Giúp học sinh nâng lực học ở trường có điểm đầu vào ‘đội sổ’
Với sự nỗ lực của tập thể và cá nhân xuất sắc đã tạo nên những thành tích ấn tượng tại ngôi trường cấp 3 luôn có điểm đầu vào ‘đội sổ’ ở Hà Tĩnh.
Đội ngũ giáo viên tại Trường THPT Nguyễn Đình Liễn luôn nỗ lực để truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học trò.
Đó là những nỗ lực trong công tác dạy và học tại Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) – ngôi trường thường xuyên có điểm đầu vào thấp nhất tỉnh, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp luôn nằm ở tốp đầu. Như năm 2019, điểm đầu vào tại ngôi trường này là 9,50, bình quân mỗi môn 1,9 điểm; cùng với việc bị chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19 trong những năm qua nhưng khóa học sinh này vừa có tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%.
Để đạt được thành tích kỳ diệu trên là sự nỗ lực không mệt mỏi trong công tác quản lý, giảng dạy của ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nổi bật trong đó là phương pháp truyền đạt kiến thức cho học trò của thầy giáo Hoàng Quốc Quyết – Hiệu trưởng nhà trường – một thầy giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết.
Xem học trò như những người em trong nhà
Sinh ra và lớn lên tại vùng bãi ngang xã Thạch Khê (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), điều kiện kinh tế khó khăn nhưng từ nhỏ cậu học trò Hoàng Quốc Quyết (SN 1987) nổi tiếng trong làng bởi nghèo khó mà hiếu học.
Thầy Hoàng Quốc Quyết – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn.
Tốt nghiệp THPT, Quyết chọn thi vào Trường Đại học Sư phạm Huế (ngành Sư phạm Địa lý) với lý do rất đơn giản đó là học Sư phạm được miễn học phí nên giảm gánh nặng cho gia đình, ra trường sẽ có việc làm.
Những năm 2010, sau khi tốt nghiệp Sư phạm, Quyết về quê hương nộp hồ sơ xin việc, tuy nhiên thời điểm đó ở Hà Tĩnh chỉ có 4 chỉ tiêu giáo viên Địa lý, Quyết nghĩ rằng mình sẽ không có nhiều cơ hội nên đã nộp thêm hồ sơ ở một số trường ở miền Nam. Tuy nhiên, không ngờ, kết quả xét tuyển, điểm của Quyết rất cao, và sau đó được phân công về Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – ngôi trường vừa chuyển đổi từ hệ bán công sang công lập.
“Tại ngôi trường tôi được phân về công tác, điểm đầu vào của các em rất thấp. Là người sinh ra và lớn lên ở miền biển này, tôi rất hiểu điểm số trên không phải do các em không thể tiếp thu được kiến thức, mà lâu nay người dân ở đây chủ yếu tìm cách mưu sinh, cuộc sống khó khăn, học sinh không có điều kiện tốt để học tập, chưa mấy chú trọng con chữ. Bắt đầu từ đó, tôi đã có suy nghĩ phải có phương pháp bồi bổ lại kiến thức đã thiếu hụt cho các em” – thầy Quyết tâm sự.
Thầy Quyết (bên phải) cùng học trò dọn vệ sinh sân trường.
Video đang HOT
Theo thầy Quyết, tại một chương trình học mà thầy đảm nhiệm, đối với các học sinh khá thì có thể dạy 20 buổi nhưng các học sinh yếu thì phải dạy đến 50 buổi. Ngoài ra, do thời gian các tiết học hạn chế nên những chỗ nào học sinh còn chưa hiểu, chưa bắt kịp kiến thức thầy lại dạy phụ đạo miễn phí cho các em vào những buổi khác.
Quan điểm của thầy Quyết trong việc khơi dậy đam mê học tập của các em là không nặng nề, gò bó, cứng nhắc mà phải thực sự gần gũi, thương yêu, xem học trò như người em trong nhà. Từ đó, dễ nắm bắt được tâm lý, tính cách… dễ dàng truyền tải kiến thức cho các em. Những học trò khó khăn đều được thầy trích khoản tiền lương ít ỏi, in tài liệu, mua sách vở… giúp các em học tập.
“Lợi thế của tôi là còn trẻ, tuổi không chênh nhiều với học trò, như lứa đàn anh nên dễ đồng cảm và chia sẻ với các em. Nhờ biết hòa đồng và chia sẻ nên các em rất hợp tác. Có những em rất ngổ ngáo nhưng kết quả học tập rất tốt, thái độ cũng dần được sửa đổi. Từ những em đó, mình lại lấy gương để nói với các em lứa sau, giúp các em tự tin và cố gắng hơn” – thầy Quyết chia sẻ.
