Giành vé đến trường top đầu bằng khả năng tự học online
Trải qua nhiều khó khăn khi hai năm liên tiếp học online, nhiều học sinh vẫn đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, giành tấm vé đến trường đại học top đầu bằng khả năng tự học qua hình thức online.
Tận dụng sự linh hoạt
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đại đa số học sinh, sinh viên nước ta phải chuyển sang hình thức học online.
Tuy nhiên, đây không phải hình thức học quá mới lạ. Hình thức học này xuất hiện tại Việt Nam từ lâu và đã được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn như phương án bổ trợ kiến thức ngoài giờ lên lớp, trở thành chìa khóa giúp nâng cao hiệu quả học tập.
Nhiều học sinh đạt thành tích tốt nhờ có kỹ năng tự học online. Ảnh: MP.
Câu chuyện của tân sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội Nguyễn Thành Luân là một ví dụ. Thành Luân từng tốt nghiệp hệ cao đẳng của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và làm kỹ thuật viên xét nghiệm tại một phòng khám tư được nhiều năm. Sau 9 năm rời xa giảng đường, Thành Luân vẫn nuôi ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa.
Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Thành Luân đạt được 28,1 điểm khối B, vừa đủ điểm đỗ ngành Y đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội.
Thành Luân cho biết: “Ở lần thử sức năm ngoái, tôi trượt khi thiếu 0,25 điểm. Sau lần ấy, tôi đã quyết tâm thi tiếp và đặt mục tiêu cao hơn. Tháng 12/2020, tôi bắt đầu ôn luyện. Do tính chất công việc, tôi chỉ có thể học đêm, vì vậy, tôi lựa chọn tiếp tục đăng ký các khóa học online có bài giảng thu hình sẵn của HOCMAI để có thể học được mọi lúc mọi nơi. Thêm vào đó, tôi sử dụng nhiều tài liệu từ năm trước để ôn luyện”.
Bận rộn với công việc ở phòng khám, Thành Luân tranh thủ những lúc vắng bệnh nhân để xem video bài giảng. Buổi tối, anh học từ 22 – 24 giờ đêm, có ngày tới 2 giờ sáng hôm sau, hôm nào bận cũng cố gắng ôn ít nhất hai tiếng.
Video đang HOT
Học online gặp nhiều khó khăn khi không tương tác được với thầy giáo. Nếu có thắc mắc, Luân cũng không được giải đáp ngay. Tuy nhiên, chưa hiểu phần nào, Luân chủ động để lại bình luận, sẽ có trợ giảng giải thích hoặc thầy giáo gọi điện hỗ trợ.
“Với mình, đây là hình thức học vô cùng tiện lợi. Không chỉ chủ động học mọi lúc mọi nơi, mình còn được các thầy tư vấn, hướng dẫn tận tình và giúp mình có được lộ trình ôn luyện phù hợp”, Thành Luân cho biết thêm.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI là người trực tiếp hướng dẫn thí sinh Thành Luân ôn thi môn Sinh học cho rằng, cơ hội đỗ của thí sinh này rất cao. “Quả ngọt cuối cùng đã đến với Luân và gia đình sau bao nhiêu năm nỗ lực. Đó là món quà vô giá”, thầy Công cho hay.
Học sinh có kỹ năng tự học sẽ thành công
Theo đánh giá của nhiều giáo viên, cũng như chuyên gia giáo dục, khi lớp học truyền thống đóng, mở ra lớp học trực tuyến, kỹ năng tự học, vượt khó trong mỗi học sinh sẽ được chứng thực. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm nay có nhiều thí sinh đạt điểm cao nhờ có kỹ năng tự học online.
Em Dương Minh Thắng, tân sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, mặc dù năm học của em bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19, không thể đến trường học hay các lớp học bổ trợ truyền thống, song, em đã tự tìm ra các phương pháp khác cho mình.
“Ngoài học online trên lớp, em còn chủ động đăng ký thêm các khóa học online bổ trợ khác, học với giáo viên nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm, được trau dồi thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng giải quyết các câu vận dụng cao. Nhờ đó, em đã đạt được 26,6 điểm khối A trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua và chinh phục được nguyện vọng mà em mơ ước từ lâu”, Minh Thắng cho biết.
