Gỏi cá Nam Ô hương vị ẩm thực Đà Nẵng
Nếu bạn thích thưởng thức các món sashimi của Nhật, thì tại sao bạn không một lần thưởng thức món sashimi đặc trưng của Việt Nam nhỉ.
Gỏi cá Nam Ô, một món sashimi hấp dẫn từ ẩm thực Đà Nẵng sẽ mang đến cho bạn hương vị mới lạ khi thưởng thức món cá sống.
Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, ngay dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng mới món gỏi cá mà thực khách chỉ một lần được thưởng thức chắc chắn sẽ không thể nào quên.
Người ta thường nói ăn gỏi cá phải đến tận Nam Ô ăn tận gốc sở dĩ là do cá làm gỏi ở đây được chế biến từ cá sông vô cùng an toàn. Hơn nữa người dân nơi đây còn biết nắm giữ bí quyết gia truyền khiến cho món ẩm thực trở nên ngon hơn bất cứ khi nào.
Video đang HOT
Cá dùng trong món gỏi cá Nam Ô thường là cá trích. Cá trích đánh bắt vào buổi sáng sớm, nên thường được gọi là cá trích mai, tươi ngon và có vị rất ngọt. Sau khi mang về, cá trích sẽ được đánh vảy, cắt đầu, lườn cá, sau đó phi lê thành từng lá mỏng. Một bí quyết của người dân Nam Ô đó chính là khi rửa bỏ thêm chút muối và dấm vào nước để át bớt mùi tanh, và rửa đến khi nước trong thì thôi, để cá thật ráo nước.
Cá trích sau khi cắt đầu, cắt đuôi, bỏ xương sẽ được chẻ làm đôi sau đó đem ướp gia vị là gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn. Rồi cho cá vào tô đảo đều, cho thêm đậu phộng và mè để tăng tính hấp dẫn của món ăn.
Thưởng thức món ăn này cũng vô cùng đơn giản bạn chỉ cần múc một ít cá và nước ra chén nhỏ, rồi lấy rau sống và bánh tráng để cuốn, bánh tráng ở đây là dùng bánh tráng Đại Lộc, Quảng Nam. Rau sống ở đây khá là đặc biệt và đa dạng. Đó là những đọt non của các lá: cóc rừng, tim lan, lá xoài, lá trám, lá dừng. Một số loại lá mọc trên đèo Hải Vân và người bán phải đi hái chúng về. Rau sống khá là tươi ngon, ngoài những loại lá đó thì ở đây bỏ thêm một ít dưa chuột, xoài, chuối sống để tăng thêm vị chua nhẹ.
Sau khi cuốn những nguyên liệu ấy lại với nhau, chấm vào nước chan. Phải nói là một vị cay xông lên tận đầu, lưỡi hoàn toàn tê liệt, khiến cho nhiều người phải suýt xoa lên “Cay quá đi mất”. Tuy nhiên, món ăn gỏi cá phải cay thì mới đúng bài, vì chính cái cay của ớt, gừng, riềng mới lấn át đi vị tanh của cá sống.
Mặc dù cay nhưng phải công nhận rằng nó rất là ngon, ngon nhất là ở nước chấm của cá. Cái vị ngọt ngọt, mặn mặn của nước cá, cái vị beo béo của cá tươi cùng với vị cay xé lưỡi của ớt cộng với các loại lá mang hương rừng, vị chuối chat chat, vị chua chua của xoài…tất cả gói gém lại.
Ăn gỏi cá ngon nhất là uống kèm cùng với bia lạnh. Cái vị đắng của bia cùng với cái lạnh buốt của đá đã giúp phần nào khống chế được cái cay của ớt. Có lẽ, tùy theo khẩu vị ăn cay của từng người mà có không ít thực khách không đủ dũng cảm để thưởng thức trọn vẹn món hải sản độc đáo này. Xong cũng phải công nhận rằng gỏi cá ở đây ngon trứ danh mà khó nơi nào có thể sánh kịp.
