Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu bạn tránh được 3 thói quen ăn uống này
Để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy tham khảo những thực phẩm thay thế đơn giản và mẹo ăn uống để có lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến mọi thứ, từ tâm trạng đến năng lượng và giấc ngủ của bạn. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để phát triển, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính bao gồm bệnh tim, béo phì, tiểu đường loại 2…
Chế độ ăn kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Một phân tích tổng hợp mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine, phát hiện ra rằng chế độ ăn uống mất cân bằng (mà các tác giả thường gọi là “chế độ ăn kém”) đã góp phần gây ra hơn 14,1 triệu ca mắc bệnh tiểu đường loại 2 trên toàn thế giới vào năm 2018.
Nghiên cứu này đã sử dụng Cơ sở dữ liệu chế độ ăn uống toàn cầu (GDD) của Liên hợp quốc để đánh giá thói quen ăn uống ở 184 quốc gia, với dữ liệu từ năm 1990 đến năm 2018 nhằm giúp làm sáng tỏ các chi tiết cụ thể.
Trong số 11 yếu tố được kiểm tra, có ba yếu tố đóng vai trò lớn nhất trong việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2: không nạp đủ ngũ cốc nguyên hạt, ăn quá nhiều gạo và lúa mì tinh chế, và tiêu thụ quá nhiều thịt chế biến.
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: Pexels
Video đang HOT
Có một số lý do tại sao những loại thực phẩm này có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, và lượng đường trong máu cao mãn tính. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn, duy trì lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định trong thời gian dài.
Các loại ngũ cốc tinh chế như gạo và lúa mì thường có trong các loại thực phẩm chế biến và thiếu nhiều chất xơ, do đó chúng bị đốt cháy nhanh hơn và có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Khi cơ thể thường xuyên gặp phải tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến, nó có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thịt chế biến thường có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và natri, tất cả đều có thể góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tin tốt là nếu chúng ta thay đổi chế độ ăn uống, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ giảm xuống.
Sử dụng các thực phẩm lành mạnh
Đầu tiên, để bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn, bạn hãy thử chọn bánh mì nguyên cám thay vì bánh mì trắng hoặc mì ống nguyên cám thay vì mì ống thông thường.
Sử dụng nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: Pexels
Ngoài ra, hãy cố gắng giảm lượng ngũ cốc tinh chế bằng cách thay thế bằng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hơn như gạo lứt, hạt diêm mạch, gạo súp lơ, lúa mạch hoặc yến mạch. Điều này không có nghĩa là chúng ta từ bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm như gạo trắng hoặc các loại ngũ cốc tinh chế, nhưng hãy lưu ý thêm một nguồn chất xơ khác vào bữa ăn của bạn.
Cuối cùng, bạn có thể thay thế thịt đỏ chế biến bằng các lựa chọn protein tiện lợi. Các loại thực phẩm như đậu đóng hộp, cá (tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp), trứng, pho mát, đậu Hà Lan và đậu lăng đều giàu protein, chế biến nhanh và chứa nhiều dinh dưỡng.
Khi nói đến các tình trạng sức khỏe mãn tính, có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như tuổi tác, di truyền và môi trường.
Tuy nhiên, thói quen lối sống của bạn, bao gồm cả chế độ ăn uống có thể thay đổi được và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường.
Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc tiểu đường?
Bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, vậy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, ung thư và chứng mất trí nhớ.
Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này ngoài có thể do lối sống kém lành mạnh, nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung chất xơ, lười vận động.... Căn bệnh này nên được phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ khi mới mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (Nguồn: Sohu)
Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, người ăn 2 phần thịt đỏ mỗi tuần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người ăn ít.
Nhóm nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu sức khỏe từ hơn 210.000 người tham gia trong một số dự án nghiên cứu sức khỏe dài hạn của Mỹ.
Trong thời gian theo dõi kéo dài 36 năm, cứ 2 đến 4 năm những người tham gia sẽ báo cáo về chế độ ăn, tình trạng sức khỏe của mình một lần, ghi chép lại các loại thực phẩm, tần suất họ tiêu thụ.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, hơn 22.000 người tham gia đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong giai đoạn này.
Phân tích cũng cho thấy, ăn cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến đều liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số những người tham gia khảo sát, người ăn nhiều thịt đỏ nhất nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 62% so với những người ăn ít thịt đỏ nhất.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như hoạt động thể chất và lượng rượu nạp vào cơ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có mối quan hệ giữa lượng tiêu thụ thịt đỏ và bệnh tiểu đường loại hai. Cụ thể, mỗi khẩu phần thịt đỏ qua chế biến liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 46%, trong khi con số ở thịt đỏ chưa qua chế biến là 24%.
Theo các chuyên gia, công trình nghiên cứu trên không khẳng định ăn thịt đỏ là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, mà nó cho thấy mối liên hệ giữa lượng thịt đỏ bạn nạp vào và nguy cơ mắc bệnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ xuống 1 lần/tuần (khẩu phần khoảng 70gram). Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng protein thực vật từ các loại hạt, đậu, sữa, để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khi thay thế thịt đỏ bằng các loại hạt và đậu sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, khi thay thế bằng các sản phẩm từ sữa giúp giảm 22%.
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể tích tụ độc tố Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường như hít thở, qua da, ăn uống... chúng ngấm vào máu rồi đi vào gan. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tích tụ độc tố. Độc tố những chất hóa học gây hại cho sức khỏe cơ thể. Chúng tích tụ nhiều khiến cơ thể bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí
Thế giới
15:36:40 02/04/2025
Rapper Kanye West chọc giận, nói xấu gia đình vợ cũ Kim Kardashian
Sao âu mỹ
15:18:47 02/04/2025
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt chưa chiếu đã có doanh thu cao gấp 3 lần 24 đối thủ cộng lại
Phim việt
15:15:29 02/04/2025
Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"
Sao việt
15:12:33 02/04/2025
Giới chuyên môn nói về 'Địa đạo': Phim Việt có tầm vóc của một tác phẩm quốc tế
Hậu trường phim
15:08:42 02/04/2025
Nhóm người chặn xe, đe dọa gia đình khiến bé trai ở Đồng Nai bị chấn thương vùng đầu
Netizen
15:05:12 02/04/2025
Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!
Sao thể thao
14:59:02 02/04/2025
Seungri lên kế hoạch trở lại làng giải trí tại Trung Quốc
Sao châu á
14:57:08 02/04/2025
Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
13:12:45 02/04/2025
Camera ghi cảnh người đàn ông nghi phóng hỏa nhà dân giữa đêm
Pháp luật
13:06:51 02/04/2025