Hai bé gái song sinh dính nhau vùng bụng, khỏe mạnh đùa giỡn trước ngày thực hiện ca phẫu thuật định mệnh
Hơn một năm chung sống trong cùng một cơ thể với muôn vàn những điều bất tiện không diễn tả được bằng từ ngữ nào, 2 chị em Trúc Nhi và Diệu Nhi đã sẵn sàng để bước vào ca phẫu thuật định mệnh.
Ngày 14/7, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, sau 1 năm chăm sóc và điều trị tích cực, sức khỏe của 2 bé gái song sinh dính nhau Trúc Nhi – Diệu Nhi đã có những cải thiện rõ rệt.
Các bác sĩ đang hồi hộp chờ đợi thực hiện ca phẫu thuật tách rời “định mệnh” cho 2 bé sẽ diễn ra vào ít ngày tới.
Ca mổ bắt con đưa 2 bé dính nhau chào đời tại BV Hùng Vương.
Hơn một năm trước vào sáng ngày 7/6/2019, hai bé gái song thai dính vùng bụng chậu đã được các bác sĩ BV Hùng Vương mổ sinh an toàn với tứ chi đầy đủ, 2 cơ quan sinh dục, 1 hậu môn.
Mẹ 2 bé là một sản phụ ngụ tại quận 9 (25 tuổi, TP.HCM) mang thai tuần thứ 33 với chẩn đoán thai chậm tăng trưởng nặng và có dấu hiệu đe dọa tử vong bé.
Hai cô bé chào đời dính nhau vùng cùng cụt.
Đây là trường hợp mang thai lần đầu, vào tuần lễ thứ 16 của thai kỳ được phát hiện mang thai đôi dính nhau vùng bụng chậu, 2 thai có chung 1 dây rốn.
Hội chẩn tiền sản ở BV Nhi đồng Thành phố, sau khi nghe tiên lượng các rủi ro sau sinh và lên phương án đón bé sau sinh, cha mẹ đã quyết tâm giữ để hai con được có cơ hội chào đời.
Hơn 1 năm được chăm sóc, sức khỏe các bé đã cải thiện rõ rệt.
Theo các bác sĩ, thống kê cho thấy tỉ lệ sống sót của các cặp song sinh dính liền nằm trong khoảng chỉ từ 5-25%.
Dù vậy một năm qua nhờ được các bác sĩ theo dõi, điều trị và nuôi dưỡng với một chế độ hết sức đặc biệt và chuẩn bị kĩ càng, sức khỏe hai bé ổn định.
Hơn một năm chung sống trong cùng một cơ thể với muôn vàn những điều bất tiện, cả Trúc Nhi và Diệu Nhi đã học được cách phối hợp và nhượng bộ đối phương đến mức gần như tuyệt đối.
Hai bé rất tinh nghịch, nhiều lúc va vào nhau khi đùa giỡn.
Khi được 6 tháng, cặp song sinh đã biết ngồi đậy, bò chồm, học cách thay nhau bước lùi để tập di chuyển.
Cha mẹ đã cùng các chuyên gia vật lý trị liệu, các y bác sĩ phối hợp từ giúp các bé thay tã chung, mớm sữa qua lại hay vệ sinh đặc biệt phần thân dính liền… cho đến những phức tạp hơn đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn và dứt khoát.
Các bác sĩ nóng lòng chờ đợi thời điểm 2 em được tách rời để sống cuộc đời của riêng mình.
Đã có những lần cùng nhau di chuyển không ăn ý, 2 chị em đã vô tình làm tổn thương, cụng đầu và va chạm liên tục trong chiếc nôi được thiết kế chuyên dụng cho cả hai.
Sau quá trình chăm sóc điều trị liên tục hiện 2 em bé này đã được 13 tháng tuổi, nặng 15kg với các chỉ số phát triển gần với những trẻ bình thường, đủ điều kiện sức khỏe cần thiết để được tách dính.
Các trang thiết bị chuyên dụng cho cuộc đại phẫu đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Dự kiến gần 100 người, bao gồm hơn 60 y bác sĩ điều dưỡng và nhân viên BV Nhi đồng Thành phố phối hợp hội chẩn nhiều lần cùng với gần 30 chuyên gia từ các BV và trung tâm lớn trên cả nước sẽ cùng nhau lên kế hoạch phẫu thuật chi tiết.
Mục tiêu không gì khác, là mang lại cuộc sống riêng hoàn thiện cho 2 bé Trúc Nhi và Diệu Nhi.
Ca đại phẫu tách dính song sinh phức tạp bậc nhất Việt Nam sẽ được tiến hành vào ngày 15/7 tới.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu cho học sinh
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, nếu phát hiện học sinh nào bị đau họng, chảy nước mũi có máu thì giáo viên nên tách các em ra, sau đó báo gia đình đón, đưa đi khám.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu tại Bệnh viện Nhi Gia Lai - ẢNH: TRẦN HIẾU
Bạch hầu được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B trong thang đánh giá mức độ nguy hiểm của nhóm bệnh truyền nhiễm, tức là những bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng.
