Gỡ “nút thắt”, xây trường lớp mới

Theo dõi VGT trên

LTS: Là đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số 9 triệu người (chưa kể khoảng 3 triệu khách vãng lai đến sinh sống, làm việc, học tập…), việc nâng cao chất lượng sống của người dân luôn là điểm mấu chốt trong các quyết sách của TPHCM.

Minh chứng cho điều đó, xuyên suốt quá trình phát triển, thành phố luôn chú trọng dành nguồn lực đầu tư, nâng chất lượng khám chữa bệnh, giáo dục – đào tạo, giảm nghèo đa chiều. Nhiều thành tựu quan trọng ở các lĩnh vực này đã được TPHCM gặt hái, và người thụ hưởng cuối cùng – người dân – được đảm bảo đời sống ngày một nâng cao.

Gỡ nút thắt, xây trường lớp mới - Hình 1

Học viên, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật TPHCM trong giờ thực hành trên hệ thống học cụ hiện đại. Ảnh: QUANG HUY

Mỗi năm, trung bình TPHCM xây thêm 1.200 phòng học. Những ngôi trường mới liên tiếp mọc lên giữa chốn đô thị chật chội, tấc đất tấc vàng. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang từng bước phối hợp với doanh nghiệp thực hiện “đào tạo kép”, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao.

Xóa “ trường làng” giữa đô thị

Quận Tân Bình là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi diện mạo trường lớp giai đoạn 2016-2020, với việc đưa vào sử dụng hàng chục ngôi trường mới. Mới đây, quận đưa vào sử dụng Trường Mầm non Tân Sơn Nhất (phường 4) và Trường Tiểu học Phan Huy Ích (phường 15). Đặc biệt, Trường Tiểu học Phan Huy Ích kịp thời đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết vấn nạn quá tải học sinh cho địa bàn phường 15 – vấn đề nóng kéo dài hàng chục năm nay.

Là người nhiều năm trực tiếp chứng kiến sự quá tải học sinh trên địa bàn phường 15, ông Hoàng Xuân Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Trụ, chia sẻ: “Những năm trước, Trường Tiểu học Tân Trụ và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (cùng phường 15) có sĩ số học sinh luôn “khủng”.

Riêng trường Tân Trụ, bình quân lớp tăng cường tiếng Anh là 57-60 học sinh/lớp, lớp thường 45-50 học sinh/lớp. Học sinh ken dày, bàn ghế san sát, các em đi lại phải nghiêng người mới lách ra được. Lớp học chật chội vì học sinh quá tải, trường còn phải tận dụng phòng thư viện và hội trường làm lớp học.

Muốn duy trì bán trú cho học sinh toàn trường là việc vượt khả năng. Hệ quả, nhiều phụ huynh phải bỏ việc ở công ty, doanh nghiệp, có người công ty cách xa trường 5-10km cũng phải về đón con. Giờ có thêm trường mới, học sinh 3 trường sẽ được học bán trú 100%, phụ huynh bớt cực đưa đón con, yên tâm làm ăn”.

Trên địa bàn quận 8, những năm trước, khi đến Trường THCS Phú Lợi (phường 7, quận 8) vào đúng mùa mưa là cảm nhận được cảnh “trường làng” nằm ngay giữa lòng thành phố hiện đại. Băng qua con đường ngoằn ngoèo bụi đất, dù đã vào trường mà nước vẫn ngập tới đầu gối.

Phòng ban giám hiệu là một khu nhà cấp 4 xập xệ. Phòng học của học sinh đều là bàn ghế đã cũ kỹ, xuống cấp. Năm học 2016-2017, Trường THCS Phú Lợi lột xác, thay thế bằng một ngôi trường hiện đại, xây trên diện tích gần 10.000m2, thiết kế đạt chuẩn với 61 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng, có cả nhà thi đấu đa năng.

Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT quận 8, phấn khởi: “Không chỉ riêng trường Phú Lợi, trong 5 năm qua, quận 8 xây mới được 81 trường học. Trường lớp hiện đại giúp học sinh có điều kiện phát triển toàn diện và chuyên sâu về năng khiếu, sở trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Ở ngay trung tâm TPHCM, quận 3 luôn ấp ủ từ lâu chuyện xây mới hàng chục ngôi trường, trong đó có 4 công trình cấp bách cần được triển khai ngay, gồm: Trường THCS Phan Sào Nam, Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà, Trường Mầm non quận 3, Trường THCS Lương Thế Vinh (2 cơ sở) nhằm giúp các trường trên địa bàn giảm tải học sinh, tăng tỷ lệ học sinh được học bán trú.

Tuy nhiên, phần do vướng công tác giải phóng mặt bằng, phần người dân chưa chấp thuận mức giá đền bù…, các dự án đành “đắp chiếu”. Nếu “nút thắt” này không sớm tháo gỡ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và giảm niềm tin của phụ huynh, học sinh.

Từ nỗ lực của chính quyền ra sức vận động và thực hiện các chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người dân có đất, người dân quận 3 đã dần thấu hiểu, rồi đồng lòng chấp thuận bàn giao mặt bằng. Cuối năm 2019, quận 3 đã khởi công xây mới 4 dự án trên và 1 nhà thiếu nhi với tổng giá trị đầu tư khoảng 281 tỷ đồng.

Giáo dục ngoại thành bứt phá

Mỗi năm, TPHCM ưu tiên phê duyệt 20%-25% tổng ngân sách cho giáo dục. Trong số này, TP dành riêng 3.000-4.000 tỷ đồng xây trường lớp. Nhờ “chiếc phao cứu sinh” này, các quận, huyện đều thể hiện quyết tâm cao, xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm tạo quỹ đất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học, giải tỏa dần áp lực về chỗ học. Không chỉ đạt mà quận 9 còn “thừa” chỉ tiêu phòng học/10.000 dân.

Có nhiều thuận lợi về quỹ đất, trong 5 năm qua, quận đã cải tạo, nâng cấp, xây 44 trường, tương ứng 848 phòng học mới với tổng kinh phí gần 1.200 tỷ đồng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Cường, Phó Chủ tịch UBND quận 9, phấn khởi chia sẻ: “Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X, đến cuối năm 2020 cần đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân.

Video đang HOT

Nhưng, tại quận 9, tính đến hết ngày 31-10-2019, quận đã đạt 302 phòng học/10.000 dân trong độ t.uổi đi học, thừa 2 phòng học/10.000 dân. Chúng tôi tự hào vì đã hoàn thành chỉ tiêu trước 12 tháng”.

Gỡ nút thắt, xây trường lớp mới - Hình 2

Trường THCS Phú Lợi (quận 8) được xây dựng trên diện tích gần 10.000m2, thiết kế đạt chuẩn với 61 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng

Tại huyện Củ Chi và Hóc Môn, nhờ có nguồn quỹ đất dồi dào nên đã đầu tư xây trường có diện tích rộng, khang trang, trong đó nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng chí Đỗ Thanh Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết: “Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Hóc Môn đã thực hiện 26 dự án xây mới nhiều trường học với 869 phòng học mới, tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.

So với số lượng học sinh thì tổng chỗ học ở huyện Hóc Môn hiện có là lý tưởng, và mảnh đất anh hùng này cũng tự hào có số trường học đạt chuẩn quốc gia cao nhất nhì thành phố”. Nhiều ngôi trường mới khánh thành có diện tích rộng, khang trang khiến các quận nội thành phải ao ước.

Điển hình là Trường THPT Hồ Thị Bi (xã Tân Hiệp), gần 124 tỷ đồng, Trường Tiểu học Ngã Ba Giồng (Xuân Thới Thượng), 101 tỷ đồng, Trường Tiểu học Võ Văn Thặng (Nhị Bình), trên 132 tỷ đồng, Trường THCS Đông Thạnh (Đông Thạnh), 135,5 tỷ đồng…

Nâng chất nguồn nhân lực

Cùng với việc tập trung nguồn lực đầu tư trường lớp, cơ sở vật chất cho bậc phổ thông, 5 năm qua TPHCM sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường hội nhập. Toàn TPHCM có 4,7 triệu người lao động, trong đó có 4 triệu lao động đã được đào tạo.

