Hà Nội gia tăng trẻ mắc thủy đậu
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Medlatec, thời gian gần đây số trẻ mắc thuỷ đậu đến khám bệnh tăng.
Thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thường xuyên có sự thay đổi đột ngột làm tăng cơ hội phát triển cho các loại virus, vi khuẩn, vi nấm,… gây bệnh truyền nhiễm trong đó có thủy đậu.
Xét nghiệm huyết thanh giúp chẩn đoán bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên. Loại virus này thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông xuân, dễ lây lan trong cộng đồng nên cần cách ly người bệnh ít nhất 5 – 7 ngày. Bệnh dễ xảy ra với trẻ em hơn là người lớn.
Ths. Đinh Thị Thanh Thủy, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec chia sẻ, từ đầu năm tới nay vẫn rải rác các ca trẻ mắc thủy đậu đến thăm khám, tuy nhiên trong 2 tuần gần đây con số này tăng nhanh, khoảng 20 trẻ.
Chuyên gia cho hay, cơ bản bệnh thủy đậu khá lành tính với khoảng 90% trẻ có thể tự khỏi sau 1 tuần. Một phần nhỏ có thể có biến chứng viêm nhiễm khuẩn ngoài da, nặng hơn có thể viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết, một số vào viện có thể viêm phổi hoặc viêm não.
Video đang HOT
Tuy vậy, điều đáng nói, theo Ths. Thuỷ, một số cha mẹ đã sai lầm trong cách chăm sóc con khi mắc bệnh thủy đậu, điều này khiến bệnh tình trẻ nặng thêm.
Chẳng hạn, vì quan niệm “kiêng gió, kiêng nước”, nhiều mẹ không tắm rửa, mặc quá ấm cho con gây bí bách, ra nhiều mồ hôi. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bội nhiễm, tạo sẹo xấu, nguy cơ viêm nhiễm các vùng hô hấp kèm theo.
Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ hiện nay dùng nước được đun từ các loại lá khác nhau để tắm cho con nhằm làm se nốt phỏng thủy đậu. Mặc dù, nhiều loại lá có tác dụng sát khuẩn ngoài da, tại chỗ, tuy nhiên, nhiều trẻ có cơ địa dị ứng thì rất có thể lại tăng cơ hội viêm nhiễm… Không ít trẻ đến viện khi các nốt mụn trùm đầy mủ sau khi tắm lá khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Về bệnh thuỷ đậu, theo các chuyên gia y tế, tất cả những người chưa bị hoặc chưa được tiêm vắc-xin thủy đậu đều có thể bị bệnh lý này.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng ngay khi xuất hiện các vết loét đầu tiên ở miệng hoặc cổ họng theo các con đường như tiếp xúc trực tiếp; tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt mụn nước hay nước bọt, dịch mũi của người bệnh có trong không khí khi nói chuyện gần với họ hoặc khi họ hắt hơi, ho;
Bệnh lây qua việc dùng chung vật dụng; dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị thủy đậu cũng rất dễ bị lây bệnh; thuỷ đậu cũng lây truyền từ mẹ sang con.
Vắc-xin thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau: Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần; trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần; trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin thủy đậu có tác dụng lâu bền. Nếu đã được chủng ngừa vắc-xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vắc-xin thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vắc-xin có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
Thời tiết giao mùa, phòng ngừa trẻ mắc bệnh thuỷ đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên Varicella Zoster gây nên và dễ bùng phát thành dịch bệnh, thường xuất hiện vào mùa xuân - hè.
Bệnh nhi 4 tuổi mắc thủy đậu. Ảnh: BVCC
Theo các bác sĩ, thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp, virus từ người bị có thể lây lan sang người bình thường qua nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi, qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
Mụn nước từ người bị bệnh thủy đậu có thể lây lan sang người bình thường thông qua quần áo, khăn mặt, đồ chơi, vật dụng làm việc, nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 - 3 tuần.
Bệnh thường khởi phát với các dấu hiệu như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, trẻ biếng ăn kèm tiêu chảy, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chân tay và thân, xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân.
Đến giai đoạn toàn phát trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa, rát, rất khó chịu. Nếu bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
Để phòng tránh bệnh thủy đậu và tránh lây lan trong cộng động, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung nhiều loại Vitamin và khoáng chất cần thiết, ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C. Chế độ ăn của bé cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm chất gồm đạm, bột, béo, vitamin và khoáng chất.
Chủ động tiêm phòng vaccine thủy đậu phòng bệnh sớm khi bé được 12 tháng, vaccine được tiêm tại các cơ sở y tế tiêm chủng dịch vụ.
Khi có biểu hiện sốt cao, kém ăn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Nhận biết viêm kết mạc mùa xuân Vào mùa xuân nồm ẩm, thỉnh thoảng tôi lại bị ngứa mắt, đỏ mắt, rồi hôm sau hết luôn. Xin hỏi, có phải tôi bị viêm kết mạc mùa xuân, nhận biết dấu hiệu bệnh này thế nào? Nguyễn Thu Nga (Hà Nội) Ảnh minh họa Vào mùa xuân hoa nở nhiều, các loại phấn hoa bay tỏa vào không khí, nếu vào...