Hà Nội có hơn 30% trẻ mầm non tiếp cận chương trình làm quen tiếng Anh
Thống kê từ Bộ GD-ĐT, nhu cầu làm quen với tiếng Anh của trẻ mầm non ở các thành phố lớn khá cao, đặt ra yêu cầu đảm bảo chất lượng chương trình dạy cho trẻ.
Nhu cầu tiếp cận với tiếng từ bậc mầm non tại các thành phố lớn ngày càng cao
Theo Bộ GD-ĐT, địa phương đông trẻ làm quen với tiếng Anh nhất cả nước hiện nay là TP. HCM với hơn 96.000 trẻ, chiếm 58 % tổng số trẻ đến trường. Hà Nội có gần 30.000 trẻ, chiếm 32%; Đà Nẵng 13.473 trẻ, chiếm 19,2%; Vĩnh Phúc 7.343 trẻ (chiếm 14,2%). Độ tuổi cho trẻ làm quen với tiếng Anh là từ 3-5 tuổi.
Để triển khai chương trình làm quen tiếng Anh với trẻ mầm non, căn cứ trên đăng ký của cha mẹ trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non liên kết với các trung tâm đã được Sở GD-ĐT thẩm định tài liệu, học liệu phối hợp thực hiện.
Theo Bộ GD-ĐT, trong thời gian qua, công tác cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh được sự ủng hộ rất lớn từ cha mẹ trẻ. Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam;
Bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh. Chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa.
Video đang HOT
Cùng với nhu cầu ngày càng cao thì vấn đề đảm bảo chất lượng trong thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non lại càng cần được quan tâm. Theo đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Minh yêu cầu các địa phương quan tâm sâu đến nguyên tắc này, cần phê duyệt kỹ các chương trình dạy cho trẻ.
Bên cạnh đó, tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị; tập huấn đầy đủ cho đội ngũ giáo viên, thẩm định kỹ các giáo viên nước ngoài; tích cực số hóa giáo trình, tài liệu…
Bộ GD-ĐT cho rằng chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non cần tiếp tục được triển khai tích cực trên cả nước để trẻ mầm non được tiếp cận với tiếng Anh sớm, tạo tiền đề để sau này học tập tốt hơn; đặc biệt, giúp các em phát triển ngôn ngữ, tự tin và hòa nhập tốt trong môi trường xã hội toàn cầu hóa.
Huy động trẻ em 5 tuổi đến trường: Góp sức lớn từ phụ huynh
Việc huy động trẻ em mầm non 5 tuổi đến trường không còn khó khăn; thậm chí phụ huynh không những tình nguyện đưa trẻ tới trường, mà còn tham gia vào quá trình chăm sóc trẻ ở trường.
Học sinh Trường Trường Mầm non Minh Trí A (Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: NVCC
Kinh nghiệm thực tế
Ngoài ra, nhà trường chỉ đạo giáo viên rà soát đối tượng học sinh, hỗ trợ gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để trẻ được đến trường và không bỏ học giữa chừng. Đối với trẻ em hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách con thương binh, nhà trường quan tâm, giúp đỡ làm các thủ tục để được hỗ trợ tiền ăn trưa.
Là một trong những trường vùng khó của huyện Sóc Sơn (Hà Nội), thế nhưng Trường Trường Mầm non Minh Trí A luôn là một trong những điểm sáng về thực hiện kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Cô Hiệu trưởng Lê Thị Thắng cho hay, nhiều năm nay, 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp và hoàn thành chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi. Trường cũng huy động trẻ em mẫu giáo 4 tuổi ra lớp đạt 100%.
Cô Thắng chia sẻ, để đạt được kết quả trên, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác phổ cập như: điều tra, phúc tra trẻ 5 tuổi nhằm huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường công lập, tư thục học Chương trình giáo dục mầm non.
"Chúng tôi cũng phối hợp huy động các trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường; thống kê chính xác số trẻ từ 0-6 tuổi, nắm số trẻ ra lớp ở các loại hình theo từng học kỳ" - cô Thắng cho hay, đồng thời nhấn mạnh: Việc phân tuyến, chỉ tiêu tuyển sinh được nhà trường thực hiện công khai.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường.
