Giải mã “thợ nhuộm” khiến những món bánh miền Tây có màu xanh ngắt như thanh xuân của bạn
Không chỉ cho những món bánh ngọt siêu kinh điển ở miền Tây màu xanh mướt đặc trưng, lá dứa còn có công dụng không thể thiếu để tạo nên mùi vị quyết định “số phận” chiếc bánh!
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những món bánh ngọt có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ đều khoác trên mình màu xanh mướt trông cực kì bắt mắt. Ví dụ như bánh đúc lá dứa, bánh da lợn, bánh ống, bánh tằm khoai mì, bánh xu xê… Tất cả những món bánh kinh điển này tuy “mỗi người mỗi vẻ” nhưng lại có một điểm chung, đó chính là tất cả đều không thể thiếu lá dứa!
Lá dứa đứng sau rất nhiều những loại bánh ngọt dân dã có màu xanh mướt hấp dẫn.
Có thể nói, lá dứa quan trọng với bánh ngọt miền Tây gần như nước cốt dừa vậy. Nếu nói người miền Tây cuồng nước cốt dừa đến độ từ món mặn đến món ngọt đều phải có nước cốt dừa thì lá dứa cũng tương tự. Thử nghĩ đến những món bánh ngọt miền Tây mà bạn hết sức quen thuộc, và tưởng tượng chúng không có màu xanh đặc trưng xem? Bánh da lợn màu trắng sẽ trông nhợt nhạt biết bao, và món bánh đúc không có màu xanh của lá dứa sẽ không còn là loại bánh đúc chúng ta ăn với nước đường và nước cốt dừa, mà trở thành bánh đúc mặn!
Bánh đúc không “nhuộm xanh” bằng lá dứa thường là bánh đúc mặn ăn với nhân tôm khô và đậu.
Có thể nói, trong ẩm thực vùng Tây Nam Bộ, màu xanh của các loại bánh tượng trưng cho một sự phân biệt giữa món ngọt và món mặn. Lá dứa chịu trách nhiệm cho màu xanh ngát đặc trưng ấy, nhưng đó không phải là công dụng duy nhất của nó. Sở dĩ màu xanh có thể dùng để “định vị” món ngọt là vì những món bánh ngọt được nhuộm xanh bằng lá dứa có mùi hương thơm ngọt thanh rất đặc trưng. Và đây cũng là lý do vì sao lá dứa không chỉ đơn giản là “thợ nhuộm” cho các món bánh ngọt mà còn quan trọng hơn thế rất nhiều.
Những món bánh ngọt miền Nam như bánh đúc, bánh lọt, bánh ống… hầu như đều có màu xanh đặc trưng.
Bởi vì sự thật chứng minh, lá dứa nào phải màu thực phẩm tự nhiên duy nhất giúp các món ăn trông bắt mắt hơn. Ngoài lá dứa ra thì còn biết bao các loại “thợ nhuộm” khác như lá cẩm, đậu xanh, củ dền… Thế nhưng, những loại màu thực phẩm từ rau củ nói trên đều không được người làm bánh ưa chuộng vì nhiều lý do.
Video đang HOT
Lý do thứ nhất là vì những loại rau củ có thể nhuộm màu được kể trên thường sẽ “đính kèm” mùi vị đặc trưng của các loại rau củ ấy, và sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hương vị của bánh thành phẩm. Tương tự, lá dứa cũng mang mùi vị riêng, thế nhưng khác với những loại “thuốc nhuộm” thiên nhiên, lá dứa có mùi hương ngọt ngào thơm nức đến kinh ngạc. Có khá nhiều người đã so sánh mùi hương lá dứa giống như vanilla và gần như có thể thay thế vani trong nhiều công thức bánh.
Lá dứa được “tin tưởng” nhờ mùi hương thơm bùi như vanilla, được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan…
Lá dứa góp mặt trong rất nhiều công thức bánh trái miền Nam, có nơi dùng để nhuộm xanh, có nơi chỉ để thêm vài lá vào nồi trong quá trình nấu để thức ăn thơm ngon hơn. Mặc dù được sử dụng rộng rãi là vậy, nhưng lá dứa hầu như không được xem là “nhân vật chính” trong công thức các loại bánh, nếu so với nguyên liệu chính như nếp, đậu… Thế nhưng, nếu không có lá dứa, chưa chắc các loại bánh có thể có mùi vị như hiện tại. Có thể nói, nếu thiếu đi lá dứa thì những món bánh trứ danh như bánh da lợn, bánh đúc, bánh bò lá dứa sẽ không chỉ mất đi màu xanh quen thuộc, mà còn nhạt nhẽo và vắng đi mùi thơm ngòn ngọt thanh thanh rất đặc trưng.
