Trào ngược dạ dày thực quản có thể biến chứng thành ung thư
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh về tiêu hóa đều có thể thấy dễ dàng trong cuộc sống ngày nay.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.
Theo thông tin từ một số bệnh viện tại Hà Nội, trong những năm qua, tỉ lệ người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản tăng khác biệt. Cách đây 10 năm, nhiều bệnh nhân đến viện là do loét dạ dày tá tràng. Nhưng bây giờ các bệnh lý loét dạ dày tá trạng do vi khuẩn lại giảm xuống, ngược lại, những bệnh nhân đến vì trào ngược tăng lên. Ước tính ở các phòng khám tiêu hóa, có từ 30-40% bệnh nhân đến đều có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
PGS.TS Bác sĩ Đào Việt Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm nội soi, Bệnh viện Y Hà Nội chia sẻ: “Ngày càng có nhiều bệnh nhân có triệu chứng trào ngược phức tạp, có nghĩa là trào ngược nhưng liên quan đến những triệu chứng ngoài thực phản. Ngoài ra, có thể có những triệu chứng của tai mũi họng, của răng hàm mặt, của hô hấp…cũng như là tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường nó cũng đang ngày càng tăng lên và tạo ra thách thức rất lớn cho bác sĩ điều trị”.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Những năm gần đây, thống kê của Hội Nội khoa Việt Nam cho thấy, có tới 7 triệu người Việt bị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó, khoảng 60% người bệnh không điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản.
Bệnh này xuất hiện do những biến đổi tại van dạ dày thực quản khiến van này không thể đóng kín, làm dịch từ dạ dày, bao gồm cả a-xít và dịch mật trào ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, căng thẳng kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng, có thói quen ăn uống không lành mạnh và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nếu không được điều trị hiệu quả, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh suốt đời.
GS.TS.BS Nguyễn Duy Cương – Chủ tịch Hội đồng Khoa học hợp tác Quốc tế Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng phân tích: “Dưới quan sát của tôi, căn bệnh này có liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt, chứ không phải tự nhiên có bệnh lý này. Chẳng hạn chúng ta uống rất nhiều đá trong khi ăn nóng hoặc là chúng ta ăn đêm muộn và đặc biệt mọi người đang sử dụng thực phẩm chứa nhiều hóa chất bảo quản, hay dùng kháng sinh bừa bãi cũng có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ vi sinh ruột.”
“Trong quá trình điều trị, tôi nhận thấy hầu như các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, đại tràng, đầy hơi… đều liên quan đến một số cái khác như: Amidan, viêm họng, xoang, viêm mũi dị ứng… Và tất cả những thứ này đều liên quan đến trào ngược dạ dày gây nên”, Y sĩ cổ truyền Trần Thị Mao – Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho biết.
Theo các chuyên gia, trên thực tế đã có những bài thuốc Nam điều trị hiệu quả căn bệnh này. Việc kết hợp Đông – Tây y trong chẩn đoán, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh tiêu hóa góp phần phòng ngừa, điều trị, góp phần giảm những biến chứng không đáng có.
Video đang HOT
PGS.TS Bác sĩ Đào Việt Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm nội soi, Bệnh viện Y Hà Nội chia sẻ: “Đối với các cái thuốc Tây y mà cũng sẽ có những nhóm thuốc mà khi sử dụng trong thời gian dài có thể xuất hiện một vài tác dụng không mong muốn. Hoặc là một số người bệnh người ta không dung nạp được cái nhóm thuốc này. Vì vậy, khi phối hợp sử dụng thêm những nhóm thuốc Đông y mà có tác dụng điều trị nền tảng trong các bệnh lý này thì nó cũng khiến người bệnh cảm thấy hiệu quả và an tâm”.
“Nếu kết hợp được Đông – Tây y thì rất là tốt. Vì Tây y kiểm soát bệnh rất giỏi và chuẩn xác, còn Đông y giúp cân bằng a-xít trong dạ dày. Nếu không có a-xít thì dạ dày không tiêu hóa được thức ăn”, ông Đoàn Văn Trung – Viện nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển Y học cổ truyền cho hay.
Cũng theo các chuyên gia, trên thực tế bệnh dễ nhầm lẫn và dễ bỏ sót, vì có nhiều biểu hiện khác nhau nên thường người bệnh khó phát hiện. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến tai mũi họng, thậm chí chức năng t.ình d.ục, ảnh hưởng răng miệng, tim, phổi…
Bên cạnh việc có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.
Ho do trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc gì?
Mặc dù ho không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có đến 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh lý này.
Việc điều trị cần phải phối hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn...
1. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho?
Ho do trào ngược dạ dày thực quản có thể do 2 cơ chế:
- Phản xạ ho của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi có sự gia tăng acid từ dạ dày đi lên thực quản.