Việc đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp (DN), bằng mô hình “đào tạo kép” – đào tạo 30% lý thuyết ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 70% thực hành ở DN – được đẩy mạnh để đảm bảo chất lượng đào tạo và đầu ra.

Tại Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM (HOTEC), nhà trường xem mối liên kết giữa DN với nhà trường là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo. Ông Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng HOTEC, chia sẻ, HOTEC đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây mới khu nhà D, trong đó có các xưởng thực hành robot; xưởng cơ khí chính xác CAD/CAM/CNC; xưởng tự động hóa; phòng thí nghiệm vật lý – hóa học… với trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn.

Đối với khối ngành kinh tế, HOTEC đã xây dựng phòng thực hành DN ảo, giúp học viên, sinh viên có được môi trường học tập “như thật”, gắn với thực tiễn. Trong đào tạo, HOTEC liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước; ký ghi nhớ (MOU) với 78 DN để tổ chức thực hành, thực tập theo mô hình “đào tạo kép”. 5 năm qua, có trên 10.000 học viên, sinh viên các bậc học, ngành học tốt nghiệp ra trường; trên 90% người học có việc làm ổn định và đúng ngành nghề. 100% cán bộ quản lý, giảng viên đạt trình độ trên chuẩn.

Cũng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của DN, Trường Cao đẳng Nghề TPHCM đã bảo đảm đầu ra cho học viên, sinh viên. Chương trình đào tạo được trường xây dựng 70% thời lượng là thực hành nên ngay khi tốt nghiệp, sinh viên có thể “nhập cuộc” ngay vào môi trường DN, không phải đào tạo lại.

Trường được Bộ LĐTB-XH chọn là 1 trong 40 trường nghề trọng điểm được đầu tư thành trường chất lượng cao đến năm 2020. Nói về liên kết đào tạo quốc tế, ông Trần Kim Tuyền, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề TPHCM, phấn khởi cho biết, trường và Học viện Chisholm (Australia) vừa tổ chức trao bằng Cao đẳng cấp độ quốc tế của Australia cho 46 sinh viên. 100% sinh viên đạt trình độ tiếng Anh B1 theo quy định. Đặc biệt, trong tổng số 46 sinh viên tốt nghiệp đã có 23 sinh viên được các DN tuyển dụng trực tiếp ngay, số còn lại đang đợi DN bố trí việc làm.

QUANG HUY

Theo SGGP

Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin t.iền

Theo thầy Nhĩ, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngày 5/3, 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ...) đã có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành về vấn đề hỗ trợ vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi.


Là đơn vị nhận được kiến nghị này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.


Thầy Nhĩ nhấn mạnh: "Giáo dục ngoài công lập đã giúp giảm đáng kể áp lực lên ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, tuy nhiên tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, hơn 1 tháng qua các nhà trường đã phải đóng cửa trường, không thu học phí trong khi lương giáo viên, t.iền mặt bằng vẫn trả...


Do đó, việc họ kêu gọi Chính phủ miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, t.iền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét giảm lãi suất cơ bản là hoàn toàn hợp lý".

Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin t.iền - Hình 1

Theo thầy Nhĩ, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Thùy Linh)

Ngoài ra, theo thầy Nhĩ, việc các trường khẩn thiết mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tính pháp lý của việc dạy và học trực tuyến cũng như kết quả các chương trình học trực tuyến (online) chính là nội dung mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất lâu nay.

