Giải rượu, giải nóng ngày tết
Những ngày vui xuân, tiệc tùng, chúc tụng nhiều, phần lớn ai cũng ‘nạp’ thức ăn và cả bia, rượu nhiều hơn thường ngày. Dưới đây là những cách giải rượu, giải độc, giải cái nóng của cơ thể trong theo cổ truyền và dân gian từ những cây trái có sẵn trong dịp tết.
Giải rượu, giải độc
Để giải rượu, theo hướng dẫn của lương y Như Tá, chúng ta có thể dùng quả dưa hấu chín (được chưng rất nhiều ở mỗi gia đình) ép lấy một ly nước cốt thật to uống vài lần như vậy. Hoặc dùng một ít búp trà (búp chè tươi, độ 10 gr), một ít cà rốt (50 – 60 gr), và vỏ của quả bí xanh 10 – 15 gr đem nấu chung lấy nước để uống giải rượu.
Hay có thể dùng cách lấy vỏ quýt phơi khô chừng 25 – 30 gr đem sao thơm tán nhỏ, cùng hai quả mơ chua bỏ hạt, cắt nhỏ, rồi đem cả hai nấu với khoảng một chén rưỡi nước đến chín, thì gạn lọc lấy nước (bỏ xác) để dùng.
Trường hợp không may bị bất tỉnh do uống rượu say có thể dùng một ít đậu đen nấu lấy nước uống và cho nôn ra thì khỏi. Hoặc dùng một ít búp chè tươi, vài quả quất (thường có trong các gia đình ngày tết) đem hãm với nước sôi (chưng cách thủy) lấy nước dùng.
Dân gian còn có cách giải rượu bằng cách lấy bột sắn dây hòa với nước uống, hoặc hoa sắn dây đem nấu nước dùng. Nước chanh, nước cam cũng là cách đơn giản để giải bớt lượng rượu đã đưa vào cơ thể…
Nếu ăn uống quá nhiều và bị bội thực hay ngộ độc, nhất là ngộ độc sau ăn cua, cá thì dùng nước lá tía tô tươi chừng 30 gr vắt lấy nước uống để giải độc.
Hoặc dùng đậu xanh hạt đem nghiền nhuyễn rồi hòa với nước để uống, uống thật nhiều cho nôn ra để giải độc chất, và cả giải rượu (đây là bài thuốc cổ phương). Hoặc dùng 200 gr củ cà rốt giã nát vắt lấy nước cốt (hoặc ép lấy nước cốt) để uống. Hoặc lấy rau muống tươi giã (hay ép) để lấy nước cốt uống ngay.
Nếu bị rối loạn tiêu hóa, ngày tết trong nhà thường có sẵn quả sung, ta lấy độ 30 gr, cắt nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10 gr hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Có thể cho thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Video đang HOT
Theo lương y Như Tá, y học cổ truyền và dân gian cũng có những phương cách giúp cơ thể hóa giải tình trạng nóng bức. Khi cơ thể nóng bức gây táo bón, người khó chịu thì dùng một ít thịt bò (lượng tùy dùng) nấu với cải xanh, gia thêm một tí gừng để dùng. Món này còn giúp tiêu hóa tốt hơn.
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có thể dùng 100g đu đủ chín, một quả cam, 50 gr dưa gang, nửa trái chanh tươi, 100 gr dâu tây, 2 muỗng mật ong, nửa ly sữa chua, nước đá (lượng vừa dùng). Cách chế biến: đu đủ, dưa gang gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ. Cam và chanh gọt bỏ vỏ. Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống. Cho tất cả bỏ vào máy ép trái cây ép lấy nước. Thêm sữa chua, mật ong, nước đá vào để dùng.
Theo VNE
Mẹo hay chống say xe ngày Tết
Dịp Tết là dịp rất nhiều người về quê, đi du lịch... bằng các phương tiện ô tô, máy bay... nhưng bên cạnh đó là nỗi lo say xe khiến nhiều người lo lắng. Nếu một người thường xuyên bị hoặc đang bị các triệu chứng của say tàu xe, những biện pháp sau đây có thể giúp phòng và giảm các triệu chứng này.
Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành.
Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.
Nếu một người thường xuyên bị hoặc đang bị các triệu chứng của say tàu xe, những biện pháp sau đây có thể giúp phòng và giảm các triệu chứng này:
1. Thuốc chống say
Trước khi lên xe 10-15 phút, uống 1 viên thuốc chống say như touristil để phòng tránh say xe. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn.
Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uống thêm 1 viên nữa. Trên đường bị say và uống thuốc chống say ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15 - 20 phút sau mới được ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ.
Phương pháp này có tác dụng đến 97%.
2. Gừng tươi
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.
Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
3. Vỏ quýt
Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.
Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.
4. Dầu gió
Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
5. Dấm ăn
Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm cũng là một cách hữu hiệu khi không muốn bị say xe.
6. Cao giảm đau
Trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe.
7. Ấn huyệt nội quan
Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. "Chiêu" này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.
8. Dùng miếng dán cổ tay
Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
9. Dùng thảo mộc
Rất nhiều người sử dụng củ gừng để làm dịu dạ dày và qua đó chống lại cảm giác say xe. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi.
10. Hít thở không khí trong lành - mở cửa sổ
Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe.
11. Chơi các trò chơi
Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.
Theo VNE
Những sự cố ăn uống ngày tết Trong mấy ngày tết, nhiều bệnh viện phải tiếp nhận các vụ tai nạn do hóc xương gà, ngộ độc thực phẩm hay biến chứng do rượu bia gây nên. Để ngày tết được vui vẻ trọn vẹn, bạn nên lưu ý để tránh các sự cố liên quan đến ăn uống sau: Hóc hạt dưa, hạt bí Theo các bác sĩ tai...