Giòn thơm chè lam Phủ Quảng
Thanh chè lam Phủ Quảng có màu vàng ươm đẹp mắt, thưởng thức cùng với chén trà xanh là đúng vị nhất, vừa dân dã lại có chút thanh tao.
Thử miếng chè lam giòn giòn, thấy cái vị gạo nếp bùi bùi lẫn trong vị ngọt dịu của mật mía và hương gừng cay, nhấp ngụm trà nước đầu còn chan chát, tất cả hòa quyện với nhau một cách tự nhiên nhất, như thức quà quê bình dị đầy nghĩa tình quê Thanh.
Món dân dã có trong danh sách 50 quà tặng đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố này là lựa chọn không thể thiếu với những du khách ghé thăm di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ.
Chè lam Phủ Quảng của xứ Thanh có nét độc đáo với vị giòn tan nơi đầu lưỡi khi thưởng thức và vị ngọt thanh nhẹ dìu dịu. Phủ Quảng trước đây là phủ Quảng Hóa, gồm một số huyện trung du của tỉnh Thanh, có lỵ sở ở gần thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay.
Chè lam Phủ Quảng từ xưa đã nức tiếng gần xa, những làng nghề làm chè lam truyền thống vẫn luôn lưu giữ và phát triển. Du khách đến thăm di tích Thành nhà Hồ và các vùng phụ cận đều thưởng thức chè lam Phủ Quảng và lựa chọn mua về làm quà.
Chè lam Phủ Quảng- thức quà dân dã xứ Thanh.
Video đang HOT
Làm thức quà này cũng khá công phu và đòi hỏi khéo léo, có kinh nghiệm để có được tỷ lệ chuẩn giữa các nguyên liệu gạo nếp, đường, mạch nha, mật mía, gừng, lạc… Gạo nếp loại hạt mẩy đều, xay bằng cối đá, lắng bột rồi lọc bằng tấm vải thô. Một phần nhỏ gạo nếp đem rang chín, đảo đều tay cho đến khi ngả vàng và có mùi thơm, đem trải ra nia cho mau nguội. Lạc rang xong giã đôi, gừng tươi đồ lên rồi xắt lát nhỏ.
Thứ mật để thắng chè lam phải là mật mía Kim Tân của huyện Thạch Thành láng giềng, nơi được coi là đất mía của tỉnh Thanh, có vị ngọt đậm, sóng sánh đặc trưng. Mật được thắng trong chảo to, đun sôi kỹ rồi giảm lửa để sôi lăn tăn, đến khi mật cô lại vừa phải thì cho hỗn hợp bột nếp, gạo rang, lạc, gừng… vào, quấy nhanh và đều tay. Đây là bước luyện chè, đòi hỏi người nấu phải thật nhanh và khéo léo, sao cho mật, gừng và gạo nếp quyện vào nhau với tỉ lệ vừa phải. Sau đó đổ hỗn hợp ra mặt phẳng sạch đã rắc lớp mỏng bột khô, thêm một số công đoạn được thao tác rất nhanh tay, cán thành khúc chè rồi cắt thành từng miếng vừa ăn, gói vào lá chuối khô, ngày nay thường dùng túi nilon để gói.
Chè lam Phủ Quảng thường thức cùng trà xanh.
Thanh chè lam Phủ Quảng có màu vàng ươm đẹp mắt, thưởng thức cùng với chén trà xanh là đúng vị nhất, vừa dân dã lại có chút thanh tao.
Thử miếng chè lam giòn giòn, thấy cái vị gạo nếp bùi bùi lẫn trong vị ngọt dịu của mật mía và hương gừng cay, nhấp ngụm trà nước đầu còn chan chát, tất cả hòa quyện với nhau một cách tự nhiên nhất, như thức quà quê bình dị đầy nghĩa tình quê Thanh.
3 thức quà Hà Tĩnh vào top đặc sản
Hội kỷ lục gia Việt Nam vừa công bố bưởi Phúc Trạch, kẹo cu đơ và gỏi cá đục vào Top 100 món ăn, quà tặng đặc sản.
Dưới đây là ba thức quà dân dã của Hà Tĩnh có tên trong Top 100 món ăn và Top 100 quà tặng Việt Nam (2020 - 2021).
Gỏi cá đục
Gỏi cá đục là đặc sản của vùng bãi ngang như: Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà... Cá đục sống gần bờ biển, thân to hơn ngón tay cái, dài khoảmg 13-18 cm, trông giống cá bống nước ngọt. Ngư dân có thể chế biến rất nhiều món ngon từ cá đục nhất là gỏi và nướng, vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.
Cá làm gỏi được đánh sạch vảy, bỏ đầu, cắt dọc thân lấy phần thịt rồi ướp bằng nước cốt chanh từ 15-30 phút. Cá ướp xong phải vắt khô, để ráo. Nước ướp cá sẽ giữ lại để làm gia vị nước chấm. Nước chấm làm từ nhiều loại gia vị khác nhau như: nước chanh, tỏi băm, cà chua, hành tím, lạc, ớt cay... đun sôi thành hỗn hợp chua ngọt. Khi ăn phải dùng bánh đa nem cuốn cá với rau thơm, lá tía tô, xà lách, dưa chuột thái lát mỏng...
Ăn kèm gỏi cá đục có rau thơm và các loại như lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non... cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Ảnh: Tuỳ Phong
Bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của người dân huyện miền núi Hương Khê. Xã Hương Trạch, huyện Hương Khê là "thủ phủ" của bưởi Phúc Trạch với 360 ha, trung bình mỗi hộ sở hữu từ một sào đến 2 ha đất, trồng 50 đến 400 cây.
Những cây bưởi tại đây tán rộng trung bình khoảng 4,5 m, cao 5 m, cho chừng 50 quả, có cây tới hơn 100 quả. Mùa thu hoạch từ tháng 8 đến hết tháng 9 hàng năm. Bưởi Phúc Trạch có vị ngọt xen lẫn chua thanh, mùi thơm, tép giòn, mọng nước. Loại trái cây này rất đắt hàng, được nhập đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước.
Bưởi Phúc Trạch được người dân địa phương xem là đặc sản quý. Ảnh: Đức Hùng
Kẹo cu đơ
Kẹo cu đơ vốn là kẹo lạc, có nhân là đậu phộng rang với mật mía. Kẹo sau khi nấu chín sẽ được đổ thành một lớp mỏng trên bánh đa nướng. Thực khách thường thưởng thức kẹo với nước chè xanh, khi ăn có độ dẻo và dính đặc trưng.
Kẹo được người dân nấu và bán tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Hà Tĩnh. Trong đó, nổi danh nhất là kẹo cu đơ của những hộ dân ở phường Đại Nài, gần cầu Phủ. Người Hà Tĩnh có câu: "Cu đơ Cầu Phủ không nhủ cũng mua".
Kẹo có vị ngọt của đường mía, vị béo của đậu phộng quyện với vị cay nồng của gừng và bùi bùi của bánh đa. Ảnh: Đức Hùng
Đến Đồng Tháp nhớ thưởng rượu sen hồng, nhắm khô cá lóc, chuột đồng quay lu Rượu sen hồng, khô cá lóc Đồng Tháp Mười, chuột đồng quay lu và cá lóc nướng cuốn lá sen non được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Hội kỷ lục gia Việt Nam) công nhận thuộc Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (năm 2021 - 2022). Rượu sen hồng Sen hồng được xem...