Là một trong 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập kiến nghị gửi Thủ tướng, trao đổi với phóng viên của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long, mới thành lập năm 2019, hiện đang có 400 học sinh theo học, 82 giáo viên, nhân viên chia sẻ:

"Các trường ngoài công lập, đặc biệt là các trường mới thành lập, trường mầm non và các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục khác cũng đều đang gặp khó khăn, giống như các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu...


Họ cũng mong muốn có được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhà nước. Điều đó là bình thường. Đó là mong muốn chung, tuy nhiên cần có cách đặt vấn đề chuẩn xác và xử lý thông tin một cách đúng đắn hơn.


Nhưng họ không làm gì sai trái hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp gì cả. Họ cần được đối xử bình đẳng trong các chính sách với doanh nghiệp tư nhân, với các ngành nghề đang chịu nhiều tổn thất vì thảm họa chung này.


Đặc biệt, đây là lĩnh vực đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực bền vững".

Cũng theo cô Hoa: "Chính phủ cũng cần xem xét và hỗ trợ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập ở mức độ hợp lý, bình đẳng với các lĩnh vực đầu tư khác: giảm thuế thu nhập, tăng thời gian miễn thuế trong giai đoạn đầu tư ban đầu, cho vay với lãi suất thấp để duy trì việc trả lương hợp lý cho giáo viên và đảm bảo cơ sở vật chất ổn định cho nhà trường.

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của một nhà trường, nhất là các trường phổ thông rất cần sự bền vững và ổn định.


Giáo viên cần được đảm bảo đời sống trong thời gian này để yên tâm làm việc khi quay trở lại trường".

Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin t.iền - Hình 2

Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa, Chính phủ cũng cần xem xét và hỗ trợ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập ở mức độ hợp lý, bình đẳng với các lĩnh vực đầu tư khác (Ảnh: Trường Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long)

Phóng viên đặt ra băn khoăn hiện nay của dư luận rằng, chẳng lẽ các trường ngoài công lập không có nguồn lực dự trữ phòng ngừa rủi ro gì hay sao mà mới có hai tháng không thu và phải trả lương giáo viên đã cần "giải cứu" bởi Nhà nước còn cần phải cứu những doanh nghiệp lớn hơn, có nhiều ảnh hưởng hơn thì cô Hoa cho rằng:


"Các doanh nghiệp lớn đương nhiên phải có nguồn lực dự trữ mà còn khó khăn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư giáo dục hay trường ngoài công lập cũng thế.

T.iền thuê đất, t.iền xây trường, t.iền trả lương giáo viên, đầu tư xây dựng chương trình, nâng cấp cơ sở hạ tầng trường học hằng năm...của trường ngoài công lập hiện tại chỉ có 2 nguồn: nguồn vốn của nhà đầu tư và nguồn thu từ học phí.


Như vậy, cũng như mọi doanh nghiệp khác, khi không có nguồn thu thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro rất cao. Mức độ rủi ro và những hệ lụy về mặt xã hội khi một trường học phải đóng cửa không kém gì bất kỳ một doanh nghiệp lớn nào.


Để vận hành tốt, nguồn nhân lực cần đầu tư của trường ngoài công lập khá lớn: 10 học sinh cần 1 giáo viên, tỷ lệ của các trường mới thành lập còn cao hơn: 5-6 học sinh phải có 1 giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học và phục vụ.


Thời gian đầu tư ban đầu và chịu lỗ của các trường rất dài. Nên nguồn vốn có thể cạn kiệt là điều bình thường nếu đại dịch kéo dài 6 tháng.


Cần chú ý là các trường mong muốn được hỗ trợ lãi suất hợp lý như các doanh nghiệp khác chứ không phải đi xin t.iền. Không nên làm sai lệch vấn đề. Đầu tư cho giáo dục cần được ưu tiên như mọi ngành mũi nhọn khác".

Khi giáo viên quay lại trường dạy học và dạy bù trong tháng 6 như quy định của Nhà nước thì nhà trường thanh toán đủ theo hợp đồng.Về vấn đề t.iền lương, cô Hoa cho biết, trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Nhà trường gửi thông báo rõ ràng tới từng giáo viên. Trong tháng 2/2020 trả 70% lương theo hợp đồng vì giáo viên không đứng lớp trực tiếp.

