Giảng viên người Tày đam mê nghiên cứu khoa học
Với mong muốn truyền lửa cho sinh viên, nhiều năm qua, Thạc sĩ Chu Mỹ Giang – ( dân tộc Tày) giảng viên Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng, đã không ngừng phấn đấu trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thạc sĩ Chu Mỹ Giang (thứ 2, từ phải sang), cùng các giảng viên khoa Marketing – Trường Đại học Kinh tế.
Tài sản quý báu là sự yêu quý của sinh viên
Trao đổi với Báo GD&TĐ, Thạc sĩ Chu Mỹ Giang (người dân tộc Tày) – công tác tại Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng cho biết, Giang chính là cựu sinh viên của Trường.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo của tỉnh Đắc Lắc, nỗ lực học tập để vượt qua cái nghèo khó đã giúp Giang đỗ vào trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng vào năm 2011.
Tại giảng đường, nữ sinh Giang đã cố gắng học tập, để rồi tốt nghiệp thủ khoa ngành Marketing và may mắn có cơ hội nhận học bổng toàn phần học Thạc sĩ vào năm 2015.
“Đến năm 2017, lúc đó tròn 24 tuổi, Giang tốt nghiệp Thạc sĩ và công tác tại Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế cho đến thời điểm hiện tại. Cái tên sinh ra với nghề lái đò mà người ông đặt cho mang ý nghĩa sâu đậm trên con đường sự nghiệp và cũng là sứ mệnh của bản thân Giang. Duyên đến nghề nhà giáo cho Giang có cơ hội để sống với tinh thần phụng sự cho ngành giáo dục và cộng đồng”, thạc sĩ Giang chia sẻ.
Video đang HOT
Nữ giảng viên trẻ Chu Mỹ Giang
Nữ giảng viên tâm sự rằng, nghề giáo cho Giang một tài sản quý báu, đó là sự yêu quý của các bạn sinh viên. Tài sản vô hình này là động lực thôi thúc bản thân Giang ngày càng cố gắng nổ lực hoàn thiện và phát huy hơn nữa.
Qua 4 năm giảng dạy, Giang được tiếp xúc với các bạn sinh viên thế hệ Y và Z, Giang cảm nhận được sự vượt trội của các em sinh viên về sự sẻ chia, tính chủ động và tự lập.
Bởi sự am hiểu và ứng dụng công nghệ sự đa dạng về các nguồn thông tin, các bạn sinh viên luôn chủ động lan tỏa các giá trị, kỹ năng và kinh nghiệm sống tích cực cho thành viên trong lớp và cộng đồng.
Năng nổ trong công tác Đoàn
Đặc biệt, ngoài công tác giảng dạy, bản thân nữ giảng viên này được biết đến là một người đam mê với nghiên cứu khoa học.
Thời gian về công tác tại Trường, Giang có tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, kết quả 1 giải Nhất cấp trường và giải nhì Eureka toàn quốc lần thứ 20. Ngoài ra, có 1 bài báo đăng tại tạp chí Online Information Review (Q1) chủ đề “Online communication self-disclosure and intimacy development on Facebook: the perspective of uses and gratifications theory” cùng với Giáo sư.
Với sức trẻ và sự năng động, đặc biệt là lĩnh vực bản thân đang theo đuổi Digital Marketing và Multimedia Communication Design, Thạc sĩ Giang kỳ vọng sẽ có nhiều ý tưởng giải pháp công nghệ mang tính đột phá hỗ trợ cho việc giảng dạy số tại Trường trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế và xu hướng công nghệ mới.
Tích cực tham gia công tác đoàn của trường.
Ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, niềm yêu thích của Giang là các hoạt động công tác Đoàn và Đảng của Khoa, qua đó giúp Giang thêm gắn kết với các thầy cô, anh chị, bạn đồng nghiệp trong môi trường giảng dạy.
Khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Giang trong sự nghiệp dạy học và công tác tại trường là những giây phút ngoài giờ trên lớp cô trò tham gia các chuyến đi, các bạn sinh viên gọi đó là “chuyến đi của tuổi thanh xuân”, cả lớp sum họp cùng chơi các trò chơi vui nhộn, đốt lửa trại và hò hát cùng nhau. Cùng nhau ôn lại các kỷ niệm trong những tháng ngày học tập và cuộc sống sinh viên xa nhà…
TS Nguyễn Thành Đạt – Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế nhấn mạnh, không chỉ được các em sinh viên yêu mến, giảng viên Giang còn là một đoàn viên luôn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên trường. Bên cạnh đó, Thạc sĩ Chu Mỹ Giang là người say mê nghiên cứu và có nhiều thành tích nổi bật ở Khoa Marketing.
“Trong hoạt động giảng dạy, Thạc sĩ Giang là một giảng viên giỏi, có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, được đồng nghiệp quý mến và học hỏi. Phương pháp giảng dạy của nữ giảng viên Giang không chỉ giúp các em sinh viên có được những kiến thức bổ ích, cái nhìn trực quan vào nghề nghiệp mà còn khiến các em thực sự quan tâm hơn, nhiệt tình hơn với từng buổi cô đứng lớp”, TS Đạt cho hay.
Nữ giảng viên trẻ Chu Mỹ Giang chia sẻ, trong thời gian tới, cô sẽ tiếp tục đầu tư nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại để nâng cao chất lượng bài giảng cho sinh viên, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên và của xã hội.
ĐH Mở TPHCM: Chính sách khen thưởng cho sinh viên NCKH như giảng viên
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ tương tự như giảng viên.
Sinh viên có thành tích NCKH tốt được vinh danh và khen thưởng
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ hoàn toàn tương tự như các thầy cô giáo của mình.
Đó là điểm mới được Trường ĐH Mở TPHCM áp dụng trong năm học 2020-2021. Thông tin này được trường công bố tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học vừa diễn ra.
Báo cáo, tổng kết tại Hội nghị, Trường ĐH Mở TPHCM cho biết trong năm học vừa qua, mặc dù tình hình dịch bệnh, hoạt động NCKH của sinh viên vẫn tiếp tục phát triển.
Gần 400 đề tài đã được đăng ký, các đề tài đều được nhận xét góp ý về chuyên môn và việc chọn lựa các đề tài thực hiện đã mang tính cạnh tranh rất cao. Kết quả là có gần 300 đề tài được phê duyệt thực hiện.
Tình hình dịch bệnh bùng phát bất ngờ vào đầu năm 2021 và các đợt giãn cách đã khiến sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Tuy vậy đã có hơn 200 đề tài hoàn tất. Các đề tài này được các hội đồng chuyên môn đánh giá kỹ lưỡng và nghiêm ngặt và đã chọn ra 93 giải (31 giải nhất, 34 giải nhì và 28 giải ba).
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Mở THCM diễn ra dưới hình thức trực tuyến
Không chỉ giới hạn ở cuộc thi cấp Trường, trong năm học qua cũng đã có 11 đề tài tham gia cuộc thi Sinh viên NCKH toàn quốc với kết quả 2 giải ba và 2 giải khuyến khích; 49 đề tài tham gia cuộc thi Eureka, một cuộc thi mang tính cạnh tranh cao với hơn 1.000 đề tài tham gia trên cả nước, với kết quả 5 đề tài được chọn vào chung kết xếp hạng và đạt 1 giải ba.
Ngoài ra, sinh viên trường cũng đã tích cực tham gia các cuộc thi học thuật khác như Olympic Cơ học, Olympic Tin học, các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp và đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Hà- Hiệu trưởng Nhà trường, để khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, thời gian qua Nhà trường luôn có những chính sách linh hoạt, phù hợp như cấp học bổng NCKH, có chính sách hỗ trợ các đề tài, hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi đến các chính sách khuyến khích giảng viên trong hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học và thu hút sinh viên cùng tham gia nghiên cứu với giảng viên.
Đặc biệt, sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ hoàn toàn tương tự như các thầy cô giáo của mình.
Động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Nhiều điểm mới gia tăng quyền và nghĩa vụ cho giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH, Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT (Thông tư 26) của Bộ GD&ĐT được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào NCKH trong các trường ĐH. Các hoạt động thực hành, NCKH trong quá trình học của sinh viên được Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đặc biệt khuyến...