Bánh bò là món không thường dùng lá dứa, nhưng bánh bò lá dứa cũng là một biến tấu độc đáo khiến người ta mê mẩn nhờ mùi thơm đặc trưng.
Mặc dù “thần thánh” đến mức xuất hiện trong gần như 70% các món bánh ngọt truyền thống, lá dứa trong ẩm thực vẫn chưa thực sự trở thành “hiện tượng” cho đến thời gian gần đây. Mới đây trong năm 2018, nhà báo ẩm thực Nigella Lawson đã nói rằng, lá dứa có thể sẽ nổi tiếng ngang với các nguyên liệu như bơ hay matcha trong các món tráng miệng, nhờ vào mùi thơm bùi không kém vani cũng như hương vị thơm dai dẳng hiếm thấy. Các nhà hàng lớn cũng đã dần dần bổ sung kem lá dứa, thạch lá dứa và các loại bánh châu Âu với lá dứa vào thực đơn. Thậm chí, trang báo Anh danh tiếng The Guardian còn xếp lá dứa chung hàng với “siêu thực phẩm” là quả bơ, cho rằng lá dứa sẽ thay thế xu hướng chuộng quả bơ trong tương lai.
Lá dứa đã bắt đầu xuất hiện trong các công thức bánh hiện đại như roll cake.
Ngoài ra, lá dứa cũng có rất nhiều công dụng “không ngờ” cho sức khoẻ như chữa bệnh biếng ăn, làm đẹp tóc, an thần và chữa trị các bệnh về xương khớp…
Có lẽ không ai ngờ được một loại lá bình dị hiếm khi được chú ý như vậy lại không chỉ đóng góp trong việc thể hiện một phần “danh tính” của những chiếc bánh ngọt, mà còn là linh hồn cho mùi vị thơm ngát đặc trưng đã gắn bó với những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ từ bé đến lớn nhỉ?
Nguồn: Independent
Loại bánh miền Tây có tên gọi nghe lạ lùng nhưng nếu lỡ trót ăn rồi thì như nào cũng muốn ăn thêm vài lần nữa
Bánh chỉ được làm từ bột gạo, hoàn toàn không nhân nhưng sức hấp dẫn thì có thể nói là ngang ngửa với các loại bánh khác ở miền Tây.
Miền Tây từ lâu đã rất nổi tiếng với các loại bánh gói bằng lá như lá dừa, lá chuối, lá dừa nước... Chính nhờ sự mộc mạc, bình dị này mà các loại bánh dân dã miền Tây vẫn được ưa chuộng suốt bao đời nay, thậm chí ngày càng được quảng bá rộng rãi sang các vùng miền khác hoặc được nhiều người nước ngoài biết đến.
Ở miền Tây có một loại bánh mà người dân vùng khác có thể sẽ ít biết, thậm chí ngay cả người dân sống tại các tỉnh miền Tây cũng chưa chắc đã từng được thưởng thức qua. Thế nhưng, có một điều đặc biệt là chỉ cần nếm thử qua món bánh này thì chắc chắn sẽ có không ít người nghiện ngay.
Tên gọi món bánh này cũng gây nhiều sự tò mò bởi bánh có tên là bánh cúng. Nhiều giả thuyết cho rằng, ngày xưa tên bánh là bánh cuốn do cách làm bánh là phải cuốn lại nhưng sau này dễ nhầm lẫn với món bánh cuốn nóng nhân thịt nên mới đọc lệch sang thành bánh cúng. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là loại bánh dùng để cúng ông bà, cúng giỗ, cúng rằm nên mới có tên là bánh cúng.
Bánh có hình dạng thuôn dài, bên ngoài được bao bọc bằng lá chuối, có khi được cột bằng chính dây lá chuối nhưng có khi được cột bằng dây nhựa. Và loại bánh này khi bán thì ít ai bán 1 - 2 cái mà người bán thường bó lại làm một bó 10 cái. Bởi đơn giản là bánh này ăn rất dễ gây nghiện, và việc 1 người "chén" hết 10 bánh/lần cũng là chuyện quá đỗi bình thường.
