Giấm táo có thể giúp giảm cân
Giấm táo có giá thành rẻ, là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích như giảm cân, thay đổi tỷ lệ mỡ.
Giấm táo là loại gia vị được nhiều nơi trên thế giới ưa dùng với hương vị đặc biệt và những lợi ích của nó. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra việc thêm giấm táo vào chế độ ăn giúp chúng ta giảm cân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra trong các lợi ích của giấm táo có giảm cân. Ảnh minh họa: Vogue India.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên National Library of Medicine (Mỹ) năm 2009, 144 người Nhật Bản béo phì được chia thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có hướng dẫn riêng về liều lượng sử dụng giấm táo trong ngày. Bên cạnh đó, họ được yêu cầu hạn chế uống rượu, duy trì chế độ ăn và hoạt động hàng ngày.
Sau 12 tuần, kết quả của nghiên cứu cho thấy giá trị của loại thực phẩm này trong việc giảm cân, tỷ lệ mỡ cũng như cải thiện vóc dáng.
Với những người tiêu thụ một muỗng canh (15 ml) giấm táo mỗi ngày, trung bình, họ giảm 1,2 kg cân nặng, 0,7% mỡ, 1,4 cm chu vi vòng eo và 26% lượng triglyceride (chỉ số mỡ máu). Trong khi đó, với người tiêu thụ 2 muỗng canh (30 ml) giấm táo, những kết quả này lần lượt là 1,7 kg, 0,9%, 1,9 cm và 26%.
Nghiên cứu trên kết luận việc thêm 1-2 muỗng canh giấm táo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp chúng ta giảm cân nặng và tỷ lệ mỡ. Ngoài ra, chúng còn cải thiện kích cỡ vòng eo và chỉ số mỡ máu của cơ thể.
Bên cạnh cải thiện vóc dáng, sản phẩm này còn mang đến các lợi ích khác như giảm lượng đường trong máu, mức cholesterol xấu, hạ huyết áp và cải thiện độ nhạy hormone insulin.
Một nghiên cứu đăng tải khác trên tạp chí BMC Gastroenterol (2007) chỉ ra rằng ở những người tiểu đường type II hoặc kháng insulin, việc thêm giấm táo vào bữa ăn nhiều tinh bột giúp cải thiện độ nhạy insuline 34%.
Giấm táo có thể trộn salad hoặc uống khi pha với nước vào cuối ngày. Ảnh minh họa: Verywell Health.
Video đang HOT
Táo được cắt hoặc nghiền nát kết hợp với men nhằm chuyển đường thành rượu. Một vi khuẩn được thêm vào trong quá trình sản xuất giấm táo tiếp tục lên men rượu thành axit axetic. Đây cũng là thành phần hoạt động chính của giấm táo trong quá trình hỗ trợ cơ thể giảm cân.
Huấn luyện viên Lê Minh Phong (Hà Nội) gợi ý: “Có nhiều cách để đưa giấm táo vào bữa ăn. Trong đó, việc kết hợp với dầu ô-liu để trộn salad là phương pháp dễ dàng nhất mà vẫn giữ được hương vị”.
Ngoài ra, giấm táo được sử dụng để ngâm rau củ quả. Đơn giản hơn, chúng ta có thể pha giấm táo với nước uống. Nếu lựa chọn cách làm này, huấn luyện viên Minh Phong khuyến cáo lượng giấm phù hợp là 15-30 ml/ngày (1-2 muỗng canh). Lượng giấm táo nên được chia nhỏ thành 2-3 lần trong ngày và uống trước bữa ăn.
Với lượng lớn hơn, giấm táo có thể mang đến tác động tiêu cực như giảm tương tác thuốc hoặc ăn mòn men răng. Ngoài ra, chuyên gia cũng lưu ý không uống quá 15 ml giấm táo trong một lần. Nguyên nhân là nó sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Đồng thời, chúng ta cần pha giấm táo với nước. Sản phẩm này khi không được pha loãng có thể ảnh hưởng tới khoang miệng và thực quản.
Huấn luyện viên này cho hay: “Vào cuối ngày, uống một lượng giấm táo vừa đủ có thể thúc đẩy quá trình giảm cân và tối ưu các lợi ích khác”.
9 công dụng của giấm táo với sức khỏe
Giấm táo được chiết xuất từ nước táo ép tươi, cho lên men từ từ trong thời gian dài, chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là acetic acid.
Dưới đây là một số công dụng của giấm táo đối với sức khỏe:
1. Giấm táo làm giảm sự thèm ăn
Một trong những công dụng quan trọng của giấm táo đối với sức khỏe là giúp giảm cân. "Giấm táo tạo ra sự thay đổi trong trao đổi chất, có lợi cho giảm cân", theo chuyên gia giảm cân và tim mạch Luiza Petre (New York).
