Cộng hòa bỏ phiếu luận tội Trump là "kẻ phản bội".
Cuối tuần qua, đảng Cộng hòa ở Arizona đã thông qua nghị quyết khiến trách ba trong số các thành viên nổi tiếng nhất của đảng tại bang này, gồm Cindy McCain, vợ của cựu thượng nghị sĩ John McCain, cựu thượng nghị sĩ Jeff Flake và Thống đốc Doug Ducey. Những gì xảy ra ở Arizona, bang Cộng hòa mà Trump để thua trong cuộc bầu cử vừa qua, đã khiến nhiều nhà hoạt động của đảng Cộng hòa lo lắng.
"Nếu bạn nói với người dân Arizona rằng thống đốc hai nhiệm kỳ, bảo thủ, thành công của họ là vấn đề, bạn đang tự đẩy mình vào thế yếu", Michael Steel, nhà hoạt động của đảng Cộng hòa và là cựu cố vấn cấp cao của chủ tịch Hạ viện John Boehner, nói.
Trump sắp gặp lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Cựu tổng thống Donald Trump dự kiến gặp lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện ở Florida, gần hai tuần trước khi phiên xử ông tại Thượng viện diễn ra. Các nguồn tin cho hay Trump dự kiến gặp Kevin McCarthy, lãnh đạo phe Thiểu số tại Hạ viện, vào 28/1. McCarthy là đồng minh thân cận của Trump khi ông còn...