Giãn cách xã hội làm gia tăng ca bệnh tăng huyết áp
Một nghiên cứu cho thấy, giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng 37% bệnh nhân tăng huyết áp phải nhập viện cấp cứu…
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện đại học Favaloro Foundation, Buenos Aires, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng việc giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 có liên quan đến việc tăng huyết áp (tăng 37%) ở những bệnh nhân nhập viện cấp cứu.
Thời gian qua việc bắt buộc giãn cách xã hội do COVID-19 đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Mọi người được yêu cầu ở nhà, ngoại trừ những người làm các công việc cần thiết (ví dụ như bác sĩ và y tá). Công chúng chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thực phẩm, thuốc men và đồ dùng vệ sinh. Các trường học đã bị đóng cửa, và các sự kiện công cộng bị đình chỉ.
Gia tăng bệnh nhân tăng huyết áp trong thời gian giãn cách xã hội.
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa cấp cứu của Bệnh viện đại học Favaloro Foundation với 12.241 bệnh nhân đang theo dõi sức khỏe tại nhà có độ tuổi trung bình là 57 tuổi và 45,6% là phụ nữ. Sau hai đợt cách ly xã hội do COVID- 19, 1.643 bệnh nhân trong số trên được đưa vào cấp cứu, với 391 (23,8%) bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị tăng huyết áp. Tần suất tăng huyết áp ở những bệnh nhân từ 21 tuổi trở lên trong ba tháng cách ly xã hội đã tăng lên đáng kể. Những lý do nhập viện phổ biến nhất là đau ngực, khó thở, chóng mặt, đau bụng, sốt, ho và tăng huyết áp.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Fosco – người đứng đầu nhóm nghiên cứu: Có mối liên hệ giữa sự cô lập xã hội và tăng huyết áp. Căng thẳng gia tăng do đại dịch, hạn chế tiếp xúc cá nhân và các khó khăn về tài chính hoặc gia đình, lối sống trong thời gian cô lập xã hội thường ăn nhiều, ít vận động và tăng cân, đều là tác nhân gây nên bệnh tăng huyết áp.
Đối với các bệnh nhân, họ còn cảm thấy căng thẳng tâm lý hơn trong quá trình di chuyển từ nhà đến bệnh viện, một mặt do sự kiểm soát của cảnh sát trong việc hạn chế đi lại, mặt khác do tâm lý lo sợ bị nhiễm SARS-CoV-2 khi ra đường và tới bệnh viện. Ngoài ra, bệnh nhân đang được điều trị tăng huyết áp có thể đã ngừng dùng thuốc do những cảnh báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với kết quả COVID-19.
Trời lạnh, nguy cơ đột quỵ tăng cao
Theo giới chuyên gia y tế, thời tiết thay đổi lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Nhiều người trời lạnh thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
Cần cảnh giác với chứng đột quỵ ở người già.
Thường khi trời trở lạnh, số bệnh nhân nhập viện do biến chứng cao huyết áp tăng rõ rệt. Một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có gần 70% người bệnh không biết mình bị cao huyết áp cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch máu não, liệt, hôn mê.
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tăng huyết áp có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Trời rét sẽ làm co mạch khiến huyết áp tăng vọt, dễ gây ra tai biến. Nhất là với người già, khi ra khỏi chăn ấm là lúc dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co, huyết áp tăng đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, đau thắt ngực.
Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam, đột quỵ đứng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong sau bệnh lý tim mạch, ung thư và dẫn đầu trong các nguyên nhân gây nên tàn tật.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với con số khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm; tức trung bình mỗi 6 giây có một ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới, có hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm. Trung bình 6 người có một người bị đột quỵ, nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Vấn đề quan trọng nhất trong cấp cứu đột quỵ là vấn đề thời gian, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt để tận dụng thời gian vàng (3 giờ đầu) của não.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học thần kinh, Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ, đột quỵ là quá trình xảy ra đột ngột, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn, còn lại đa phần bệnh nhân đều có những di chứng do tổn thương não, bệnh lý mạch máu như: liệt tay, liệt chân, rối loạn cảm giác, nói khó, vận động khó, giảm trí nhớ... Những di chứng này ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân.
Thống kê từ Bộ Y tế, trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thì khả năng tàn phế, lệ thuộc cao. 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại.
Hiện nay, công tác hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ trong cả nước nói chung đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa có nhiều cơ sở phục hồi chức năng, áp lực quá tải bệnh viện khiến thời gian được tập luyện của người bệnh bị hạn chế. Sau khi điều trị giai đoạn cấp, bệnh nhân được xuất viện. Hầu hết người bệnh phải tự bươn chải nhờ người thân giúp đỡ tập luyện, tự tập không đúng phương pháp, thậm chí không tập luyện gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân, như: hồi phục chậm hoặc gặp phải các di chứng khác do tập luyện sai cách gồm cứng cơ, co rút cơ, mất chức năng, không thể hoà nhập lại cuộc sống.
Đột quỵ thường đến như một cú sốc, đột ngột và không lường trước được. Đột quỵ có thể thay đổi cuộc sống của bạn một cách tiêu cực. Đột quỵ có thể tấn công sức khỏe của bạn một cách ngẫu nhiên và đôi khi không có dấu hiệu báo trước nào.
Khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí bằng cách: Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương; Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở; Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất; Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác; Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, đột quỵ có thể phòng ngừa được nếu vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên; giữ chế độ ăn uống đúng mức để tránh béo phì; hạn chế rượu, bia; tránh hút thuốc lá.
Trong mùa đông, để phòng tránh đột quỵ (nhất là ở người già), không nên ra lạnh đột ngột. Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi. Cần điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, phòng và điều trị tiểu đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol.
Vì sao người hiện đại lại không khỏe mạnh tối ưu như xưa: 5 yếu tố khiến bệnh tật tràn lan Theo các chuyên gia thì mặc dù đời sống được nâng cao nhưng sức khỏe con người lại không đạt được phong độ tối ưu nhất. Nhiều người trong tình trạng không thực sự khỏe mạnh. Hiện nay, có một trạng thái sức khỏe mà theo Tiếng Anh - người ta gọi là Suboptimal health - hay tiếng Trung là Á kiện khang,...