Trong tháng 3, được nghỉ phép trước, giáo viên lĩnh lương trung bình tương tự như các giáo viên trường công lập (từ quỹ lương của trường). Cần đảm bảo duy trì đời sống bình thường cho giáo viên: đủ trả t.iền nhà, t.iền sinh hoạt phí cơ bản khác.

Nhìn nhận rõ vai trò của phụ huynh, phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa cho hay, trong điều kiện bình thường, trường ngoài công lập và các phụ huynh chọn trường ngoài công lập cho con thực sự đã có ý thức tự gánh vác trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng ngân sách với Nhà nước rồi.


"Thời gian này phụ huynh nghỉ việc trông con cũng rất khó khăn về tài chính. Chúng tôi không thể đẩy rủi ro thêm cho phụ huynh. Nhà trường và thầy cô sẽ vượt qua những khó khăn này.


Nhưng chúng tôi cần sự bình đẳng về chính sách đối với giáo viên và học sinh, phụ huynh các trường ngoài công lập. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư giáo dục không phải để "giải cứu" các chủ trường, mà để hỗ trợ về tinh thần và vật chất (dù là rất ít) cho giáo viên, phụ huynh học sinh và tất cả các học sinh.


Chỉ cần sự hỗ trợ từ Chính phủ bằng 30-50% so với các học sinh và giáo viên của trường công là đã rất quý rồi", vị hiệu trưởng này nhấn mạnh.


Trước đó, nhận định của 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập thì hậu quả của dịch Covid-19 để lại cho khối giáo dục tư nhân là vô cùng tàn khốc.

"Theo khảo sát nhanh của chúng tôi, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi".

Các trường cũng nhấn mạnh việc đóng cửa hàng loạt các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ gây hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với nền giáo dục Việt Nam. Với hệ giáo dục mầm non, hàng trăm cơ sở phá sản sẽ dẫn đến các cháu bé không có người trông nom, chăm sóc, cha mẹ bị ảnh hưởng công việc làm.

Với các trung tâm ngoại ngữ, trung bình chi phí đầu tư một cơ sở vừa phải sẽ tốn từ 2-5 tỉ đồng và sử dụng ít nhất là 30 lao động. Nếu chỉ cần 1.000 trung tâm ngoại ngữ đóng cửa thì hàng nghìn tỉ đồng sẽ bị mất trắng và hơn 30.000 lao động, trong đó có các thầy cô giáo, nhân viên, các bảo vệ, lao công, sẽ mất việc.

Khối trường phổ thông tư nhân cũng đang đối diện với áp lực tương tự. Chi phí đầu tư trung bình cho một trường tư chất lượng vừa phải (mức học phí 5-10 triệu/tháng), là khoảng 80-200 tỉ đồng. Trong đó phần lớn là t.iền vay đối với các trường mới xây.

Các trường tư cũng chỉ có thể kéo dài thời gian xoay sở không quá 3 tháng (theo thời gian đóng t.iền học trung bình của học sinh). Nếu bị phá sản hoặc mất thanh khoản, chỉ tính tại 200 trường phổ thông tư nhân quy mô vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì sẽ có hàng ngàn giáo viên mất việc, hàng ngàn tỉ t.iền vay ngân hàng sẽ không được trả đúng hạn.

Đấy là chưa kể sẽ có hàng ngàn giáo viên nước ngoài tại các trung tâm tiếng Anh và trường tư sẽ mất việc, sau này muốn tuyển dụng họ trở lại sẽ tốn chi phí vô cùng lớn.

Theo bản kiến nghị của đại diện 150 trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện đang kiệt sức nghiêm trọng và dần mất tính thanh khoản do học sinh phải liên tiếp nghỉ học tránh dịch Covid-19. Trong gần ba tháng qua, những nhà đầu tư giáo dục tư nhân đã phải gồng mình chịu tất cả những hậu quả của dịch Covid.