Hai đối tượng mà thầy Quyết quan tâm nhất là đối tượng thi tốt nghiệp và thi đại học. Hàng năm, thầy đều mở nhiều lớp học miễn phí để ôn thi cho các em tại trường. Thầy Quyết còn đặc biệt quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngay từ đầu lớp 10, thầy đã tiếp cận, đặt vấn đề và quan tâm bồi dưỡng các em học sinh có triển vọng.
Với phương pháp đó, gần như năm nào học sinh của thầy Quyết cũng đều đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi (HSG). Có năm, 2 học sinh lớp 10 do thầy bồi dưỡng đã đạt HSG môn Địa lý lớp 12 cấp tỉnh, có em đạt giải Nhì HSG cấp quốc gia. Đây cũng là giải HSG quốc gia đầu tiên của Trường THPT Nguyễn Đình Liễn. Bên cạnh đó, kết quả thi tốt nghiệp, thi các trường đại học môn học của thầy luôn đạt tỷ lệ cao.
Giúp học trò phát huy thế mạnh của bản thân
Trong quá trình giảng dạy, thầy Quyết nhận ra, nhiều học sinh tiếp thu kiến thức không được tốt nhưng các em lại có những điểm mạnh riêng về thể dục thể thao, văn nghệ, khoa học kỹ thuật… Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, gắn bó với công tác Đoàn trường 8 năm, thầy Quyết đã tạo các sân chơi để các em kết hợp hài hòa giữa học tập và phát triển kỹ năng.
Là giáo viên trẻ, nhiệt huyết, thầy Quyết đã có nhiều sáng tạo trong việc truyền đạt kiến thức cho học trò. Từ đó, lực học của ngôi trường có điểm đầu vào thấp nhất tỉnh luôn đạt những thành tích đáng ngưỡng mộ.
“Các em tiếp thu không tốt, mình khiển trách nhắc nhở sẽ khiến các em tự ti với bạn bè, khó cải thiện học lực. Do đó mình phải tìm thấy điểm mạnh tạo sân chơi cho các em thể hiện, khi được khen thưởng, tuyên dương sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu” – thầy Quyết phân tích.
Thầy Quyết cũng thường xuyên tổ chức các phong trào xung kích, tình nguyện của thanh niên, khơi dậy và tạo sự lan tỏa tích cực như: “Mỗi ngày một việc tốt”, “Xây dựng tình bạn đẹp”, “Nói không với bạo lực học đường”; các chương trình ngoại khóa giáo dục sức khỏe, kỹ năng sống, các hoạt động xã hội, chuyên đề về biển đảo… Từ những diễn đàn, phong trào này đã trang bị cho học sinh nhiều kỹ năng, sống biết chia sẻ, có trách nhiệm, biết yêu thương và tình nghĩa thầy – trò thêm gắn bó.
Đặc biệt, năm 2017, thầy Hoàng Quốc Quyết đã triển khai phong trào “Mỗi ngày một việc tốt” trong tất cả đoàn viên ở các chi đoàn và giáo viên. Bằng những hành động, việc làm thiết thực trong học tập, trong rèn luyện và tu dưỡng, đến nay, phong trào “Mỗi ngày một việc tốt” của Đoàn Trường THPT Nguyễn Đình Liễn đã trở thành mô hình được nhiều trường THPT trên địa bàn học tập và nhân ra diện rộng.
Thầy Quyết luôn đồng hành cùng học trò trong những hoạt động xã hội.
Không những đóng góp trong chuyên môn, thầy Quyết còn có nhiều sáng kiến khoa học đạt giải cao như “Vấn đề dân số và truyền thống lịch sử văn hóa Hà Tĩnh” (xếp loại sáng kiến bậc 4 cấp ngành, giải Nhì quốc gia), “Biện pháp giáo dục ý thức tự giác cho học sinh trường THPT X., tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay” (xếp loại sáng kiến bậc 3 cấp ngành)…
Năm 2018, thầy Quyết là 1 trong 2 thanh niên Hà Tĩnh được xét duyệt gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng cán bộ công nhân viên chức trẻ giỏi toàn quốc lần thứ V. Mới đây, thầy Quyết vinh dự là 1 trong 8 đảng viên ở Hà Tĩnh tham gia chương trình gặp gỡ “500 đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác” toàn quốc năm 2019 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội.
