Hầm sườn bò với loại lá này sẽ giúp bạn có món canh thơm phức, thịt mềm nhừ
Nhiều người hầm sườn bò để chế biến phở hay hầm với nhiều loại rau củ khác. Tuy nhiên, có một loại lá giúp bạn có món canh ngọt tuyệt.
Dưới đây là cách hầm sườn bò nhanh dừ, nước canh lại thơm ngon, không hôi.
Sườn bò là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có các thành phần tăng cường thể lực. Sườn bò có lợi cho người vận động và lao động nặng, dễ hấp thu, phục hồi và tái tạo cơ bắp nhanh chóng.
Thông thường hầm sườn bò, mọi người thường loại bỏ mùi tanh hôi bằng cách cho gừng, chần nước sôi…
Tuy nhiên, có một loại lá mà bạn nên cho vào khi hầm sườn bò, giúp bạn có một món ăn rất ngon mà không bị vị gây đặc trưng của bò.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách hầm sườn bò với lá giang theo công thức sau:
Nguyên liệu hầm sườn bò lá giang
- Sườn bò ta: 1kg chặt miếng vừa ăn
- Lá giang: 1/2 mớ hoặc hơn tuỳ ý rửa sạch
- Gừng: 1 củ to
- Gia vị: hạt nêm, muối trắng nêm theo sở thích
Đun sôi nước đập vào vài lát gừng
- Sườn bò ngâm vào nước muối nhạt có gừng 30 phút rửa thật kĩ lọc bỏ mỡ vàng.
Quảng Cáo>
- Đun một nồi nước sôi đập gừng thả sườn vào trần qua 5 phút rồi lại rửa lại bằng nước lã.
Video đang HOT
Chần qua cho bớt hôi và ninh nhanh mềm
- Ướp gia vị đập gừng 30 phút.
Ướp gia vị từ 30 phút đến 1 giờ
- Cho lên xào nhỏ lửa cho ngấm gia vị rồi đổ nước đun sôi vào ngập sườn.
Ninh nhỏ lửa
- Ninh nhỏ lửa nếu có bọt thì hớt thật sạch.
- Đậy vung hầm đến khi nào thịt sườn mềm tuỳ ý thì vò nát lá giang cho vào đun thêm 10 phút và bày ra bát thưởng thức.
- Bò mềm ngọt nước trong vắt quện với vị chua thanh của lá vừa thơm vừa không ngán.
Chúc các bạn thành công.
Cách làm cơm tấm chuẩn hương vị Sài Gòn ngay tại nhà
Cơm tấm là một trong những món ăn đặc sản của Sài Gòn nổi tiếng khắp cả nước với vị thơm ngon của thịt nướng và hạt cơm mềm, dẻo. Hãy cùng khám phá cách làm cơm tấm chuẩn Sài Gòn qua bài viết sau nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cơm tấm Sài Gòn
Để thực hiện 2 phần cơm tấm Sài Gòn bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Gạo tấm: 300g
Gạo thường: 60g
Sườn miếng: 300g
Cà chua: 1 trái
Dưa leo: 1 tráiThính gạo
Ớt: 1 tráiTỏi: 4 tép
Hành tím: 3 củ
Hành lá: 2 cây
Coca: 1 lon
Cam tươi: 1 tráiDừa: 1 trái
Một số gia vị cần chuẩn bị: mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, giấm gạo
Cách làm cơm tấm thơm ngon chuẩn vị Sài Gòn
Cơm tấm Sài Gòn - Món ăn đặc sắc làm say lòng mọi thực khách
Món cơm tấm Sài Gòn với vị thơm của thịt nước và hạt cơm mềm dẻo mang đến món ăn ấn tượng sâu sắc trong lòng thực khách với các bước thực hiện sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành tím, tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn;Sườn rửa sạch và để ráo. Bạn tẩm ướp với các nguyên liệu sau: 1 muỗng cà phê xì dầu, 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 lon Coca, hành tỏi băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu, sả đập dập, 3 muỗng cà phê nước cốt dừa, 3 muỗng cà phê nước cốt cam tươi. Sau khi ướp bạn trộn đều rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm nhé;
Ướp sườn với công thức đã được chia sẻ trong bài viết
Cà chua, dưa leo rửa sạch, thái thành từng miếng tròn vừa ăn
. Bước 2: Nướng sườn
Sườn sau khi đã tẩm ướp bạn cho từng miếng lên vỉ than hay lò nướng điều chỉnh nhiệt độ 180 độ C trong khoảng thời gian lý tưởng 30 - 45 phút. Trong thời gian nướng, bạn phải liên tục phết thêm nước sốt thịt lên để đảm bảo thịt không bị khô.
