Gỏi da cá
Món ăn thật ngon, đậm đà hương vị quê nhà. Đó là vị béo béo giòn giòn của da cá, vị chua chua củ…
Sáng chủ nhật, tôi dậy sớm xách giỏ đi chợ, nấu một nồi bánh canh cua giò heo để sẵn cho má. Thường ngày, má tôi ở nhà một mình, ra vào làm bạn với cái tivi và cây kiểng. Tuy không nói ra nhưng tôi biết má cô đơn lắm. Vì vậy theo thông lệ vào ngày chủ nhật tôi nhận nhiệm vụ nấu một món gì đó, rồi anh em sum họp ăn uống để má sống vui sống khỏe khi có các con bên cạnh. Hôm nay là ngày tôi phải đi sang nhà bạn để tham dự một buổi họp mặt.
Gỏi da cá, món ăn độc đáo của miền đất võ
Video đang HOT
Đồng hồ chỉ 11h, từ nhà tôi qua nhà bạn cũng gần, vừa tới trước cửa nhà trong bếp đã có tiếng vọng ra mừng rỡ của bạn bè làm tôi ấm lòng. Nhiều thức ăn từ gian bếp tỏa ra thơm nức mũi. Nói về nấu ăn thì bạn tôi thuộc người khéo tay nhất. Trong bếp các món ăn đã được sẵn sàng chờ khai tiệc, nào là mực ống nhồi cá thác lác nướng, chả cá thu ăn kèm rau răm, món bún rạm (giống như bún riêu cua). Nhưng một món ăn mà tôi vô cùng thích thú, muốn giới thiệu đến các bạn và quyết tâm tìm hiểu để làm cho gia đình thưởng thức đó là món gỏi da cá nhám.
Theo lời của cô bạn, đây là món đặc sản Bình Định – quê chồng cô ấy. Muốn làm được món gỏi này phải mua da cá từ ngoài quê đem vào. Nguyên liệu làm nên món ăn là 300g da cá đã được chiên giòn, 500g rau dấp cá, 500g bắp chuối non, 300g rau húng cây, 01 trái xoài xanh, một nửa trái thơm, 100g đậu phộng rang vàng và một ít cần tây, ngò rí, tỏi, đường, ớt, nước mắm. Đầu tiên, ta rửa sạch các loại rau, ngâm muối và rớt ra để ráo. Bắp chuối bào sợi ngâm chanh cho trắng, vớt ra để ráo. Xoài, thơm bào sợi. Thơm xắt cọng nhỏ. Đậu phộng giã hột. Pha một chén nước mắm tỏi ớt sền sệt không chua hơi mặn một chút để sẵn.
Món này chỉ ăn khi nào mọi người chuẩn bị vào bàn mới trộn để giữ cho da cá được giòn, ăn như vậy mới ngon. Tất cả loại rau, bắp chuối, xoài, thơm được bỏ chung vào một thố rộng trộn đều, da cá bóp nhỏ miếng vừa ăn, rưới nước mắm vào nhanh tay trộn đều và cho ra dĩa rồi rắc đậu phộng lên trên.
Nhìn công đoạn trộn gỏi, tuy chưa được ăn nhưng chúng tôi đã thấy thèm. Món ăn thật ngon, đậm đà hương vị quê nhà. Đó là vị béo béo giòn giòn của da cá, vị chua chua của xoài và ngọt của thơm, mằn mặn của nước mắm, cay cay của ớt cộng với mùi thơm của rau, bùi bùi của đậu phộng tạo ra món gỏi độc đáo, ăn rồi không thể nào quên, cứ muốn ăn thêm mãi.
Theo Amthucnet
Đặc biệt như mắm ruột miền Trung
Mắm ruột rất đặc biệt với nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển.
Từ nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển, người dân vùng duyên hải miền Trung đã chế biến ra một loại mắm ruột rất đặc biệt. Tuy không phổ biến như những loại mắm ở miền Tây Nam bộ, nhưng mắm ruột vẫn khiến người ăn thấy hấp dẫn và lạ miệng.