Đau họng, trong họng xuất hiện màng màu trắng
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM), cho biết: "Khi nhiễm bệnh, họng của người bệnh sẽ xuất hiện giả mạc màu trắng, giả mạc này sau đó lan dần và bít mất đường thở khiến bệnh nhân tử vong. Ngoài ra, vi trùng bạch hầu khi còn sống sẽ tiết ra một loại độc tố gây tổn thương tế bào cơ tim, khiến tim bị tổn thương dẫn đến tử vong".
Những ai ở Tây Nguyên được tiêm phòng bạch hầu?
Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, hơn 30 năm trước, Việt Nam đã áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ, nên tỷ lệ người được tiêm chủng vắc xin bạch hầu cao, vì vậy khả năng tự bảo vệ đối với bệnh này trong cộng đồng rất tốt. Hiện tại bệnh bạch hầu không có nhiều, chỉ xuất hiện ở một vài nơi như Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước...
"Triệu chứng bệnh bạch hầu cũng gần giống các bệnh về đường hô hấp khác nên người dân không phát hiện được. Nó không lây lan rộng như Covid-19 để người dân có thể phát hiện, người bị bệnh này thường có các biểu hiện như: đau họng, khàn tiếng, ra nước mũi có máu, trong họng xuất hiện màng màu trắng... Nhưng việc xác định có mắc bạch hầu hay không phải khám, xét nghiệm mới biết được. Chứ không phải có những triệu chứng này thì người bệnh tự nhận mình mắc bạch hầu", bác sĩ Nam nói thêm.
Dịch bạch hầu diễn biến phức tạp, TP.HCM mời gọi trẻ em tiêm chủng
Tiêm vắc xin và phòng bệnh thế nào cho hiệu quả
Về cơ chế lây bệnh, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bạch hầu thuộc nhóm bệnh hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ phát tán vi khuẩn ra môi trường. Người khác hít phải vi khuẩn nếu không có miễn dịch sẽ lây bệnh.
Để phòng bệnh, trước tiên cha mẹ phải cho trẻ chích ngừa đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng thời gian, đội tuổi. Phụ huynh cũng nên kiểm tra con mình đã tiêm mũi nhắc lại đủ chưa để tiêm bổ sung.
Gia Lai liên tiếp phát hiện ca dương tính với bệnh bạch hầu
Trẻ em có 4 mũi chích ngừa cơ bản lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 18 tháng. Sau đó, với trẻ trước 10 tuổi thì 5 năm chích nhắc lại một lần, còn sau 10 tuổi trở đi chích nhắc 10 năm một lần. Vắc xin bạch hầu thường được tiêm kết hợp với các vắc xin phòng bệnh khác như uốn ván, ho gà, bại liệt...
"Những trẻ trước đó chưa chích lần nào, kể cả người lớn cũng có thể chích vắc xin bạch hầu để phòng bệnh. Bệnh này nếu phát hiện sớm thì rất dễ chữa, còn nếu để bệnh biến chứng vào tim thì dễ dẫn đến tử vong. Do vậy, với những trẻ có biểu hiện về bệnh hô hấp, hay bất kỳ bệnh nào khác thì người lớn nên đưa các em đi thăm khám, không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh", bác sĩ Khanh nói.
Bệnh bạch hầu là gì và nguy hiểm như thế nào?
Với môi trường học đường, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh hiện học sinh sắp bước vào giai đoạn nghỉ hè nên có thể hạn chế được khả năng lây lan. Ngoài ra, ở trường mầm non ít khi bị bệnh này vì các em đã được chích ngừa đầy đủ. Ngược lại bệnh thường gặp ở những trẻ lớn hơn, những em đã qua lứa tuổi chích nhắc lại.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, khu vực ẩm thấp, đông người ở chung. Trong môi trường trường học, nếu xuất hiện em nào bị đau họng, chảy nước mũi có máu thì giáo viên nên tách các em ra, sau đó báo gia đình đón về và đưa đi khám bệnh.
Ngoài ra, để phòng bệnh bạch hầu, người lớn nên thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền trẻ bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách chích ngừa đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh, rửa tay chân sạch sẽ, ăn uống khoa học...
Gia tăng người mắc bệnh bạch hầu ở Kon Tum, học sinh ở xã Ya Xiar nghỉ học
Thực hư chuyện mồ hôi thấm ngược, gây viêm phổi? Bạn đọc Nguyễn Thị Lệ (lethy...@gmail.com) hỏi: "Con trai tôi 11 tháng tuổi, cháu hay nghịch ngợm, đổ mồ hôi ướt áo. Tôi nghe nói trẻ em có khả năng bị viêm phổi nếu áo dày quá hay chưa kịp thay, mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, không biết có đúng không, làm sao để phòng ngừa?". Ảnh minh họa Bác sĩ...