Hà Nội: Ngập tràn không khí hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng 29/8, học sinh các trường học tại Hà Nội đã đến trường tập trung để gặp gỡ thầy cô, bạn bè, chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.
Học sinh Hà Nội tựu trường sáng ngày 29/8
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 của thành phố Hà Nội, học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 29/8 (trước khai giảng năm học mới 1 tuần), riêng học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất vào ngày 22/8 (trước khai giảng năm học mới 2 tuần).
Tại Trường THCS Lê Quý Đôn ( quận Long Biên) tưng bừng không khí chào đón các em học sinh tựu trường. Các thầy cô giáo đã chuẩn bị chu đáo, tạo cho các em học sinh cảm giác gần gũi, thân thương khi trở về lớp học của mình. Ngôi nhà chung đã được trang hoàng, sắp xếp cẩn thận từ phòng học đến nhà ăn, canteen, thư viện để đón các em học sinh tới trường.
Ổn định hàng ngũ ngay ngắn, trong bộ đồng phục chỉn chu, các em học sinh chăm chú lắng nghe lời nhắn nhủ của cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Thúy về những điều cần lưu ý trong năm học mới và những nội quy khi đến trường. Sau kỳ nghỉ hè, tất cả các bạn học sinh đều rất mong đợi được quay trở lại trường học.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn tựu trường sáng 29/8
Tại Trường THCS Liên Hà (huyện Đan Phượng), ngày tựu trường diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi. Trong ngày đầu tiên, các học sinh sẽ nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm. Sau đó, các giáo viên chủ nhiệm sẽ triển khai các nội dung của năm học cũng như các nội quy, quy định của trường, của lớp, bầu ban cán sự và triển khai một số nội dung chuẩn bị cho lễ khai giảng.
Video đang HOT
Nguyễn Minh Quân, học sinh lớp 7A cho biết: Em rất vui khi được đến trường. Được đi học em cảm thấy rất vui vì được gặp bạn bè, cô giáo, được tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp. Năm ngoái em đã có thời gian nghỉ khá dài nên càng thấy ý nghĩa của việc được đến trường.
Nhiều hoạt động ý nghĩa chào đón học sinh lớp 6
Nhiều hoạt động ý nghĩa chào đón học sinh lớp 6
Còn tại Trường THCS Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), nhà trường đã tổ chức chương trình đón học sinh lớp 6 với những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các anh chị học sinh trong đội văn nghệ nhà trường biểu diễn. Không khí vui tươi, ấm áp đã xua tan những bỡ ngỡ ban đầu của những học sinh nhỏ tuổi nhất trường.
Tiếp theo chương trình là phần lễ trang trọng với thông điệp chào đón đầy yêu thương của cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Nga. Ngay sau đó, học sinh được làm quen với 10 cô giáo chủ nhiệm sẽ gắn bó, đồng hành cùng các em trong suốt chặng đường bốn năm học.
Tiếp theo chương trình, các em học sinh lớp 6 được hướng dẫn tham quan khu hiệu bộ với các phòng làm việc và phòng chức năng của nhà trường. Sau đó các em trở về lớp học để nghe thầy cô giáo chủ nhiệm phổ biến nội quy, kế hoạch hoạt động. Tất cả đều háo hức để được vào lớp học, được ngồi vào bàn, được làm quen với bạn mới, thầy cô mới.
Học sinh hân hoan bước vào năm học mới
Ngày 29/8, Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa) cũng tiến hành tập trung học sinh, nhận lớp và học nội quy, tập khai giảng. Sau khi công bố danh sách các khối lớp chính thức ngày 21/8, đây là ngày đầu tiên các em được gặp gỡ thầy cô, bạn bè trong một ngôi nhà chung.
Cô Nguyễn Thị Hiền- Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên chia sẻ: Ngày đầu tựu trường nên các em học sinh, nhất là học sinh lớp 10, khóa 49 của trường đều rất háo hức, mong chờ. Đây là ngày mà các em được tận hưởng quả ngọt do chính công sức mình trồng nên.
Trang bị kỹ năng sống qua 'Điều em muốn nói'
Ngày 15/4, Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống Điều em muốn nói.
Bà Phan Thị Lan Hương chia sẻ tại chuyên đề giáo dục kỹ năng sống của Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)
Sau gần 1 năm học online, em Trần Nguyễn Gia Bảo - học sinh lớp 6 A3 bộc bạch: Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải tỏa và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực của mình.
Với Bảo buổi chuyên đề giáo dục kỹ năng sống là dịp để em bày tỏ cảm xúc, nói lên những điều muốn nói của mình với bố mẹ, thầy cô. Qua đó, em muốn bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn và tôn trọng quền riêng tư cá nhân của em.
Dù con chưa có biểu hiện trầm cảm hay stress, nhưng anh Nguyễn Văn Sỹ - phụ huynh học sinh Nguyễn Trần Bảo Ngọc - lớp 6 A1 - nhận thấy con bắt đầu vào tuổi "ẩm ương" nên có những lúc cũng muốn khẳng định mình. Nhiều khi con khép mình, ít nói và ngại giao tiếp đông người.
"Ở tuổi này, tôi muốn con được trang bị kỹ năng sống, có những suy tích cực và biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống. Với tôi, buổi giáo dục chuyên đề "Điều em muốn nói" rất có ý nghĩa. Qua đó, các con có thể giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình; từ đó thầy, cô, bố mẹ hiểu các con hơn và ngược lại" - anh Sỹ bộc bạch.
Cô Nguyễn Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) - cho hay: thực tế cho thấy, sau thời gian dài học online, nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu...; cá biệt có em bị trầm cảm nên rất cần được hỗ trợ từ thầy, cô giáo và phụ huynh.
"Sau chuyên đề "Điều em muốn nói", chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức buổi tọa đàm với phụ huynh học sinh; bởi thực tế, không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng cần được tư vấn tâm lý học đường" - cô Thúy chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:
Nhà trường muốn tạo sợi dây kết nối để phụ huynh và con cái hiểu nhau hơn. Qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ kiềng 3 chân: nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện" - cô Thúy cho biết.
Trần Nguyễn Gia Bảo và các bạn của mình trong buổi giáo dục kỹ năng sống
Theo bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếng như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu hiểu nhau nên dễ dấn đến bị căng thẳng, xung đột và bột phát.
"Chính vì vậy, những buổi giáo dục chuyên đề kỹ năng sống rất có ý nghĩa với học sinh, phụ huynh. Qua đó, giúp các em hiểu về bố mẹ, thầy cô của mình hơn và ngược lại" - bà Hương trao đổi.
Nhấn mạnh, gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất đối với học sinh, nhất là với học sinh bậc THCS, vì thế, theo bà Hương, nếu có xung đột xảy ra, cách tốt nhất là các em không nên tranh cãi với bố mẹ. Các em có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách viết nhật ký hoặc viết thư để bố mẹ hiểu mình hơn.
"Đã bao lâu rồi, các em chưa nói những lời yêu thương với bố mẹ. Nếu vì lí do nào đó mình chưa thể nói được với bố mẹ thì hãy viết một vài dòng gửi đến đấng sinh thành của mình, bởi hơn bao giờ hết bố mẹ luôn là người đồng hành, hỗ trợ, yêu thương mình nhiều nhất" - bà Hương nhắn nhủ.
Duy trì thói quen đọc sách cho học sinh Học trực tuyến, học sinh tiếp cận nhiều với các thiết bị điện tử. Làm thế nào để các em duy trì được thói quen đọc sách, tiếp cận với tri thức là nỗ lực của nhiều thầy cô giáo. Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản hứng thú với giờ giới thiệu sách. Từ đầu năm học, các giáo viên Trường...