Với những đóng góp của mình trong công tác giảng dạy và các phong trào đoàn thể, thầy Quyết được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường, tin tưởng của đồng nghiệp và sự tin yêu của học sinh, phụ huynh. Năm 2018, thầy Hoàng Quốc Quyết được bổ nhiệm Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Đình Liễn sau 8 năm công tác. Tháng 8/2021, thầy Hoàng Quốc Quyết được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn.
Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, tập thể sư phạm Trường THPT Nguyễn Đình Liễn đã gặt hái được những thành tích ngoạn mục trong những năm qua. Lãnh đạo Sở tin tưởng vào đội ngũ cán bộ quản lý, tinh thần đoàn kết của tập thể nhà trường, sự cố gắng nổ lực của giáo viên và học sinh, sẽ tiếp tục gặt hái được những thành tích mới cao hơn nữa.
Hạn chế "lỗi văn hóa" trong dạy, học online: Cần bộ quy tắc ứng xử
Trong quá trình dạy học trực tuyến đã xảy ra không ít ồn ào khi vài giảng viên, giáo viên đứng lớp có lời lẽ không phù hợp với học sinh, sinh viên và ngược lại.
Người thầy có vai trò rất lớn trong việc truyền đạt kiến thức, nắn chỉnh văn hóa và kỹ năng ứng xử cho học sinh, sinh viên.
Mất kiềm chế và thiếu bản lĩnh sư phạm của một vài thầy cô giáo đặt ra vấn đề cần chuẩn hóa quy tắc ứng xử trong giờ học online.
Bản lĩnh và sự chia sẻ
Một số vụ việc giảng viên, giáo viên có lời lẽ thiếu kiềm chế và không phù hợp với học sinh, sinh viên trong giờ học online đã được tung lên mạng thời gian qua, gây ý kiến trái chiều. Đa số các vụ việc không đi quá xa khi người thầy đã lên tiếng xin lỗi học sinh. Tuy vậy, dư âm về những hành động chưa chuẩn mực ấy ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo.
Không chối bỏ việc nóng giận có thể xảy ra bất cứ lúc nào với các tình huống dở khóc, dở cười trong giờ học online, song theo ThS Nguyễn Thị Diệu Anh - giảng viên Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Trường ĐH Văn Hiến, người thầy phải luôn ý thức được vị trí và vai trò của mình để kiềm chế.
"Nhà giáo không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức, dẫn dắt sinh viên, học sinh của mình khai phá, tìm kiếm tri thức mà còn bồi đắp vốn sống và kỹ năng ứng xử. Tất nhiên, có nhiều tình huống trong giờ học của sinh viên khiến mình vô cùng bực tức và nóng giận, nhưng vì nóng giận mà dễ dàng buông ra những lời cay nghiệt, câu từ thiếu chuẩn mực rõ ràng chúng ta đang thất bại và chưa hoàn thành chức phận", ThS Diệu Anh nói.
Đồng quan điểm, TS Trương Tiến Sĩ - giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho rằng: Khi giảng viên đứng lớp phải kiểm soát được lớp học, dù là offline hay online. Đây là yêu cầu bắt buộc và nếu thầy cô không làm được việc này đừng nói gì đến vấn đề dạy học, chuyển tải bài giảng như thế nào.
"Khi thầy cô thiết lập được quy tắc riêng cho lớp, các tình huống nảy sinh ít nhiều mình sẽ kiểm soát được trong nguyên tắc chung. Tất nhiên, thầy giáo cũng phải tạo được không khí vui vẻ để thầy và trò có tâm lý thoải mái nhất, hướng tới việc thầy chuyển tải được kiến thức hay nhất và trò tiếp thu được bài học tốt nhất.
Kinh nghiệm của tôi là "lớp học không điện thoại" và không làm việc riêng, nhưng cho phép sinh viên rời khỏi lớp để nghe điện thoại hoặc tin nhắn với những cuộc gọi, tin nhắn "quan trọng". Xử lý xong, sinh viên được quay trở lại lớp mà không cần xin phép, giảng viên cũng vậy. Khi cả hai phía thiết lập được bộ nguyên tắc, tự khắc hai phía sẽ ý thức, tôn trọng nhau và thực hiện", TS Sĩ chia sẻ.
Theo TS Trương Tiến Sĩ, để kiểm soát được những tình huống không ngờ nảy sinh trong buổi học, giảng viên cần thiết lập được một quy tắc riêng cho lớp ngay từ buổi học đầu tiên. Thầy cô phải quy ước cách thức làm việc của mình để trò tuân thủ. Lớp học phải có luật lệ, chuẩn mực và chế tài rõ ràng, đương nhiên phải phù hợp với quy định hiện hành. Lớp càng lớn càng phải nghiêm.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ tâm lý, TS Đào Lê Hòa An - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tâm lý và hướng nghiệp JobWay (TPHCM) nêu quan điểm: Việc phải chuyển trạng thái dạy học ít nhiều mang đến những khó khăn, lúng túng cho giáo viên. Chúng ta đều biết những kỹ năng tương tác trong lớp học ảo, những lỗi kỹ thuật trong quá trình dạy học trực tuyến phần lớn giáo viên chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong trường sư phạm.