Ngoài ra, nhà trường tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập và quản lý thông tin, số liệu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
"Chúng tôi xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ các tổ công tác, điều tra số trẻ trên địa bàn. Cập nhật đầy đủ số liệu và chính xác vào phần mềm phổ cập giáo dục. Huy động 100% số trẻ 4 - 5 tuổi ra lớp theo đúng số liệu điều tra" - cô Thắng cho hay, đồng thời cho biết, để giữ vững kết quả này, Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ linh hoạt, nhằm tạo hứng thú cho trẻ ham muốn đi học.
Trên cơ sở đó sẽ đạt các mục tiêu theo từng độ tuổi, đảm bảo 100% trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có các kiến thức và kỹ năng tốt chuẩn bị vào lớp 1, đồng thời hoàn thành chương trình giáo dục cho trẻ em 5 tuổi.
Hoạt động ngoại khóa của Trường Mầm non Ngọc Linh (TP Sơn La). Ảnh: NVCC
Tình nguyện đưa trẻ tới trường
Trường Mầm non Ngọc Linh (TP Sơn La) hiện có 420 học sinh từ 24 tháng đến 5 tuổi. Cô Đinh Thị Hậu- Hiệu trưởng nhà trường- chia vui: Tỉ lệ chuyên cần sau dịch bệnh Covid-19 vẫn giữ ổn định. Trẻ 5 tuổi đạt trên 95%, các độ tuổi khác đạt trên 85%. Tháng 5/2022, trường vừa hoàn thành xuất sắc kiểm định cấp độ 3 lần 2. Hiện, trường đã lắp Camera, với 23 mắt giám sát. Qua đó, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục, tạo sự yên tâm, tin tưởng với phụ huynh.
Tại tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 121 cơ sở giáo dục mầm non (cả công lập và tư thục). Bà Tăng Thị Ngọc Mai - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT - nhấn mạnh, ngành giáo dục địa phương đã duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
"Nếu những năm trước đây, việc huy động trẻ em mầm non 5 tuổi đến trường là khó, thì vài năm gần đây, phụ huynh không những tình nguyện đưa trẻ tới trường, mà còn tham gia vào quá trình chăm sóc trẻ ở trường. Chẳng hạn như: mô hình "bán trú dân nuôi".
Theo đó, tới giờ ăn, phụ huynh sẽ mang cơm vào cho con và nhờ cô giáo cho ăn để trẻ được học cả ngày ở trường. Ngoài ra, phụ huynh còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoại khóa của nhà trường.
"Để tiến hành phổ cập trẻ dưới 5 tuổi cần có bộ tiêu chí đánh giá và quy định các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và miễn học phí từ trung ương. Trước mắt, địa phương tập trung huy động tối đa trẻ ra lớp và giao chỉ tiêu huy động cho từng cơ sở giáo dục" - bà Mai đề xuất, đồng thời cho rằng:
Một trong những thay đổi quan trọng và làm tiền đề để phát triển giáo dục mầm non cho những giai đoạn sau chính là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này cần tiếp tục được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, chế độ chính sách được đảm bảo. Hiện, đội ngũ này đã được hưởng chế độ chính sách như những viên viên chức nhà nước, song vẫn còn nhiều khó khăn nên rất cần được quan tâm, để xứng đáng với thời gian, công sức của giáo viên mầm non.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, sau hơn 10 năm thực hiện đề án Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố và mở rộng. Theo đó, mỗi phường xã có ít nhất 1 trường mầm non công lập. Tỷ lệ trẻ đến trường tăng mạnh; trong đó tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đạt 99,6%.
"Sắp tới, triển khai chương trình sức khỏe học đường đến tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung bữa ăn học đường và sữa học đường nhằm chống khuynh hướng béo phì hoặc suy dinh dưỡng và nhẹ cân thấp còi" - bà Tăng Thị Ngọc Mai - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh.
Nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách 'Chào Tiếng Việt' cho rằng, điều quan trọng nhất khi dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài là cần khơi gợi sự hứng thú, tò mò và nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt của các em thông qua các hoạt động tương tác như trò chơi, lễ hội... Chiều...