Là một món ăn quen thuộc và được xem là đặc sản của vùng duyên hải miền Trung, mắm cá lòng hay còn gọi là mắm ruột là món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây. Không phổ biến như các loại mắm cá lóc, cá linh, cá sặc... ở miền Tây Nam bộ, mắm ruột chỉ có theo mùa.
Mắm ruột từ lâu là món ăn khoái khẩu của người dân 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Vì sống ở miền biển nên từ bé, tôi đã đôi ba lần được thưởng thức món ăn này. Nhớ ngày trước, mỗi lần vào mùa cá, người ta bắt cá lấy phần ruột bên trong để làm mắm. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần rong ruổi theo bạn ven làng chài chơi vũ cầu (trò chơi đánh cầu). Bóng rơi vào nhà người ta, phải trèo tường vào nhặt ra. Sau mỗi bức tường ấy, tôi thấy người ta giăng một vài hũ bằng sành, bên trong đựng đầy mắm ruột. Khi có gió cũng đủ làm người đi ngang thấy nôn nao vì cái mùi ngai ngái mà đặc trưng.
Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm chiên giòn thật đặc biệt và tinh tế.
Ngày ấy, người ta thường làm mắm ruột bằng cá thu hoặc cá ngừ mới được đánh bắt từ ngoài khơi mang về, còn tươi sống. Những con cá lớn độ chừng 3-5kg bắt đầu được xẻ dọc bụng, lấy phần ruột bên trong, cắt thành khúc ngắn rồi trộn chung với muối. Tỉ lệ giữa muối và ruột cá quyết định đến độ thơm ngon, đậm đà của món mắm ruột. Sau khi ủ muối xong, ruột cá sẽ được cho vào từng hũ, khạp bằng sành, sứ, đậy thật chặt rồi mang phơi ngoài nắng lớn độ 3-5 ngày, đến khi ruột cá chín thành mắm là được.
Ngày nay, ít người làm mắm ruột để ăn vì thế mà mắm ruột cũng không còn phổ biến như trước nữa. Vì nhớ hương vị quen thuộc, vì ấn tượng với món ăn dân dã mà ngon miệng nên nhiều lần tôi nảy ra ý định làm lại món mắm này. Thay vì ruột cá thu, cá ngừ, tôi sử dụng ruột cá bò dại dương. Ruột cá này làm mắm ăn rất ngon, lại có mùi thơm, bùi rất đặc biệt. Nhưng vì cá hiếm nên để làm được một hũ mắm ruột không phải là dễ. Khi có được loại ruột cá mình muốn, tôi ủ nó với muối rồi mang đi phơi nắng thật lớn. Vài ngày sau khi mắm chín là có thể lấy ra dùng. Ngày trước, mẹ thường phi thơm một ít tỏi với dầu ăn, rồi cho mắm ruột vào quậy đều, nêm nếm ít bột ngọt, đường, ớt vào để giảm vị mặn của mắm. Khi hỗn hợp mắm chuyển qua màu nâu sẫm, hơi sệt lại là được. Người ta lấy mắm này để ăn kèm với thịt luộc, cà phá, rau sống hay cơm trắng. Về sau, để đổi vị cho các thực khách của mình và cũng nhằm làm mới món ăn, tôi dùng mắm ruột ăn kèm với loại cơm nắm được chiên vàng giòn. Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm thật đặc biệt và tinh tế.
Theo 24h
Phục dâu sát đất! Trời sinh lá dâu không chỉ dành riêng cho con tằm, mà còn giúp bà nội trợ khéo vun vén nên bao món ngon. Nghề dệt lụa, vải của dân ta đã có từ lâu đời, nổi danh với lụa Hà Đông, Quảng Nam, Lãnh Mỹ A của An Giang. Một thời, khắp ba miền đều có những nương dâu bạt ngàn. Thế...