Nướng sườn trên lò hoặc than hồng sau khi đã tẩm ướp và để tủ lạnh qua đêm
Bước 3: Nấu cơm tấm
Gạo tấm có cách nấu khá khó, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể nấu cơm tấm ngay tại nhà với nồi cơm điện. Cách thực hiện như sau;Vo gạo thật sạch rồi đổ nước vào nồi;Bạn dùng đũa đảo thật đều gạo trong nồi rồi chắt toàn bộ phần nước ra bên ngoài;Đậy nắp nồi và nấu trong khoảng 10 phút thì lại dùng đũa đảo thêm một lần nữa để gạo chín đều cả trên và dưới. Nếu muốn cơm tấm nhanh chín, bạn nên ngâm gạo trong nước từ 15 - 60 phút khi hạt gạo có vết nứt thì bạn cho vào nồi nấu.
Bạn có thể nấu cơm tấm ngay tại nhà với nồi cơm điện
Bước 4: Pha nước mắm
Nước mắm là phần không thể thiếu giúp hương vị của món ăn thêm phần tuyệt hảo hơn. Công thức pha nước mắm ăn cơm tấm Sài Gòn như sau: 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, muỗng cà phê ớt băm, muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 muỗng cà phê nước ấm.
Nước mắm ăn với cơm tấm có thể điều chỉnh theo khẩu vị của bạn
Cách thực hiện như sau:
Bạn cho nước vào bát đường, nước mắm rồi dùng muỗng khuấy thật đều;Đặt nồi lên bếp rồi cho hỗn hợp nước mắm, đường vào đun với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 5 phút đến khi cô đặc lại thì tắt bếp;Bạn cho vào bát nhỏ khác nước ấm, nước cốt chanh, tỏi, ớt băm và trộn thật đều. Thêm phần nước mắm đã đun vào rồi khuấy lên cho đều. Nếm nếm gia vị theo khẩu vị của bạn. Bước 5: Làm mỡ hành
Mỡ hành tăng thêm độ béo, vị bùi bùi cho món cơm tấm Sài Gòn. Đây là một phần vô cùng đặc biệt không thể thiếu của món ăn này. Cách thực hiện cũng khá đơn giản bạn chỉ cần làm theo những bước sau:
Bạn cho muỗng cà phê tiêu, muỗng cà phê đường, muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt vào bát cùng 100ml dầu ăn, 100g hành lá đã thái nhỏ vào trong nồi;Đặt nồi lên bếp đun đến khi dầu sôi thì cho vào bát và trộn thật đều;Nếu muốn tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm tóp mỡ hay mỡ tỏi.
Mỡ hành giúp món ăn tăng thêm hương vị và độ béo hoàn hảo
Bước 6: Trang trí món ăn
Cho cơm vào dĩa rồi đặt sườn nướng lên thêm mỡ hành để tăng hương vị và màu sắc cho món ăn;Trang trí thêm với cà chua, dưa leo để món ăn hấp dẫn hơn.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết nhất về cách làm cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn tại nhà. Đây chắc chắn là món ăn tuyệt vời giúp bạn thay đổi thực đơn nhàm chán cho gia đình mình. Chúc bạn sẽ chế biến thành công món cơm tấm Sài Gòn cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Xắn tay vào bếp làm món thịt đông hình giọt nước này, mâm cơm cúng dịp Tết của chị em sẽ được nâng lên một tầm cao mới! Thịt đông thì quen rồi, nhưng tạo hình giọt nước thế này thì chắc hẳn không phải ai cũng từng làm. Thịt đông là một trong những món ăn quen thuộc trong mâm cơm của hầu hết các gia đình trong dịp Tết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách chị em cách làm thịt đông hình giọt nước. Vẫn là món...