Giáo viên trường cấp 3 Thanh Đa bức xúc phải đi dạy bù cho ngày nghỉ lễ Giỗ tổ
Giáo viên Trường trung học phổ thông Thanh Đa bức xúc, vì phải đi dạy bù cho ngày nghỉ bù lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Một giáo viên của trường trung học phổ thông Thanh Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh vừa chuyển ý kiến bức xúc tới phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, nhà trường vừa có yêu cầu giáo viên phải dạy bù cho đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Nghỉ lễ Giỗ tổ nhưng vẫn phải dạy bù sau đó
Đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua, theo đúng quy định là người lao động được nghỉ lễ 3 ngày (9,10,11/4/20220), trong đó ngày 11/4 (thứ Hai) là ngày nghỉ bù cho ngày 10/4 do trùng vào ngày Chủ nhật.
Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường trung học phổ thông Thanh Đa lại ra thông báo, giáo viên phải dạy bù vào ngày 16/4 (thứ Bảy) cho ngày nghỉ thứ Hai (10/4) bằng hình thức trực tuyến.
Việc này cũng thể hiện rõ ràng, công khai qua lịch công tác tuần thứ 11, học kỳ 2 của nhà trường.
Lịch công tác tuần này của trường trung học phổ thông Thanh Đa, quận Bình Thạnh (ảnh: CTV)
Giáo viên này bức xúc, cho rằng sau một tuần học tập và làm việc căng thẳng, thì thời gian cuối tuần vốn là lúc dành cho thầy cô và học sinh nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động. Liệu có cần thiết phải bắt học bù 1 ngày (hiệu quả chưa thấy đáng kể, nhưng áp lực và mệt mỏi tinh thần) vào ngày cuối tuần không?
Hiệu trưởng nhà trường có giải thích với giáo viên rằng, Nhà trường học 2 buổi/ngày, nên ngày thứ Bảy không phải là ngày nghỉ cố định. Thứ Bảy dành cho hoạt động phụ đạo, sinh hoạt các câu lạc bộ.
Video đang HOT
Vậy việc hiệu trưởng cắt các hoạt động của ngày thứ Bảy (16/4) để dành cho giáo viên dạy bù, và các hoạt động của ngày 16/4 này lại phải lên kế hoạch bù cho một ngày khác không? Triền miên bù như thế liệu có phải là cách một trường học vận hành hợp lý?
Giáo viên còn nói, việc làm này của hiệu trưởng cho thấy không xem trọng các lớp học kỹ năng, không quan tâm đến lịch giảng dạy đã lên kế hoạch, không quan tâm đến nhu cầu nghỉ ngơi, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Các em đã học liên tục từ ngày thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày 2 buổi rồi.
Trường học 2 buổi/ngày, nên thứ Bảy vẫn phải hoạt động
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lê Hữu Hân – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Thanh Đa, quận Bình Thạnh xác nhận, đúng là nhà trường có yêu cầu giáo viên dạy bù cho đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Thầy Lê Hữu Hân giải thích: Đây là trường học 2 buổi/ngày, theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy. Tức là thứ Bảy không phải là ngày nghỉ cố định của nhà trường.
Do đợt nghỉ lễ vừa qua có ngày rơi trúng vào thứ Hai là ngày đi làm, nên trường lấy thứ Bảy để tổ chức dạy bù. Giáo viên vẫn nghỉ lễ được hưởng lương bình thường.
Các hoạt động của ngày thứ Bảy phải chuyển sang thời gian khác thích hợp hơn, để dành ưu tiên cho hoạt động dạy và học quan trọng hơn, để học sinh hoàn tất chương trình, chuẩn bị thi học kỳ 2 vào ngày 4/5.
Bình thường thì ngày thứ Bảy, nhà trường vẫn hay thường sử dụng để phụ đạo học sinh yếu, hoạt động của các câu lạc bộ dành cho học sinh.
Theo thầy Lê Hữu Hân, học sinh đã thiệt thòi là cả một học kỳ 1 học trực tuyến rồi, nên bây giờ quyền lợi học tập của học sinh vẫn là trên hết, cho dù dạy bù vẫn là học trực tuyến vẫn còn đỡ hơn là giao bài về cho học sinh làm.
Thầy Lê Hữu Hân nhấn mạnh: Các chế độ của giáo viên khi dạy bù thì nhà trường sẽ giải quyết sau.Tuy nhiên, về nguyên tắc thì thủ trưởng đơn vị hoàn toàn có quyền điều động giáo viên đi dạy vào ngày thứ Bảy, hay thậm chí là Chủ nhật để dạy cho học sinh hoàn tất chương trình,
Thế nhưng, thực tế thì ở trường Thanh Đa chưa đến mức phải dạy cả ngày Chủ nhật, nên chỉ cần dạy bù vào ngày thứ Bảy thôi.
Ấm lửa thiện nguyện ở Trường THPT Lý Tự Trọng
Viết tiếp truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, nhiều thế hệ giáo viên và học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã có những việc làm thiết thực giúp học sinh nghèo vượt khó.
Học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng tham quan triển lãm tranh do Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh trưng bày và giới thiệu tại nhà trường. Ảnh tư liệu
Năm 1996, anh Hà Quang Dần - cựu học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng đã xây dựng quỹ học bổng dành cho học sinh nhà trường gặp hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với số tiền 100 triệu đồng. Số tiền này được trao thưởng cho học sinh vào cuối mỗi năm học.
Từ năm 2016 đến nay, quỹ học bổng của nhà trường nhận được rất nhiều sự đóng góp của học sinh cũ. Trong đó, học sinh lớp 12B, khoá 1994 -1997 dành tặng nhà trường số tiền 100 triệu đồng; anh Bùi Bá Thanh (học sinh khóa 1996 - 1999) tặng 100 triệu đồng; học sinh các khóa tặng 200 triệu đồng. Tất cả số tiền này đang được nhà trường gửi ngân hàng để trao thưởng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi. Đây là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần rất lớn đối với giáo viên và học sinh nhà trường.
Đại diện nhà trường thay mặt học sinh cũ trao tiền hỗ trợ học sinh tháng 10/2021.
Năm 2021, với sự kết nối của giáo viên, các em học sinh cũ của nhà trường lại tiếp tục hành trình "cùng em viết tiếp ước mơ" bằng nhiều hành động thiết thực. Qua lời kêu gọi của giáo viên nhà trường về việc hỗ trợ thường xuyên cho các trường hợp cụ thể, từ tháng 10/2021, nhiều học sinh cũ của trường đã đề nghị được hỗ trợ cho các em học sinh nghèo. Và, người đâu tiên là anh Võ Tá Công - cựu học sinh khoá 42.
Anh Công hiện đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy gia cảnh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng là người đã từng được nhận sự hỗ trợ của giáo viên trong trường nên anh muốn tri ân bằng việc nhận hỗ trợ thường xuyên cho 1 em học sinh lớp 10 mỗi tháng 500.000 đồng và sẽ cố gắng duy trì cho đến khi tốt nghiệp THPT.
Câu lạc bộ Thiện nguyện xanh Lý Tự Trọng tổ chức "Vui Trung thu" tại Làng Trẻ mồ côi Hà Tĩnh năm 2018.
Hành động của anh Công đã tạo sự lan tỏa rộng rãi đối với học sinh cũ của trường. Từ sự chia sẻ, kêu gọi của giáo viên, nhiều học sinh đã nhận hỗ trợ các học sinh nghèo. Đó là anh Lê Tuấn Anh - cựu học sinh khoá 45, hiện đang sinh sống tại Úc, nhận hỗ trợ 3 em học sinh cho đến khi các bạn ra trường (mỗi em 500.000 đồng/tháng); chị Lê Thị Bích Diệp - cựu học sinh khoá 46, hiện đang làm việc tại Mỹ, nhận hỗ trợ 4 bạn trong 9 tháng của năm học 2021 - 2022 .
Đặc biệt, chị Phương Thùy - cựu học sinh khoá 45, đang là du học sinh ở Nhật, dù cuộc sống ở xứ người khá vất vả nhưng vẫn nhận hỗ trợ 1 học sinh từ tháng 10/2021 cho đến khi ra trường.
Thùy là một trong những học sinh đã từng nhận học bổng của anh Hà Quang Dần khi đang học tập tại trường, nay em quay lại hỗ trợ học sinh và xem như đây là sự tri ân đến ngôi trường em từng theo học...
Anh Võ Tá Công chia sẻ: "Tôi từng trải qua cuộc sống khó khăn, được thầy cô cưu mang nên rất hiểu sự chia sẻ cần thiết như thế nào trong cơn hoạn nạn. Vì thế, tôi muốn được giúp đỡ một em học sinh nghèo, sau này, khi điều kiện kinh tế tốt hơn, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với nhiều hoàn cảnh hơn nữa".
Để chia sẻ được nhiều hơn với những hoàn cảnh khó khăn trong trường, các giáo viên cũng tích cực kết nối với các tổ chức thiện nguyện. Hiện nay, nhà trường đang nhận được hỗ trợ mỗi tháng 3 triệu đồng từ quỹ "Tết làm điều phúc" do cô giáo Đinh Thuỷ Bích - giảng viên trường Đại học Thương mại Hà Nội kêu gọi từ cựu sinh viên dành cho 4 em học sinh của Trường THPT Lý Tự Trọng.
Chương trình "Bánh chưng xanh ngọt lành nhân ái" được tổ chức hằng năm đã lan toả ngọn lửa thiện nguyện đến nhiều giáo viên, học sinh cũ và các tấm lòng thiện nguyện hướng về người nghèo.
Nhà trường còn thành lập câu lạc bộ "Thiện nguyện xanh Lý Tự Trọng" (năm 2016) với phương châm: "Trải nghiệm, sáng tạo, kết nối, sẻ chia". Đây là nơi kết nối các thế hệ học sinh cũ về với nhà trường qua những hoạt động ý nghĩa như: "Bánh chưng xanh ngọt lành nhân ái" , "Vui Trung thu cùng trẻ em khiếm thị", các hoạt động chia sẻ ở Làng Trẻ mồ côi Hà Tĩnh... CLB là cầu nối các thế hệ học sinh cũ của nhà trường và những tấm lòng hảo tâm hỗ trợ cho những hoàn cảnh kém may mắn, động viên tinh thần các em...
Trong niềm vui với những thành tựu "trồng người" suốt 55 năm qua của nhà trường, chúng tôi luôn tự hào vì nhiều thế hệ giáo viên, học sinh đã thắp lên ngọn lửa thiện nguyện. Những chia sẻ ấm áp và chân thành của các giáo viên, học sinh đã chắp cánh cho các em học sinh nghèo học giỏi đến được chân trời mơ ước. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kêu gọi và duy trì các hoạt động này nhằm giúp các thế hệ học sinh nhà trường vượt qua khó khăn, nỗ lực chinh phục ước mơ.
Thầy Phan Quang Tấn - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng
Dạy học chương trình mới: "Trò lên thuyền và tự bơi vào bờ" Thầy cô giờ chỉ giữ vai trò định hướng và gợi mở vấn đề. Học sinh sẽ là người tìm tòi và giải đáp vấn đề đó. Cách dạy học này hoàn toàn mới mẻ với mọi giáo viên. Năm học 2021-2022, giáo viên (GV) cả nước bước vào dạy học Sách giáo khoa lớp 6 mới. Thời điểm này, cả thầy và...