Hà Nội: Liên tiếp xảy ra ngộ độc tập thể nghi do ăn cà muối
Từ ngày 2-4/5, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, có khoảng 50 người cùng bị ngộ độc thức ăn, phải đi bệnh viện cấp cứu.
Thức ăn bày bán không đảm bảo vệ sinh tại Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh: L.K
Theo Trung tâm y tế xã Đồng Tâm, ngày 2/5, các bệnh nhân khi đưa đến trung tâm có biểu hiện choáng váng, sốt cao, khó thở, buồn nôn và đau bụng đi ngoài nhiều lần.
Sau khi được điều trị, số bệnh nhân trên đã hồi phục. Tuy nhiên, có những ca nặng, người nhà bệnh nhân phải chuyển thẳng lên BV Đa khoa huyện Mỹ Đức điều trị. Sau khi nhận được thông tin, công an huyện Mỹ Đức đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Nguyên nhân ban đầu xác định, những người bị ngộ độc là do ăn cà muối mua cùng tại một địa điểm. Trung tâm y tế huyện đã lấy mẫu cà muối về kiểm tra.
Theo Lương Kết
Video đang HOT
Lao động
Cách xử trí nôn trớ ở trẻ
Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Muốn xử trí tốt hiện tượng này trước hết phải tìm rõ nguyên nhân của nó.
Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng.
Trớ: hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Đây là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.
Các nguyên nhân
Nôn là triệu chứng của một số bệnh:
Ngoài triệu chứng nôn trẻ còn có các triệu chứng khác đặc trưng của từng bệnh, đây là những trường hợp nôn đột xuất không phải thường xuyên.
Nôn, trớ là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.
- Nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo: sốt, ho, khó thở.
- Nôn trong ỉa chảy cấp: ngoài nôn trẻ kèm theo tiêu chảy, mất nước.
- Nôn trong các bệnh não màng não, viêm màng não mủ, u não, áp xe não: ngoài nôn trẻ kèm theo các triệu chứng: co giật, sốt, hôn mê, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng).
- Nôn trong ngộ độc thức ăn: trẻ kèm theo đi ỉa, đau bụng, dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Nôn trong các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột: ngoài dấu hiệu nôn trẻ kèm theo cơn khóc thét do đau bụng, bụng chướng, bí trung, đại tiện, hoặc đi ngoài ra máu trong lồng ruột.
- Nôn do hẹp ruột bẩm sinh, phì đại môn vị hẹp thực quản: Nôn xuất hiện sớm trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh, hầu như bữa nào cũng nôn, nôn ngay sau khi ăn hoặc 1 vài giờ, cần được phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật.
Nôn thường xuyên
Ngoài triệu chứng nôn trẻ không có các triệu chứng khác kèm theo thường do các nguyên nhân sau:
Sai lầm về ăn uống: Ăn quá nhiều, quá no do trẻ nuốt quá nhiều không khí khi ngậm vú giả hoặc bú bình không nghiêng cho sữa ngập cổ bì ăn xong đặt trẻ nằm ngay do quấn tã bụng quá chặt do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày.
Xử trí khi trẻ bị nôn
Nếu trẻ nôn đột xuất và kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải đưa ngay trẻ đi bệnh viện.
Nôn do sai lầm ăn uống:
- Không ép trẻ ăn quá no.
- Khi bú chai: cầm nghiêng chai sữa 450 cho sữa ngập hết cổ chai sữa.
- Không cho trẻ ngậm đầu vú giả.
Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:
- Sau khi ăn bế vác trẻ đứng thẳng 10 - 15 phút.
- Không quấn rốn quá chặt.
Dùng thuốc ức chế co thắt dạ dày:
- Cồn Benando: 1 - 3 giọt/ngày.
- Atropin dung dịch 1/1000: 2 giọt trước khi ăn.
- Gacdenan: 0,01g x 4 lần/ngày.
Cần theo dõi trọng lượng của trẻ nếu không tăng cân hoặc sụt cân cần đưa khám bác sĩ để kiểm tra lại chẩn đoán.
Theo SK&ĐS
8 nhóm thực phẩm dễ bị nhiễm độc gây sốc Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một số loại thực phẩm có xu hướng gây ra nhiều bệnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Cụ thể là 8 nhóm thực phẩm dưới đây. Cứ lâu lâu chúng ta lại được nghe nói đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở đâu đó qua báo chí và truyền hình,...