Nhờ đó, giấm táo giúp giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự thèm ăn và duy trì cảm giác no lâu hơn sau các bữa ăn.
2. Giảm thèm đồ ăn ngọt
Giấm táo ngoài tác dụng giúp no lâu còn giúp bớt thèm đồ ngọt, đặc biệt khi bạn cho thêm mật ong vào giấm táo.
Acetic acid trong giấm táo giúp chế ngự cảm giác thèm ngọt; một lượng nhỏ mật ong cho cảm giác ngọt với mức năng lượng thấp. Giấm táo là thực phẩm có tính axit với mức năng lượng thấp và còn chứa potassium, magnesium và chất xơ tốt cho sức khỏe.
3. Tốt cho dạ dày
Giấm táo giúp ích cho hệ tiêu hóa. Các prebiotic trong giấm táo cần thiết cho hệ vi sinh khỏe mạnh trong đường ruột, chức năng tiêu hóa. Uống giấm táo cũng giúp điều chỉnh lượng axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
4. Giúp giảm mức đường huyết
Giấm táo làm tăng hiệu quả hoạt động của insulin trong việc phân giải đường, thậm chí trong bữa ăn có hàm lượng carb cao. Theo nghiên cứu phát hành trên tạp chí Evidence-Based Integrative Medicine, hấp thu giấm táo mỗi ngày có thể giúp hạ mức đường huyết trung bình hàng ngày.
Giấm táo ngăn chặn tình trạng kháng insulin, biểu hiện của tiền tiểu đường. Tuy chưa có bằng chứng khoa học ủng hộ người bệnh tiểu đường sử dụng giấm táo thay thế insulin hay các thuốc tiểu đường khác, giấm táo giúp ngăn chặn sự phát triển của tiền tiểu đường.
5. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Hấp thu giấm táo được cho là cách đơn giản giúp giảm cholesterol cao và nguy cơ tim mạch.
Giấm táo làm giảm mức triglyceride - nguyên nhân gây ra các mảng chất béo bám quanh thành động mạch và hình thành các mảng bám dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu. Thêm vào đó, chất xơ pectin từ chế độ ăn - có trong cả táo và giấm, giúp trung hòa mức cholesterol xấu.
6. Giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất có lợi khác từ thực phẩm
Tác dụng khác của giấm táo là thúc đẩy cơ thể hấp thu dưỡng chất có lợi từ thực phẩm. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Sinh học, Công nghệ Sinh học & Hóa sinh học, giấm táo giúp đường ruột hấp thu calcium và sắt tốt hơn.
Các prebiotic có lợi trong giấm táo nuôi dưỡng các lợi khuẩn, giúp hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dễ dàng hơn. Điều này giúp cơ thể hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể.
7. Giảm nguy cơ ung thư
Dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định giấm táo có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giấm táo có tiềm năng trong chống ung thư.
Nghiên cứu năm 2014 phát hành trên tạp chí Ruột - Dạ dày học và Viêm gan học trên động vật cho thấy, tế bào nuôi trong phòng thí nghiệm với acetic acid (thành phần trong giấm táo) có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Nghiên cứu khẳng định, acetic acid là tác nhân chống ung thư mạnh, khả thi trong điều trị ung thư, viêm nhiễm đường ruột.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, giấm táo là loại thực phẩm dự trữ mức cân bằng alkaline/acid trong cơ thể - đây là điều quan trọng vì tế bào ung thư tăng trưởng trong môi trường axit.
8. Bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại
Giấm táo chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, nấm nguy hiểm trong đường tiêu hóa.
Giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli, virus và vi sinh có hại khác. "Tăng mức axit dạ dày có nghĩa độ pH của dạ dày giảm xuống, giúp tiêu diệt các vi sinh đi vào cơ thể từ thực phẩm".
Ngoài ra, giấm táo còn giúp làm sạch mụn vùng mặt.
9. Giảm mùi hôi hơi thở
Giấm táo tiêu diệt các vi khuẩn gây ra hơi thở nặng mùi. Lưu ý, bạn không nên dùng giấm táo thay cho nước súc miệng nhưng giấm táo có thể làm cho hơi thở sạch mát hơn.
Bạn cần pha loãng giấm táo với nước, chờ tối thiểu 30 phút trước khi dùng dung dịch này để chải răng, tránh axit làm hỏng men răng.
9 mẹo cực hay giúp phụ nữ đốt cháy chất béo toàn thân nhanh rõ rệt, chị em muốn giảm cân nên học hỏi ngay Không chỉ riêng tập thể dục, nếu chị em biết kết hợp thêm 9 mẹo đơn giản này hàng ngày thì cơ thể sẽ đốt cháy chất béo hiệu quả hơn, từ đó cân nặng sẽ giảm nhanh đến mức ai cũng bất ngờ. Ắt hẳn nhiều chị em đã từng tập luyện cật lực, học cách ăn kiêng, từ bỏ ăn vặt......