Em Đoàn Minh Dũng (tân sinh viên ngành Cơ điện tử của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh) chia sẻ niềm vui sướng tột độ vì đỗ đại học với mức chênh chỉ 0,1 điểm so với điểm chuẩn. Điểm thi khối A của Dũng là 26,85, trong khi điểm đầu vào của ngành mà em xét tuyển là 26,75.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm với thí sinh khoá sau, Đoàn Minh Dũng cho hay, việc dư ra 0,1 điểm của em cũng đủ sức để cạnh tranh. Đây chính là điều mà các em sinh năm 2004 cần phải nhìn nhận, từ đó có cách học, ôn luyện phù hợp để có thể làm đúng được nhiều câu nhất, tăng thêm cơ hội đỗ đại học cho mình.
Theo nhiều giáo viên, năm học 2021 – 2022, việc học online vẫn gần như “chủ đạo”, thì chìa khoá để các em bước vào giảng đường đại học vẫn chính là khả năng tự học, phân bố thời gian hợp lý giữa học online, học qua truyền hình hoặc tham gia các khoá học để có được kiến thức.
Đỗ Đại học Y Hà Nội sau 9 năm rời trường phổ thông
Mơ ước là bác sĩ đa khoa, anh Nguyễn Thành Luân quyết định ôn thi lại và đỗ Đại học Y Hà Nội, sau khi đã học cao đẳng, đi làm và lập gia đình.
Anh Luân 27 tuổi, ở xã Trù Hữu, huyện Lục Ngạn, đăng ký ngành Y đa khoa ở ba trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Với số điểm 28,85, anh đoán mình đỗ nguyện vọng một nhưng không dám nói với ai vì sợ mừng hụt. Ngày 16/9, Đại học Y Hà Nội báo danh sách trúng tuyển, anh thở phào hạnh phúc.
Cách đây 9 năm, Luân thi đại học lần đầu tiên vào Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, nhưng chỉ được 18 điểm nên nộp nguyện vọng vào hệ cao đẳng của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Ra trường năm 2015, anh làm kỹ thuật viên xét nghiệm tại một phòng khám tư ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, vài năm sau thì kết hôn.
Vợ anh học cùng ngành, cùng trường, nhưng hệ đại học và hiện công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội. Hai vợ chồng đón con đầu lòng vào năm ngoái.
Vợ chồng anh Luân chụp ảnh năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tốt nghiệp và đi làm nhiều năm, nhưng ông bố một con vẫn nuôi ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa. Anh thích lâm sàng, muốn tìm hiểu kiến thức sâu và giao tiếp với bệnh nhân. Được vợ và sếp ở cơ quan động viên, anh tính thi thử.
Anh xác định chỉ thi Y đa khoa và chọn trường có học phí phù hợp bởi còn phải lo cho gia đình. Vừa đi làm, vừa tranh thủ ôn thi và chăm vợ bầu, anh cố gắng cân đối thời gian phù hợp. Ở lần thử sức năm ngoái, anh tiếp tục thất bại khi thiếu 0,25 điểm. "Tôi sợ không đủ thời gian nên làm vội nhiều câu dễ và bị nhầm. Sau lần ấy, tôi quyết tâm thi tiếp và đặt mục tiêu cao hơn", anh Luân nói.
Tháng 12/2020, anh bắt đầu ôn luyện, tiếp tục đăng ký các khóa học online và sử dụng nhiều tài liệu từ năm trước. Bận rộn với công việc ở phòng khám, anh tranh thủ những lúc vắng bệnh nhân để xem video bài giảng. Buổi tối, anh học từ 22h đến 0h, có ngày tới 2h, hôm nào bận cũng cố gắng ôn ít nhất hai tiếng.
Học online gặp nhiều khó khăn khi không tương tác được với thầy giáo. Anh Luân chỉ có thể học đêm, trong khi thời gian đó lại không có lớp online hay Zoom. Nếu có thắc mắc, anh cũng không được giải đáp ngay. Tuy nhiên, chưa hiểu phần nào, học viên có thể để lại bình luận, sẽ có trợ giảng giải thích hoặc thầy giáo gọi điện hỗ trợ.
