Giải pháp ngừng chảy nước dãi khi ngủ
Chảy nước dãi khi ngủ có thể do nhiều yếu tố, bao gồm cả tư thế ngủ. Sau đây là một số biện pháp đơn giản để ngăn chặn tình trạng ngày.
Hậu quả của chảy nước dãi khi ngủ là gì?
Chảy nước dãi khi ngủ không chỉ ảnh hưởng xấu đến hình tượng bên ngoài mà còn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như khô miệng vào sáng hôm sau. Từ đó, kéo theo tình trạng hôi miệng do thiếu nước bọt để loại bỏ vi khuẩn.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chảy nước dãi là tình trạng phổ biến và thường là một phần của quá trình phát triển bình thường, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, ở những người lớn tuổi, chảy nước dãi quá nhiều có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Một số nguyên nhân gây chảy nước dãi khi ngủ bao gồm:
Tư thế ngủ: Khi bạn nằm sấp hoặc nằm nghiêng, lực hấp dẫn sẽ tác động ngược lại, kéo nước bọt về phía mép miệng và khi ngủ, cơ thể được thư giãn, thả lỏng nên nước bọt có thể dễ dàng chảy ra khỏi miệng.
Thở bằng miệng: Thở bằng miệng có thể dẫn đến khô miệng và cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nước bọt, dẫn đến chảy nước dãi.
Thở bằng miệng có thể gây chảy nước dãi khi ngủ do khô miệng làm giảm khả năng kiểm soát nước bọt.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một rối loạn tiêu hóa trong đó axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc. Tình trạng này có thể làm tăng sản xuất nước bọt khi cơ thể cố gắng trung hòa axit. Lượng nước bọt dư thừa này, đặc biệt là nếu tích tụ trong khi ngủ, có thể gây chảy nước dãi.
Các vấn đề về nuốt: Theo Dịch vụ Y tế quốc gia của Vương quốc Anh, một số trường hợp gặp khó khăn khi nuốt nước bọt, khiến nước bọt tích tụ trong miệng và cổ họng, gây chảy nước dãi.
Ngoài ra, một số rối loạn thần kinh như đột quỵ, bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt bình thường. Khi điều này xảy ra, nước bọt có thể tích tụ trong miệng và cuối cùng thoát ra ngoài, đặc biệt là khi bạn đang ngủ.
Video đang HOT
Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc an thần, thuốc chống loạn thần và thuốc tác động đến hệ thần kinh, có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ bình thường. Điều này làm giảm khả năng nuốt đúng cách, dẫn đến tăng chảy nước dãi.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng đường thở bị chặn một phần hoặc toàn bộ trong khi ngủ, gây ra tình trạng ngừng thở thường xuyên.
Thở bằng miệng thường đi kèm với OSA, có thể dẫn đến chảy nước dãi.
Viêm amidan: Khi amidan bị viêm, sưng có thể cản trở đường thở, buộc bạn phải thở bằng miệng. Điều này làm tăng khả năng chảy nước dãi, đặc biệt là khi ngủ.
Giải pháp nào ngừng chảy nước dãi khi ngủ?
Điều chỉnh tư thế ngủ
Nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa giúp trọng lực giữ nước bọt ở cổ họng và nước bọt có thể dễ dàng được nuốt vào, thay vì đọng lại trong miệng. Nếu bạn có thói quen ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, bạn nên thử dùng gối để hỗ trợ lưng.
Cải thiện tình trạng thở bằng mũi
Nghẹt mũi là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thở bằng miệng, có thể dẫn đến chảy nước dãi. Vì vậy, điều quan trọng là phải điều trị nguyên nhân gốc rễ gây tắc nghẽn mũi.
Giữ đủ nước cho cơ thể
Uống đủ nước trong ngày giúp điều chỉnh quá trình sản xuất nước bọt. Khi bạn bị mất nước, nước bọt sẽ trở nên đặc hơn và khó nuốt hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy nước dãi.
Bằng cách uống đủ nước, bạn sẽ duy trì được sự cân bằng trong độ đặc của nước bọt, giúp bạn dễ nuốt hơn ngay cả khi ngủ.
Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tình trạng chảy nước dãi khi ngủ.
Liệu pháp ngôn ngữ
Đối với những người bị chảy nước dãi liên quan đến các rối loạn thần kinh hoặc yếu cơ ở miệng, liệu pháp ngôn ngữ có thể rất có lợi.
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ hướng dẫn bạn các bài tập để tăng cường các cơ dùng để nuốt, tăng cường sự phối hợp của lưỡi và cải thiện khả năng kiểm soát chung của miệng và cổ họng.
Điều này có thể làm giảm đáng kể tình trạng chảy nước dãi, đặc biệt là đối với những người mắc các vấn đề thần kinh tiềm ẩn như bệnh Parkinson.
Nếu bạn nhận thấy tình trạng chảy nước dãi bắt đầu sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc kê đơn thuốc khác có ít tác dụng hơn đối với việc quản lý nước bọt.