"Các trường đang đứng trước một tương lai bất định, không biết khi nào trường, trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ được mở, học sinh được đi học. Nhưng t.iền lương giáo viên, nhân viên vẫn phải cáng đáng, t.iền vay ngân hàng vẫn phải trả, t.iền thuê địa điểm vẫn phải thanh toán. Chúng tôi đã kiệt sức! Về tài chính, về năng lượng và cả ý chí!", nội dung bản kiến nghị viết.

Thùy Linh

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện mưa đá, đường kính đến 1,5 cm
05:11:49 15/06/2024
Quảng Trị xác minh 16 trường hợp đăng tải sai sự thật về việc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ
21:47:27 15/06/2024
Xe tải làm sập cầu ở Đồng Tháp
00:08:33 16/06/2024
Biết có camera nhưng vẫn móc trộm vàng trong tiệm gội đầu
21:40:25 15/06/2024
Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét
00:09:04 16/06/2024
Thiếu nợ, thuê xe cẩu trộm hơn 2 tấn sắt xây nhà xưởng
22:55:58 15/06/2024
Hà Nội: Cháy nhà dân trong ngõ Trại Cá lúc giữa đêm, đồ đạc bị thiêu rụi
15:50:36 14/06/2024
Cứu hộ kịp thời 3 n.ữ s.inh viên đi lạc trong núi Hòn Vượn
21:19:10 14/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Xảy ra hai vụ đuối nước tại Phú Yên khiến 3 thiếu niên t.ử v.ong

10:10:11 16/06/2024
Trước đó, vào ngày 13/6, trên địa bàn xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa cũng xảy ra một vụ đuối nước tại kênh Chính Bắc, huyện Phú Hòa khiến một em nhỏ 11 t.uổi t.ử v.ong.

Mưa đá bất ngờ xuất hiện ở TP Cần Thơ

23:53:17 15/06/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ nhận định, chiều tối và đêm 15/6, Kiên Giang và TP Cần Thơ (chủ yếu tại quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh) tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác. Lượng mưa dự báo dao động đ...

Cảnh báo thủ đoạn dùng công nghệ AI để dẫn dụ "chat nhạy cảm" rồi tống t.iền

16:21:19 15/06/2024
Hiện nay, người dùng cần cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để l.ừa đ.ảo. Công an TP Hà Nội và TP.HCM cũng vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ chat nhạy cảm để cưỡng đoạt tài sản trên mạng xã hội.

Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản

15:08:25 15/06/2024
Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây trên đất nuôi trồng thủy sản được cho tồn tại nhưng phải chuyển đổi toàn bộ diện tích sang đất ở. Chủ biệt thự nói khó khăn về tài chính , chỉ xin chuyển một phần diện tích.

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe: Triệt để thì hết chống chế!

11:26:23 15/06/2024
Trong chuyến đi công tác tại Trại giam Phú Sơn 4 ở Thái Nguyên, tôi ám ảnh mãi ánh mắt của phạm nhân N.T.H - một người từng gây tai nạn cho chính đứa con trai ruột của mình.

Thủy điện ở Hòa Bình xả nước bất ngờ, nhiều du khách bị cuốn trôi

08:45:02 15/06/2024
Trong lúc người dân và du khách đang tắm suối, thủy điện Suối Mu ở Hòa Bình bất ngờ xả nước khiến nhiều người bị nước cuốn, may mắn được cứu kịp thời.

Hà Nội: Xe taxi tự bốc cháy giữa đường

05:09:17 15/06/2024
Khoảng 15 giờ 10 phút ngày 13/6, một xe taxi bỗng nhiên bốc cháy dữ dội khi đang lưu thông qua ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội).

