Hà Nội: 3 đoàn đánh giá, chấm điểm về an toàn thực phẩm
Từ ngày 25/10 – 15/22, Hà Nội sẽ thành lập 3 đoàn đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm (ATTP) tại 30 quận, huyện, thị xã.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5585/QĐ-UBND, thành lập 3 đoàn đánh giá, chấm điểm công tác ATTP của thành phố Hà Nội năm 2018. Các đoàn kiểm tra cơ sở và đánh giá, chấm điểm tại 30 quận, huyện, thị xã từ ngày 25/10 đến 15/11/2018.
Đoàn số 1 do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội là Trưởng đoàn đánh giá, chấm điểm công tác ATTP tại các huyện, quận: Chương Mỹ, Thanh Oai, Gia Lâm, Long Biên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
Đoàn số 2 do ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông là Trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Hà Đông, Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Phúc Thọ, Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Trì, Hoàng Mai.
Đoàn số 3 do bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương là Trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thạch Thất, Đan Phượng, Đông Anh, Sóc Sơn.
Các đoàn thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP một số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố do quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn quản lý. Đánh giá và chấm điểm công tác ATTP tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố theo bảng tiêu chí tại Quyết định số 3594/QĐ-UBND, ngày 16/7/2018, của UBND thành phố. Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố do quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn quản lý.
Kết quả đánh giá, chấm điểm sẽ được gửi về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) trước ngày 20/11/2018 để tổng hợp báo cáo UBND thành phố và các đơn vị có liên quan.
Từ nay đến cuối năm, tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ nay đến cuối năm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 9/5/2016, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt đối với cấp huyện, cấp xã.
Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Triển khai kế hoạch cảnh báo nhanh sự cố về an toàn thực phẩm trên toàn thành phố.
Video đang HOT
Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã. Đẩy mạnh công tác thi đua, thực hiện tiêu chí chấm điểm công tác an toàn thực phẩm của quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, mô hình điểm, trong đó chú trọng chuyên đề trọng tâm của ngành y tế là tăng cường quản lý cải thiện dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; chuyên đề trọng tâm của ngành nông nghiệp là phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm tươi sống an toàn có kiểm soát; chuyên đề trọng tâm của Sở Công thương về quản lý chợ, chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, trái cây an toàn.
Chủ động và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, thông tin kịp thời về thực trạng an toàn thực phẩm, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức truyền thông sâu rộng để nâng cao ý thức toàn xã hội về an toàn thực phẩm. Tăng cường việc phối hợp vận động, tuyên truyền, giám sát giữa UBND và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân thành phố.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội cũng tập trung kiểm soát ngăn chặn hạn chế tối đa thực phẩm không đảm bảo lưu thông trên thị trường. Thành phố sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm theo kế hoạch và đột xuất, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho các doanh nghiệp, tập trung vào các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm tươi sống, thức ăn ngay, dịch vụ ăn uống khu vực du lịch, thức ăn đường phố, nước uống đóng chai.
Tăng cường kiểm tra, rà soát tại các chợ cóc, chợ tạm; sử dụng các xe chuyên dụng kiểm nghiệm nhanh trong kiểm tra thực phẩm tươi sống, các chợ siêu thị. Tập trung thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Tú Anh
Theo Dân trí
TPHCM: Sẽ gắn logo cho "thức ăn đường phố an toàn"
Thức ăn đường phố với nhiều tiện lợi, đa dạng đang trở thành nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn. Tuy nhiên, đây là mặt hàng tiêm ẩn nguy cơ nhiễm vi sinh, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng logo "thức ăn đường phố an toàn" sẽ được gắn cho những cơ sở đạt chuẩn.
Thức ăn đường phố với những tiện ích như giá rẻ, thuận lợi khi mua bán, tiết kiệm cả tiền bạc lẫn thời gian, đa dạng món ăn... từ lâu đã trở thành đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn. Tuy nhiên, loại hình này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi việc buôn bán, kinh doanh bên đường, điều kiện vệ sinh hạn chế gia tăng tình trạng nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn khi thức ăn không được bảo quản lạnh nên dễ ôi thiu.