Để thích ứng, họ phải nỗ lực tự học, trau dồi kiến thức và kỹ năng cũng như vận dụng các phần mềm dạy học để cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Áp lực hẳn là có, thậm chí là rất lớn nếu học sinh tham gia tiết học với tâm trạng không hứng thú hoặc không nghe lời, giáo viên sẽ cảm thấy thất vọng... Họ loay hoay và khi các tình huống nảy sinh, việc thiếu kiểm soát hành vi là có thể.
Một giờ học có tương tác trực tuyến với sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của người thầy.
Nguyên tắc cần tuân theo
Từ vụ việc đáng tiếc vừa xảy ra, các cán bộ quản lý và chuyên gia giáo dục cho rằng, hơn lúc nào hết, nhà trường cần khẩn trương xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong việc dạy và học. Bộ quy tắc ứng xử sẽ có quy định chung về trách nhiệm của nhà trường, giảng viên và người học khi tham gia học tập.
Nhìn nhận đây là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn khi bối cảnh dạy và học ngày càng thay đổi, theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, bộ quy tắc ứng xử khi xây dựng cần được đặt trên trụ cột chính là văn hóa ứng xử, hành vi ứng xử và quy tắc giao tiếp.
"Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có quy ước về ứng xử trên môi trường lớp học trực tuyến, lớp học ảo hay các hình thức tương tác trên nền tảng Internet đều được trường khuyến nghị giảng viên tuân thủ một cách nghiêm túc. Các quy định cũng mở rộng ở việc đảm bảo giờ giấc, tác phong, trang phục và vấn đề tương tác với người học. Đặc biệt, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở giảng viên phải giữ gìn và xây dựng hình ảnh khi dạy học trực tuyến
Tất nhiên, trong thực tế giảng dạy, giảng viên sẽ không thể nào tránh khỏi những sơ suất, hạn chế. Sinh viên cũng có thể vướng phải lỗi không mong muốn... Tuy nhiên, nhà trường luôn khuyến khích giảng viên, sinh viên lắng nghe và chia sẻ với nhau để nút thắt sớm được tháo gỡ", GS Huỳnh Văn Sơn cho biết.
Theo TS Nguyễn Tấn Đại - Nghiên cứu viên liên kết Phòng Thí nghiệm liên đại học về khoa học giáo dục & truyền thông, ĐH Strasbourg (Pháp), ở các nước có nền giáo dục phát triển, việc người học và người dạy khi bước vào lớp học phải tôn trọng nhau theo một bộ quy tắc chung có từ rất lâu. Tại Việt Nam, do trạng thái dạy học từ trực tiếp sang online mới được chuyển đổi gần đây nên nhiều vấn đề nảy sinh khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến ức chế tâm lý... Đây là điều mà chúng ta nên cảm thông và chia sẻ.
"Một bộ quy tắc ứng xử cho lớp học online nếu được các trường xây dựng phải đảm bảo được nguyên tắc netiquette (quy tắc và chuẩn mực mọi người cần tuân theo khi sử dụng Internet). Đây phải là cơ sở và nền tảng để người thầy và sinh viên tuân theo", TS Đại nói.
Tôi cho rằng điểm cốt lõi của bộ quy tắc ứng xử cho lớp học online là các quy định về phương thức giao tiếp, hành vi truyền đạt, ngôn ngữ và văn hóa lễ nghĩa... của lớp học truyền thống được chuyển đổi và xử lý qua các công cụ giao tiếp trực tuyến. Nếu chúng ta đảm bảo được các nguyên tắc và quy định như trên để xây dựng bộ khung chung cho các quy tắc ứng xử chắc chắn sẽ hạn chế được những tình huống thầy mắng trò, trò thách thức thầy như vừa qua. - TS Nguyễn Tấn Đại
Thầy giáo trẻ tạo mô hình hiệu quả cho hoạt động phong trào trường học Thầy Nguyễn Việt Thắng, Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) đã xây dựng các mô hình giáo dục hiệu quả, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, giúp học sinh hứng thú học tập và rèn luyện. Năm học 2018 - 2019, thầy Việt Thắng vinh dự đạt giải Nhì Cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ...