Giáo viên bộ môn kiêm chuyên gia tâm lý
Gần đây xảy ra nhiều sự việc học sinh đánh nhau, bị bạo hành, tự tử vì bị trầm cảm càng cho thấy tư vấn tâm lý học đường vô cùng cần thiết nhưng trên thực tế lại không được chú trọng.
Ở nhiều trường THPT, người tư vấn tâm lý thường là giáo viên kiêm nhiệm – ẢNH: PHẠM HỮU
Không thể theo sát diễn biến từng học sinh
Khảo sát tại một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM cho thấy do cơ chế nên nhiều trường đã phân giáo viên (GV) bộ môn phải kiêm nhiệm luôn tư vấn tâm lý.
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TP.HCM), cho biết từ nhiều năm qua, trường đã thiết lập một phòng tư vấn cho học sinh (HS) với 2 nhiệm vụ, tư vấn tâm lý và hướng nghiệp. GV tư vấn về tâm lý tuổi học trò, sức khỏe sinh sản cho HS nữ là 2 GV bộ môn giáo dục công dân kiêm nhiệm.
Theo ông Yên, từ khi triển khai hoạt động tư vấn cũng đã giải quyết được một số vướng mắc của HS. Tuy nhiên, trở ngại nhất là HS còn khá rụt rè khi chia sẻ với thầy cô về vấn đề của mình. Mặt khác, về tâm lý sức khỏe cũng còn hạn chế vì GV vẫn chưa có chiều sâu chuyên môn. Ngoài ra, GV chỉ tư vấn khi HS có nhu cầu tìm đến chứ không thể theo sát diễn biến từng HS cụ thể vì số lượng HS quá đông.
Ông Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can (Q.8, TP.HCM), cho biết sở dĩ có việc kiêm nhiệm này vì ngành giáo dục không có biên chế cho chuyên gia chuyên trách. Các GV kiêm nhiệm thay phiên trực khi không có tiết dạy và được hưởng thêm chế độ ngoài giờ. Về chuyên môn, GV chỉ được học từ các lớp tập huấn của sở GD-ĐT. Hình thức tư vấn theo kiểu trực tiếp tại phòng và qua hộp thư điện tử.
“Đây là một nhu cầu có thực của HS. Nhiều lúc HS chạy xuống phòng tôi hỏi ngày giờ trực của các cô để được tư vấn. Thường khi gặp vấn đề về chuyện tình cảm, gia đình, các em sẽ tìm đến GV tư vấn”, ông Sĩ cho hay.
Mới chỉ giải quyết phần ngọn
Cô Chu Thị Lan, Trường THPT Hùng Vương (Q.5), cũng là GV bộ môn kiêm nhiệm tư vấn tâm lý. Theo cô Lan, vì là dân “tay ngang” chỉ được tập huấn tâm lý thời gian ngắn nên nhiều ca cần chuyên môn sâu cô phải tham vấn lại từ chuyên gia ở bên ngoài.
Cần người có chuyên môn sâu
Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý lâm sàng Phạm Thị Thúy cho rằng hiện nay nhu cầu tham vấn tâm lý của HS là có thật. Nguyên nhân từ các vấn đề xã hội, gia đình, nhà trường liên quan tâm đến tâm lý HS ngày càng gia tăng. Tất cả những vấn đề đó cần phải được gỡ rối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ở các trường hiện nay vướng phải nhiều cơ chế. Trường học chưa có chuyên gia chuyên môn sâu nên còn nhiều hạn chế. Nhiều trường đang tận dụng GV kiêm nhiệm nhưng thiếu kinh nghiệm tham vấn nên không đạt hiệu quả cao. Trong khi đó những sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý có chuyên môn sâu khi ra trường thì không được tuyển vào làm việc.
“Trong tham vấn tâm lý không khỏi bỏ sót nhiều trường hợp HS cần chia sẻ. Vì vậy rất cần sự quan tâm của gia đình, bạn bè, thầy cô khác hỗ trợ mới có thể giải quyết được”, cô Lan nói.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An (Q.5), cho rằng trường học rất cần những người có chuyên môn về tâm sinh lý tuổi học trò. Trong quá trình quản lý, ông Hoàng nhận thấy nhiều trường hợp HS gặp áp lực từ gia đình, tình cảm, học tập nên rất cần chia sẻ. Nếu chú trọng về tâm lý HS, trường học nên bắt đầu từ những cấp học nhỏ nhất để HS có cảm giác quen thuộc và tin tưởng với chuyên gia tâm lý.
“Quan trọng nhất với chuyên gia là phải có kinh nghiệm sống, nhất là cái tâm trong công việc mới hiểu được áp lực tâm lý của HS. Cái sai ở trường học hiện tại là nếu có chuyên gia cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Vì một người không thể theo sát hàng trăm HS. Trong khi đó vì làm công tác kiêm nhiệm tư vấn tâm lý nên đa phần hiện nay GV thường làm qua loa”, ông Hoàng nhận xét.
Hiệu phó một trường THPT ở Q.8 cho hay trường cũng có một biên chế chuyên gia tâm lý từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, do chỉ có một người phụ trách nên khó sát sao đến từng HS.
Từ góc độ trường tư thục nội trú, ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, cho biết công tác tâm lý cho HS là không thể thiếu. Tiêu chí chọn người quản nhiệm ở trường phải có chuyên môn về lĩnh vực tâm lý hoặc xã hội học bởi HS ở nội trú thường có nhiều hoàn cảnh đặc biệt, sống xa gia đình trong thời gian dài. Do đó, người quản nhiệm nội trú có chuyên môn về tâm lý sẽ là người hiểu HS nhất. Cho nên nếu chỉ xây dựng mô hình một chuyên gia tâm lý đảm trách chuyên biệt làm việc theo giờ hành chính thì khó có thể tiếp cận và giải quyết gốc rễ cho từng HS.
Chương trình SACEi: Hành trang trọn vẹn cho học sinh Việt Nam du học
Học sinh hoàn tất chương trình SACE International (SACEi) sẽ nhận được bằng tú tài danh giá như học sinh theo học THPT tại Úc và có nhiều cơ hội ứng tuyển vào các trường Đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, đặc biệt là Úc.
SACE Education Việt Nam ký kết hợp tác với trường THPT Lương Văn Can giảng dạy chương trình SACEi cho học sinh THPT tại Hà Nội.
Sáng 2/10 tại Hà Nội, SACE Education Việt Nam (đơn vị được ủy quyền trực tiếp bởi Ủy ban Phổ thông Trung học Nam Úc triển khai chương trình SACE International tại Việt Nam) đã ký kết hợp tác với trường THPT Lương Văn Can để giảng dạy chương trình SACE International cho học sinh THPT tại Hà Nội.
"Tiền đại học"
Chương trình THPT chính thống của bang Nam Úc (viết tắt là SACE International hoặc SACEi) là lộ trình hoàn hảo cho các bạn học sinh có mong muốn lấy được tấm bằng quốc tế tại Việt Nam hoặc chuẩn bị hành trang đi du học tại các quốc gia lớn trên thế giới.
Đây cũng là chương trình đã được triển khai 22 năm và được công nhận là chương trình "tiền Đại học" hàng đầu của Úc.
Bà Đào Mai Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị SACE International Việt Nam phát biểu.
SACEi có giá trị tương đương với các chương trình giáo dục quốc tế như A-level của Anh quốc và Chứng chỉ Tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate).
Sinh viên tốt nghiệp chương trình SACEi có thể nộp đơn và vào thẳng năm nhất tại bất cứ trường đại học nào của Úc hoặc các trường đại học của các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Canada, Singapore.
Nói về ưu điểm nổi bật của chương trình SACEi, bà Đào Mai Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị SACE International Việt Nam cho biết, học sinh được học chương trình quốc tế ngay trong nước, nhận bằng cấp chính thống uy tín, mà lại tiết kiệm đến 80% chi phí so với du học Úc.
"Hiện nay, SACEi đã thu hút được hơn 40.000 học sinh theo học và tốt nghiệp ngoài lãnh thổ nước Úc. Sau khi hoàn thành chương trình học SACEi, học sinh sẽ được cấp văn bằng Tú tài của bang Nam Úc và có cơ hội vào các trường ĐH được xếp hạng hàng đầu tại Úc.
Đây được xem là một trong những chương trình Dự bị Đại học chất lượng cao dành cho các bạn học sinh THPT tại Việt Nam. Bằng cấp của SACE International được các trường Đại học trên toàn thế giới công nhận.
Học sinh hoàn tất chương trình sẽ nhận được bằng tú tài danh giá như học sinh theo học THPT tại Úc và có nhiều cơ hội ứng tuyển vào các trường Đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, đặc biệt là Úc...", bà Mai Anh thông tin.
Cũng theo bà Mai Anh, ngoài việc phát triển kỹ năng học và nghiên cứu bằng tiếng Anh, chương trình SACE International còn bổ trợ cho học sinh kiến thức các môn học cần thiết để chuẩn bị cho khóa học chuyên ngành tại Đại học.
"Hàng chục ngàn học sinh hoàn thành chương trình SACE International đã được nhận vào nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới, phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực thương mại, y tế, dược phẩm, chế tạo, nghệ thuật và luật...", bà Mai Anh cho biết.
Học sinh tự tin hội nhập
Là cơ sở được lựa chọn hợp tác đào tạo chương trình SACEi, thầyĐặng Đình Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can bày tỏ niềm vui và tin tưởng chương trình đào tạo sẽ tạo ra những thế hệ trẻ đạt chuẩn kỹ năng và kiến thức để tự tin hội nhập quốc tế.
Thầy Đặng Đình Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can phát biểu tại lễ ký kết hợp tác.
"Bộ GD&ĐT đã rất kịp thời xây dựng các chính sách để ủng hộ việc liên kết đào tạo quốc tế và tạo cơ hội cho các trường ở Việt Nam bắt nhịp với xu thế toàn cầu. Sở GD&ĐT Hà Nội đã hỗ trợ, hướng dẫn để nhà trường xây dựng Đề án tích hợp chương trình SACEi vào chương trình của Bộ GD&ĐT để triển khai ở Trường THPT Lương Văn Can. Đồng thời, Công ty SACEi Việt Nam đã tin tưởng vào năng lực triển khai ở Trường THPT Lương Văn Can...", thầy Đặng Đình Long bày tỏ.
Tại lễ ký kết, ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao chương trình SACEi của Công ty SACE Education Việt Nam bởi chương trình SACEi có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh tham gia khóa học.
Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao chương trình SACEi.
"Sở GD&ĐT tin tưởng thành công về chương trình mới của SACEi. Chương trình sẽ đem lại cơ hội cho nhiều thế hệ học sinh THPT tại Việt Nam, đảm bảo cho học sinh tự tin theo học đại học tại bất cứ ngôi trường nào trên thế giới.
Chúng tôi rất hoan nghênh sự hợp tác bởi sự chuẩn bị cho các em học học sinh hành trang theo học các trường quốc tế, chương trình quốc tế là điều rất tốt. Không chỉ các học sinh đi du học mà tại Việt Nam cũng có các trường đại học quốc tế thì chuẩn bị những điều kiện cho các em học sinh có thể đáp ứng chương trình học là rất cần thiết.
Chương trình học không chỉ mang đến chương trình kiến thức mà còn là phương pháp giáo dục tốt hiện đại cho học sinh Thủ đô...", ông Lê Ngọc Quang nói.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ ký kết hợp tác.
Trường THPT Lương Văn Can được thành lập năm 1998 là ngôi trường có bề dày lịch sử với 22 năm xây dựng và trưởng thành. Trong những năm qua, Nhà trường luôn nằm trong tốp các trường THPT có kết quả thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cao của TP Hà Nội.
Năm học 2019 -2020, Trường THPT Lương Văn Can vinh dự xếp thứ 70 trong tổng số các trường THPT ở Hà Nội đỗ tốt nghiệp 100% trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hàng năm có khoảng 5% số học sinh của trường theo học các chương trình du học quốc tế.
Sử dụng điện thoại trong giờ học cần ý thức tự giác của học sinh Đó là ý kiến của nhiều đại biểu đưa ra tại buổi tọa đàm "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học - Nên hay không?" do báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), Trường THPT Hùng Vương (TPHCM) tổ chức ngày 25/9. Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh T.D Ông Trịnh Duy Trọng,...