Giảm ợ nóng khi mang thai
Ợ nóng xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây khó chịu, đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy làm cách nào để giải quyết ợ nóng do thai nghén?
Trong phần lớn các trường hợp, ợ nóng là kết quả của sự chèn ép khi thai nhi phát triển và tử cung nở rộng. Tuy nhiên, nhưng thay đổi về nồng độ hoóc-môn khiến thực quản mở rộng hơn, cho phép các chất từ dạ dày đi lên thực quản.
Dưới đây là những cách giải quyết ợ nóng cho thai phụ.
Ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày. Các bữa lớn sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày và khiến ợ nóng nặng hơn.
Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân. Hãy tư vấn chuyên gia dinh dưỡng về việc giảm cân trong thời kỳ bạn mang thai.
Video đang HOT
Không mặc quần áo hoặc thắt lưng quá chặt. Mặc quần áo chật làm tăng áp lực lên dạ dày.
Không nên đi ngủ hoặc nằm nghỉ trong 30 phút sau ăn.
Nếu sống trong môi trường có thuốc lá thì cần tránh xa. Nicotin làm thực quản mở rộng hơn và tăng nguy cơ ợ nóng. Phụ nữ không nên hút thuốc (thụ động hay trực tiếp) trong thời gian mang thai cũng như nuôi con bú.
Uống nước trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ, không nên uống trong khi ăn. Thêm nước vào dạ dày khiến dạ dày đầy hơn và đẩy các chất trong dạ dày lên thực quản.
Một số thực phẩm có thể gây ợ nóng và nên tránh: Bạc hà, kẹo bạc hà và trà thực phẩm có nhiều chất béo như bánh nướng, bánh ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn rán hoặc chiên nhiều lần, thực phẩm nhiều dầu rượu cafein (cà phê, trà, sô-cô-la, coca cola) gia vị (cà-ri, ớt bột, ớt khô, tương ớt, nước xốt cay).
Ăn chậm, nhai chậm và kỹ. Khi nhai không được há miệng.
Không uống bằng ống hút
Tránh ăn miếng to.
Tránh stress. Quá stress sẽ khiến thực quản mở rộng hơn. Nên thư giãn hàng ngày. Dành thời gian cho những người thân yêu hoặc thưởng thức những cuốn sách hay về làm vườn.
Tránh xa aspirin. Dùng quá nhiều aspirin (một loại thuốc giảm đau) sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây loét. Nếu bạn dùng aspirin, nên dùng sau bữa ăn no. Cũng như tất cả các thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Anh Khôi
Theo dân trí
Bệnh gì nếu ăn nhiều ớt?
Ớt cũng có thể được xem là một loại rau, quả vì chứa nhiều vitamin C, carotene, chất xơ... Tuy nhiên, việc ăn ớt cay thường xuyên sẽ bất lợi cho sức khỏe.
Ớt là một loại gia vị thông dụng, tạo vị cay the lưỡi nhưng rất hấp dẫn. Có nhiều người nghiện ớt và không thể có bữa ăn ngon nếu thiếu ớt. Ớt cũng có thể được xem là một loại rau, quả vì chứa nhiều vitamin C, carotene, chất xơ... Tuy nhiên, việc ăn ớt cay thường xuyên sẽ đưa lại nhiều điều bất lợi cho sức khỏe
Theo quan niệm đông y, "nóng trong người" hay gọi là bị "nhiệt" có các biểu hiện là: nổi mụn nhọt, lở miệng, khô nứt môi, cảm giác nóng bỏng rát ở thượng vị hay ợ nóng, rát sau xương ức, bứt rứt, khó ngủ, đi tiêu khó...
Ăn ớt nhiều và quá cay có thể gây phỏng ở miệng, lở miệng, có thể nổi mụt nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn... nên cũng có thể gọi là gây "nóng trong người". Vì vậy, nếu cần thiết phải ăn ớt cho hợp khẩu vị thì cũng nên cân bằng lượng ớt vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
Ăn ớt cay cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày vì chúng có thể gây viêm, gây nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản dẫn đến nóng rát sau xương ức. Ớt cay cũng có thể kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
Một số nghiên cứu khoa học cho biết việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Cần lưu ý với bột ớt đỏ được bán nhiều trên thị trường vì đã có những trường hợp phát hiện bột ớt bị nhuộm bởi sudan là chất sinh ung thư. Bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc sẽ chứa chất alfatoxin là chất có khả năng gây ngộ độc và ung thư.
Tuy ớt chứa hàm lượng vitamin C phong phú, betacarotene tốt cho sức khỏe, có một số công dụng kích thích tiêu hóa, khẩu vị... nhưng không phải ai cũng có thể dùng được.
Nhất là những người có hội chứng đại tràng kích thích thì nên hạn chế ăn ớt cay. Những người thường xuyên viêm dạ dày hay loét dạ dày, tá tràng nên hạn chế ớt tối đa vì vị cay của ớt sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương cho dạ dày. Ăn quá cay cũng là nguy cơ gây loét dạ dày.
Những ai ăn ớt nếu thấy khó chịu thì cũng không nên ăn nhiều. Những người bị lở miệng, lưỡi nên hạn chế ăn ớt trong thời gian còn bệnh. Đối với những người mắc bệnh về da, viêm da thì hạn chế ăn ớt.
Ớt đúng là thứ gia vị ngon nhưng không phải cứ ăn nhiều thì sẽ ngon hơn.
Theo NLĐ
Mang thai và những nguy hiểm Mang thai cũng đi kèm với những rủi ro về sức khỏe và tính mạng, bao gồm cả bệnh tim. Điều quan trọng là các mẹ cần nắm được những yếu tố có thể gây nguy hiểm trong kì mang thai. Mang thai là một thiên chức chỉ dành cho phụ nữ với những niềm vui đặc biệt mà chỉ có một người...