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ dấu hiệu nuốt nghẹn
Ông Thanh, 71 tuổi, nuốt nghẹn, vướng họng mỗi khi ăn uống, bác sĩ khám phát hiện mắc bệnh co thắt tâm vị và thoát vị khe hoành.
Ông Thanh bị trào ngược dạ dày - thực quản khoảng 3-4 tháng nay. Kết quả chụp X-quang có thuốc cản quang, nội soi đường tiêu hóa trên (dạ dày), đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) tại bệnh viện cho thấy ông Thanh bị chứng co thắt tâm vị do rối loạn nhu động thực quản (tâm vị mất khả năng giãn) và thoát vị khe hoành thực quản.
Caption ảnh
Bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp Heller (cắt cơ vòng dưới thực quản qua ngả bụng), kết hợp tạo van chống trào ngược, đồng thời khâu lỗ khe hoành qua nội soi bụng. Phẫu thuật kết hợp này giúp giải quyết những triệu chứng nuốt vướng, nuốt khó, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.
Sau khi gây mê nội khí quản cho ông Thanh, bác sĩ nội soi qua ngả bụng qua các đường rạch nhỏ và quan sát từ màn hình video. Bác sĩ phân tích thực quản và các bộ phận phía dưới, xẻ mở cơ thực quản một đoạn 6cm, dạ dày một đoạn 2 cm dưới tâm vị, khâu hẹp lỗ hoành thực quản, tạo van chống trào ngược.
Hậu phẫu, người bệnh đáp ứng tốt, vết mổ khô và xuất viện sau hai ngày. Một tuần đầu bệnh nhân ăn được đồ lỏng, từ tuần thứ hai chuyển dần sang chế độ ăn đặc hơn, sức khỏe ổn định, không còn nuốt nghẹn, nuốt vướng hay trào ngược dạ dày thực quản về đêm.
TS.Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, co thắt tâm vị và thoát vị khe hoành thực quản ít gặp, triệu chứng có thể bị nhầm lẫn như khó nuốt, ợ, đau và khó chịu ở ngực, dẫn đến ăn uống kém, sụt cân.
Thông thường người bệnh chỉ mắc một trong hai bệnh này. Trường hợp ông Thanh phát hiện hai bệnh cùng lúc, được bác sĩ phẫu thuật nội soi trong một cuộc mổ thuận lợi.
Co thắt tâm vị là sự thoái hóa tiến triển của những tế bào hạch trong đám rối thần kinh thực quản tại thành thực quản. Điều này khiến cơ thực quản dưới không thể giãn, đi kèm mất nhu động ở đoạn xa nên cơ vòng dưới thực quản không thể mở ra hoàn toàn để đẩy thức ăn xuống dạ dày, làm thức ăn ứ đọng gây ra triệu chứng khó nuốt, nuốt vướng.
Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ điều trị phù hợp như dùng bằng thuốc, can thiệp (nong, cắt cơ vòng dưới qua phẫu thuật nội soi hay qua ngả miệng). Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và áp dụng với người bệnh không thể chịu được can thiệp do các bệnh nội khoa nặng đi kèm.
Bác sĩ Hùng cho biết phương pháp nong bóng có ưu điểm là hiệu quả tức thì, thời gian thực hiện nhanh (5-7 phút), song tái phát cao nên có thể phải thực hiện nhiều lần. Phẫu thuật nội soi cắt cơ vòng dưới thực quản tuy xâm lấn hơn nhưng kết quả lâu dài và tốt hơn.
Thoát vị khe hoành thực quản xảy ra khi một phần dạ dày chui lên lồng ngực. Thông thường, dạ dày nằm dưới cơ hoành, là cơ mỏng hình vòm ngăn cách giữa các cơ quan trong lồng ngực và ổ bụng.
Thực quản là ống đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày và đi qua một lỗ trên cơ hoành xuống bụng. Khi xảy ra tình trạng thoát vị khe hoành thì dạ dày lại chui qua lỗ trên cơ hoàng và lên ngực.
Thoát vị nhỏ thường không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ khi khám bệnh lý khác hay chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng ngực-bụng.
Khi thoát vị lớn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nóng rát sau xương ức, khó nuốt, đau bụng, đau ngực, hạn chế hô hấp, viêm loét dạ dày thực quản. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể do bẩm sinh, tuổi tác, ho kéo dài, trào ngược dạ dày - thực quản kéo dài, nôn, rặn, tập thể dục hay mang vác nặng.
Bác sĩ Minh Hùng cho biết co thắt tâm vị và thoát vị khe hoành thực quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Cần đến những cơ sở có kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý này khi có các triệu chứng lâm sàng kể trên.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất chữa trào ngược dạ dày thực quản. Vậy những loại thuốc nào có thể được sử dụng? 1. Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đề cập đến tình trạng trào ngược các chất trong dạ dày và tá tràng lên...