Mưa dông, lốc xoáy trên biển Đông và nhiều khu vực trong đất liền

05:06:49 15/06/2024
Các chuyên gia cảnh báo người dân ở các khu vực trên đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Ô nhiễm nghiêm trọng từ con suối chảy bao quanh huyện Phú Riềng

05:00:02 15/06/2024
Theo người dân địa phương, nguyên nhân suối Tân bị bức tử nghi bắt nguồn từ một nhà máy chế biến mủ cao su nằm trên đường ĐT 741 (thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng), khu vực đầu nguồn, nơi suối Tân chảy qua.

Phát hiện quả bom 340 kg khi san gạt nền nhà

04:56:02 15/06/2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Yên đã tiến hành lập biên bản hiện trường và biên bản bàn giao hiện trạng quả bom cho Ban Chỉ huy Quân sự xã Lang Thíp.

Thiếu nữ ở Cà Mau mất tích bí ẩn

16:04:19 13/06/2024
Cơ quan chức năng địa phương và gia đình đang tích cực tìm kiếm thiếu nữ ở Cà Mau mất tích bí ẩn sau gần 20 ngày rời khỏi nhà.

Có thể bạn quan tâm

Sửng sốt với dải san hô non mọc từ biển lên bờ

Du lịch

10:40:04 16/06/2024
Ngày 8-6, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh tuyệt đẹp từ một rạn san hô mới nở, mọc từ mặt nước trồi lên bờ. Theo tìm hiểu, bức ảnh san hô màu xanh non bò lên bờ do chị Lưu Yến Phi

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Bất ngờ Chiếc khăn gió ấm, nước mắt đã rơi trong đêm concert Tempest

Nhạc quốc tế

10:27:00 16/06/2024
Bầu không khí 30 phút cuối của đêm concert nhóm K-pop Tempest tràn ngập xúc động. Trên sân khấu, thành viên nhóm đã khóc. Dưới khán giả có người vừa quay điện thoại vừa cầm khăn giấy chấm nước mắt.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow

Netizen

10:09:17 16/06/2024
Sau loạtdramaphông bạt, phát ngôn thách thức, L.P bị cộng đồng mạng tẩy chay, nhiều chị em thân thiết quay lưng. Đến nay, cô chính thức mất thêm tài khoản TikTok 1,3 triệu người theo dõi sau đại hội drama.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.

Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"

Sao việt

10:03:21 16/06/2024
Với cô dâu tháng 6 , chồng như một người bạn đời, âm thầm bên cạnh yêu thương và đồng hành cùng cô trong suốt thời gian qua và cả cuộc sống hôn nhân sau này.

NTK Thủy Nguyễn đưa áo bà ba cách điệu tới Tuần lễ Thời trang Quốc tế

Thời trang

10:00:59 16/06/2024
NTK Thủy Nguyễn đã trình làng bộ sưu tập mới mang tên Lả lơi áng mây trôi tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Xuân/Hè 2024.

"Bắt chước" y chang Diệu Nhi, Anh Tú chơi cùng 1 chiêu trên truyền hình nhưng nhận cái kết không ngờ!

Tv show

09:59:42 16/06/2024
Ngay từ phần lộ diện, Anh Tú Atus đã gây chú ý với tuyên bố quyết chiến hết mình và không nhường cho bất cứ ai. Anh Tú có kết quả đáng chú ý khi lần đầu làm nhóm trưởng tại chương trình Anh Trai Say Hi.

'Một Con Vịt' MV ca nhạc tỷ view đầu tiên của Việt Nam

Nhạc việt

09:44:49 16/06/2024
Tính đến 8h sáng ngày 13/6/2024, video này đã có khoảng 996 triệu lượt xem, tăng hơn 70 triệu lượt xem so với số liệu được ghi nhận vào tháng 3/2024.

Bài tập tốt cho người bệnh viêm đại tràng

Sức khỏe

09:42:15 16/06/2024
Những người lớn t.uổi cũng có thể tập aerobic nhằm giữ cho cơ bắp khỏe mạnh, duy trì khả năng vận động. Đồng thời, nó cũng làm giảm nguy cơ chấn thương và té ngã do mất thăng bằng.