- Khi dịch trào ngược di chuyển lên trên và ra khỏi thực quản, những giọt nhỏ acid dạ dày rơi vào cổ họng và gây kích thích ho.
Ngoài ho, khi acid từ dạ dày trào ngược lên còn tiếp xúc với dây thanh âm và cổ họng, cảm giác có gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng, thậm chí còn gây viêm nhiễm, dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng, viêm họng, viêm amidal kéo dài...
Như vậy tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản là khi acid dạ dày, thức ăn, men tiêu hoá... trào ngược lên thực quản. Ho là phản ứng của cơ thể để bảo vệ các cơ quan khác tránh bị tổn thương.
Triệu chứng ho do trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu cho bệnh nhân.
2. Điều trị ho do trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc nào?
Ho chỉ là một phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể, do đó để điều trị dứt điểm ho thì cần phải điều trị nguyên nhân gây ho.
Một số loại thuốc điều trị:
- T huốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc PPI bao gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazol, esomeprazol... có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, nên các triệu chứng lâm sàng có thể hết ngay từ những ngày đầu dùng thuốc.
Để tối ưu hóa điều trị ức chế bài tiết acid, có thể lựa chọn kết hợp với các thuốc khác như: alginate, kháng histamin, thuốc điều hòa vận động, thuốc điều hòa thần kinh...
Việc điều trị với thuốc ức chế bơm proton đạt thành công nhất, trong đó có khoảng nửa số bệnh nhân có thể duy trì sự thành công chỉ cần điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton cách ngày hoặc dùng một loại kháng thụ thể H2.
Việc dùng PPI cần phải tuân thủ tốt về điều trị mới đạt hiệu quả cao, bao gồm thời gian uống thuốc và cách uống thuốc để đạt tối ưu hóa việc ức chế acid. Theo đó, PPI nên dùng trước bữa ăn sáng từ 30-60 phút để ức chế tối đa bơm proton.
- T huốc trung hoà acid: Bao gồm antacid, alginate-antacid, thường được dùng phối hợp với PPI làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược. Thuốc cũng có thể dùng đơn độc với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nhẹ.
- T huốc kháng thụ thể H2 : Cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin... Tùy trường hợp có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với PPI và thuốc trung hòa acid. Thuốc nên dùng trước khi ngủ nếu có trào ngược về đêm.
- Nhóm thuốc điều hoà vận động : Điển hình là các thuốc uống như metoclopropramide, domperidone. Trong đó metoclopramid làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
Domperidon có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược. Thuốc chống chỉ định với c.hảy m.áu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.
Thuốc điều hòa vận động chỉ nên dùng ở một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, không khuyến cáo dùng rộng rãi do có thể gây tác dụng phụ trên tim mạch.
3. Người bệnh bị ho do trào ngược dạ dày cần phải làm gì?
- Ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp giảm ho do trào ngược dạ dày.
- Hạn chế ăn các đồ chế biến sẵn, đồ ăn cay, chua, nóng, nhiều dầu mỡ. Ngừng việc sử dụng các loại đồ uống như rượu bia, đồ uống có gas, trà đặc, cà phê, socola, t.huốc l.á, vì sẽ gây kích thích tiết nhiều acid tại dạ dày...
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hoá như rau, trái cây, ngũ cốc, đồ ăn luộc, hấp... Cần chia nhỏ bữa ăn, có thể chia thành 4-5 bữa/ngày. Nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh áp lực lên dạ dày cũng như giảm áp lực lên thực quản. Nên ăn thức ăn đặc, khô. Sau khi ăn không nên nằm ngay mà cần ngồi ở tư thế cúi ra phía trước
- Luôn nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao.
- Có biện pháp sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá độ trong thời gian dài.
- Duy trì tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày nhưng không nên vận động quá mạnh.
- Không được dùng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như: Estrogen, progesteron, anticholinergic, barbituric, thuốc ức chế calci, diazepam, theophylin... Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề
- Không tự ý mua thuốc điều trị ho về dùng. Tất cả các loại thuốc đều cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, bởi mỗi người bệnh có tình trạng bệnh lý cụ thể khác nhau. Nếu tự ý uống thuốc điều trị triệu chứng hoặc uống thuốc theo đơn của người khác thì có thể gây hại và gặp các biến chứng nguy hiểm.
Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh barrett thực quản Thay đổi lối sống là một trong những việc đầu tiên cần làm đối với người bệnh barrett thực quản, trong đó bao gồm tập luyện nhằm duy trì cân nặng hợp lý, không để cơ thể quá béo hoặc thừa cân... 1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh barrett thực quản Với người bệnh barrett thực quản, tập thể...