Để làm được bánh cúng thì trước tiên người ta phải làm khuôn bánh. Khuôn bánh được làm từ lá chuối tươi. Lá chuối sau khi cắt về sẽ được rửa và lau sạch rồi cắt ra thành từng miếng vuông. Miếng lá chuối vuông này sẽ được cuộn theo chiều xéo để thành một ống thuôn dài. Để thao tác cuộn trở nên dễ dàng thì người ta thường tận dụng cọng lá chuối hoặc thanh tre có đường kính phù hợp để cố định phần lá và giúp cho khuôn bánh nào cũng có kích cỡ đều nhau. Sau khi cuộn lá chuối xong thì người ta sẽ cột chặt một đầu lại sao cho thật kín để nước không thể tràn ra được.
Cũng dễ như phần khuôn, phần bánh bên trong thường được làm từ bột gạo, đa phần các nhà sẽ tự xay gạo để tăng độ ngon cho bánh. Sau đó phần bột gạo này được pha thêm nước cốt dừa, một ít muối, đường để tăng vị. Nếu thích thì có người cho thêm hành lá cắt nhuyễn vào khuấy chung với bột.
Sau khi đã chuẩn bị xong phần bột bánh thì lúc này chỉ việc đổ bột gạo đã pha loãng vừa phải vào khuôn bánh. Do một đầu khuôn đã được cột chặt nên cho dù đổ chất lỏng vào cũng không bị trào ra ngoài nhé. Sao khi bột đã được đổ đầy khuôn thì người ta sẽ gấp đầu khuôn lại và dùng dây cột chặt là xong.
Sau đó, các cuốn bánh sẽ được cho vào nồi hấp cách thủy. Thông thường, chỉ cần hấp khoảng 30 phút là bánh đã đủ hơi nóng để chín đều rồi. Khi hấp bánh thì mùi bột bánh bên trong hòa quyện với mùi lá chuối gói bên ngoài, thêm mùi hành lá, mùi nước cốt dừa xông lên càng khiến cho nồi bánh thêm phần hấp dẫn khó tả.
Bánh sau khi chín thường rất khó để bóc vỏ ăn liền vì lúc này bánh cực nóng, hơn nữa bánh lúc còn quá nóng thường dễ bị nhão nên sẽ không ngon.Vì vậy, bạn phải đợi cho bánh hơi nguội, săn lại và dai hơn thì hương vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
Khi bánh đã giảm độ nóng, bạn chỉ cần tháo dây cột bánh ra, rồi mở từng lớp lá chuối đang cuộn tròn thì sẽ nhìn thấy phần bánh dẻo trắng nõn bên trong. Có nơi người ta còn trộn nước lá dứa xay nên bánh sẽ có màu xanh lá đẹp mắt chứ không hẳn chỉ có màu trắng đục như sữa.
Lúc này, cắn thử miếng bánh cúng, bạn sẽ cảm nhận ngay được độ mềm dẻo, một ít vị ngọt, một ít vị mằn mặn và đặc trưng nhất là vị béo của nước cốt dừa là không chê vào đâu được. Tuy bánh không hề có chút nhân nào, chỉ đơn giản là bột gạo xay. Thế nhưng, chính sự thanh đạm này đã làm cho bánh trở nên dễ ăn, dễ cảm nhận và rất dễ nghiện.
Ngày xưa, bánh cúng có thể được xem là món quà vặt rất "sang chảnh" đối với nhiều người và bánh cũng được bày bán rất phổ biến ở chợ để người dân mua về ăn chơi chứ không hẳn chỉ dùng để cúng. Ngày nay, mặc dù mức độ phổ biến của bánh ít nhiều bị giảm lại trước sự tấn công ồ ạt của nhiều loại bánh lạ mắt ở nước ngoài, thế nhưng đối với người dân miền Tây thì đây vẫn là một trong những loại bánh thân thương gợi nhớ biết bao kỷ niệm tuổi thơ khó mà quên được!
Theo Trí Thức Trẻ
Món bánh dân dã miền Tây khiến nhiều người "lịm tim" khi ăn thử Cách làm đã đặc biệt, nguyên liệu cũng đặc biệt không kém nên bánh sau khi hoàn thành có mùi thơm vô cùng đặc trưng và hấp dẫn. Miền Tây từ xưa đến nay vốn rất nổi tiếng về các loại bánh ăn chơi, bánh quà vặt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu bạn là con người sinh ra và lớn lên ở...