Bản đồ ẩm thực: Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng
Nằm khép mình dưới chân đèo Hải Vân, Nam Ô là một làng chài ven biển có nghề sản xuất nước mắm. Nơi đây cũng có món gỏi cá Nam Ô nổi tiếng không chỉ trong làng chài mà nó còn là đặc sản, niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
Gỏi cá thì nơi đâu cũng có nhưng gỏi cá Nam Ô lại có hương vị rất đặc trưng nên những ai đã thưởng thức qua rồi cứ mãi còn lưu luyến. Nhiều tín đồ ẩm thực Nhật Bản còn gọi vui rằng đây là món sashimi (*) của Việt Nam mà mọi người nên tìm thử.
Điều này cũng có phần đúng bởi gỏi cá Nam Ô dùng hoàn toàn cá tươi vừa mới đánh bắt. Thế nên, điều tiên quyết khi làm gỏi cá Nam Ô là không dùng cá để lâu bởi có thể ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng món ăn.
Ngoài cá trích là phổ biến thì người dân nơi đây còn thay thế bằng cá cơm hay cá mòi tùy theo mùa đánh bắt. Sau khi sơ chế sạch bằng cách loại bỏ đầu, ruột và các bộ phận dư thừa thì dùng ít muối, giấm rửa dưới nước lọc liên tục đến khi hết hẳn mùi tanh của cá. Cá tiếp tục được lau sạch, lọc lấy phần thịt ở lưng và cắt theo từng lát mỏng.
Tiếp đến, ướp cá với hỗn hợp gia vi gồm gừng, riêng, tỏi bằm nhuyễn cùng ít nước mắm, chanh và giấm. Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ, khi thấy thịt cá săn lại, thấm gia vị thì vớt ra và bóp cho thật khô. Cách chế biến của gỏi cá Nam Ô cũng chia thành hai trường phái: gỏi cá ướt và gỏi cá khô.
Nếu như phiên bản gỏi cá ướt chỉ cần thêm một lần hỗn hợp nước dùng pha bằng chanh, tỏi ớt, gừng, giấm thì phiên bản cá khô kỳ công hơn. Cụ thể, thay vì dùng gia vị thì phiên bản này chỉ dùng thêm bánh tráng, đậu phộng, mè giã nhuyễn áo đều lớp thịt cá. Qua đó, tạo sự dễ chịu hơn cho những ai lần đầu dùng qua gỏi cá Nam Ô.
Ngoài điểm nhấn thịt cá tươi ngon, ướp gia vị đặc trưng thì phần rau sống là yếu tố quyết định nên thương hiệu gỏi cá Nam Ô. Cụ thể, rau ăn kèm ngoài những loại phổ biến như ngò gai, đinh lăng, tía tô, xà lách hay chuối chát thì cần có những loại rau được hái từ vùng rừng núi Hải Vân như lá trâm, lá xuân, kim lam... Có như thế, gỏi cá Nam Ô mới thật sự khác biệt so với các loại gỏi cá khác.
Trong chuyến hành trình rong ruổi Đà Nẵng, du khách có thể thử qua gỏi cá Nam Ô tại những hàng quán nằm dọc hai bên đường quốc lộ 1A (đoạn từ Huế vào Đà Nẵng). Qua đó, sẽ sưu tập thêm một món ăn độc đáo của Đà Nẵng vào "bản đồ ẩm thực" của riêng mình.
(*) Sashimi cách gọi của những món ăn làm từ hải sản tươi sống. Người Nhật quan niệm, sashimi là món ăn trang trọng dùng để thiết đãi khách quý.
Những món ăn trưa ngon tại Đà Nẵng Bánh tráng cuốn thịt heo, cao lầu hay bún chả cá là những món gợi ý cho bữa trưa của bạn thêm phần hấp dẫn tại thành phố biển xinh đẹp này. Đà Nẵng buổi trưa có nhiều quán ăn rất ngon, vừa miệng. Dưới đây là một số gợi ý nếu đang có ý định du lịch và thưởng thức những món...