Thực phẩm đường phố có nhiều tiện ích nhưng cũng nhiều nguy cơ mất an toàn
Mặt khác, những người buôn bán thức ăn đường phố hầu hết đều là tự phát, không có giấy phép, không giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, nguyên liệu sử dụng trong chế biến khó kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng. Bên cạnh đó, đối tượng phục vụ của thức ăn đường phố là những người có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp, cho dù có ý thức sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn nhưng túi tiền hạn chế nên họ ít có sự lựa chọn.
Thức ăn không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn có thể khiến người sử dụng đối mặt với những nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, gây ra các loại bệnh nguy hiểm. Để hạn chế những nguy hiểm đến từ mặt hàng thức ăn đường phố, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm thành phố đang triển khai nhiều giải pháp siết chặt quản lý chất lượng, hướng tới mục tiêu đưa thức ăn đường phố thành nét văn hóa ẩm thực vùng miền trên cơ sở kết hợp với du lịch.
Các mặt hàng thức ăn đường phố rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, TPHCM cho biết: "Ban đã lập kế hoạch cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố năm 2018 và 2019 với mục tiêu kiểm soát chất lượng an toàn, giảm thiểu ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm cũng như nâng cao ý thức của cả người bán lẫn người mua".
Theo đó, mỗi quận huyện sẽ xây dựng các mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố. Các quận huyện sẽ lập các khu phố ẩm thực, tuyến đường kinh doanh, phường xã điểm trong kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, sẽ có những tuyến đường không có thức ăn đường phố để từng bước quy hoạch vào các điểm bán tập trung nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
10 tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
Theo PGS Phong Lan: "Khó có thể đòi hỏi thức ăn đường phố về mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn tốt như các nhà hàng. Tuy nhiên, loại hình này cũng phải có chuẩn an toàn trong phạm vi có thể chấp nhận được để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Ban An toàn Thực phẩm đã lập ra 10 tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, trên cơ sở đó phối hợp với Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người kinh doanh loại hình này".
Bên cạnh việc truyền thông, Ban An toàn Thực phẩm đang chủ trương vận động các mạnh thường quân, trích quỹ hỗ trợ trang thiết bị như: dụng cụ gắp thức ăn, găng tay, tạp dề, khẩu trang, dụng cụ thu gom rác và xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ cho người bán thức ăn đường phố.
Những điểm bán thức ăn đường phố đạt các tiêu chí sẽ được gắn logo biểu trưng
Căn cứ trên 10 tiêu chí đối với thức ăn đường phố, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá và gắn logo biểu trưng "thức ăn đường phố an toàn" cho các những điểm bán hàng đáp ứng tốt các điều kiện đặt ra. Các điểm bán thức ăn đường phố không đạt tiêu chuẩn sẽ bị kiểm tra, xử lý nhẹ thì cảnh cáo, thông báo lên sóng phát thanh, nặng sẽ buộc phải ngưng kinh doanh.
PGS Phong Lan kỳ vọng: "Nếu cộng đồng nâng cao được ý thức trong đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, loại hình kinh doanh thức ăn đường phố thời gian tới sẽ được tổ chức thành các khu thức ăn đường phố tập trung như Singapore, Thái Lan. Đây sẽ là nơi giới thiệu những món ăn đặc trưng của các vùng miền nhằm quảng bá và phát triển du lịch của địa phương, thu hút thực khách nói riêng và khách du lịch nói chung".
Vân Sơn
Theo Dân trí
Hậu vụ hơn 50 học sinh ngộ độc: Phát hiện công ty dùng bơ lẫn... côn trùng làm bánh mỳ Sau khi xảy ra vụ việc 55 người ăn bánh mì do Công ty Đồng Tiến cung cấp phải nhập viện, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đã thực hiện kiểm tra đối với công ty và phát hiện công ty vẫn dùng bơ có côn trùng để làm bánh. Khay bơ có nhiều côn trùng Công ty Đồng Tiến dùng làm...