Từ khi xác định thi lại đại học, anh Luân tập trung vào ôn luyện, chấp nhận cảnh sống xa vợ con. Khi dịch bệnh chưa căng thẳng, mỗi tuần anh xuống Hà Nội thăm vợ con hai ngày. Chiều hết giờ làm, anh bắt xe đi Hà Nội rồi 4h sáng thứ hai lại ngược về Bắc Giang sớm.
Hai vợ chồng xác định cùng nhau cố gắng cho tương lai đoàn tụ ở Hà Nội. Ngoài vợ là hậu phương vững chắc, anh Luân được gia đình hai bên động viên, thay nhau lên chăm sóc cháu. "Nhà vợ luôn ủng hộ, còn bố mẹ tôi nói sẽ hỗ trợ tiền ăn, học để vợ chồng không quá vất vả. Nhưng chúng tôi cũng có sự chuẩn bị về kinh tế, nếu không tôi không dám nghĩ tới đi học", bác sĩ tương lai chia sẻ.
So với năm ngoái, anh Luân đánh giá đề thi Toán năm nay dễ hơn, môn Hóa và Sinh mang tính phân loại học sinh. Ở bài thi Hóa, anh dự định lấy điểm cao nhưng bối rối ở một câu cân bằng phương trình, khiến không đủ thời gian cho hai câu còn lại. Cuối cùng, anh đạt tổng điểm 28,1, với 9,6 Toán, 9,25 Hóa học và 9,25 Sinh học. Cùng với 0,75 điểm cộng, anh Luân vừa đủ điểm đỗ ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội.
Con trai Luân, bé Nguyễn Tùng Dương, hiện hơn 1 tuổi và ở Hà Nội cùng mẹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Biết anh Luân đỗ đại học, người thân và đồng nghiệp nhắn tin chúc mừng. Nhiều bạn bè bất ngờ khi anh có công việc ổn định lại tính chuyện thi lại. Trong lúc ôn thi mệt mỏi, anh Luân đôi lần thoáng nản chí. Mỗi lúc như vậy, anh tự hỏi mình lý do và mục đích thi lại để làm gì. "Tôi đã xác định thi là phải đánh đổi và đã làm là phải làm bằng được", anh Luân tâm sự.
Nhắc đến kết quả đạt được, anh Luân dành lời cảm ơn tới vợ. Nhờ sự hy sinh và đồng hành của vợ, anh có thêm động lực để đạt được ước mơ. Anh mường tượng cảnh 6 năm sau trong lễ tốt nghiệp sẽ cùng con trai lên nhận bằng.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên môn Hóa tại Hệ thống Giáo dục Hocmai, ấn tượng với học viên quê Bắc Giang ở ý chí, quyết tâm ôn thi lại. "Tôi từng khuyên bạn ấy cần cân nhắc kỹ việc thi lại để tập trung cho công việc hiện tại và chăm lo cho gia đình, vợ con. Nhưng Luân có khát khao cháy bỏng trở thành bác sĩ và được vợ cùng gia đình rất ủng hộ thi lại", thầy Ngọc kể.
Với thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Sinh học, anh Luân là học trò đặc biệt. Thầy Công nhớ lần học trò vừa canh vợ đẻ vừa ôn đại học. Biết điểm thi của anh Luân, thầy Công đã đoán cơ hội của anh rất cao. Nhưng khi những công bố về học phí của các trường phía Nam cao hơn, nhiều học sinh trong đó nhờ tư vấn để nộp nguyện vọng một vào Đại học Y Hà Nội, thầy Công lại lo lắng.
"Quả ngọt cuối cùng đã đến với Luân và gia đình sau bao nhiêu năm nỗ lực. Đó là món quà vô giá", thầy Công nói.
Dạy học trực tuyến không phải là đũa thần với mọi cấp học Giáo dục online không phải là cây đũa thần với mọi cấp học. Rất cần nhân rộng sự thực tế, thấu hiểu và quyết đoán như những gì ngành giáo dục Hải Phòng đã tiên phong Quyết định dừng việc dạy học trực tuyến kể từ ngày 22/2 với khối lớp 1 và 2 của lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố Hải Phòng...