Giải mã những cơn đau, nhức do thoái hóa khớp
Người bị các bệnh lý về khớp ( thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp khớp…) thường phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ, đặc biệt, đau tăng lên khi vận động như lên xuống cầu thang, thay đổi tư thế (ngồi sang đứng, nằm sang ngồi),…
Đau nhức xương khớp thường gặp ở người già và người cao tuổi.
Bệnh khớp tiến triển thầm lặng, kéo dài và có xu hướng tăng dần, và thường xảy ra ở những vị trí: ngón tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gót chân, khớp gối, khớp háng. Khi mới bị, cơn đau thường không rõ lý do và thoáng qua khiến người bệnh chủ quan. Đến một mức độ tổn thương nhất định của sụn khớp sẽ xuất hiện các triệu chứng như: thường xuyên đau khớp, cứng khớp (hay gặp vào sáng sớm), các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng “lắc rắc” khi vận động, teo cơ quanh khớp,… Ở giai đoạn cuối, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, những cơn đau đớn kéo dài khiến người bệnh bị hạn chế vận động, thậm chí không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu hay tàn phế… Lúc này đã quá muộn để cầu cứu bác sĩ.
Nguyên nhân trực tiếp gây đau, nhức khi bị khớp là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Chính điều này gây đau, nhức, và hạn chế cử động.
Video đang HOT
Nguyên nhân sâu xa gây bệnh khớp là yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa khớp xương càng mạnh, sự tái tạo sụn không thể đủ đề bù đắp cho sự thoái hóa sụn. Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở người cao tuổi chiếm tới 60% với nhiều tình trạng bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, … Ngoài ra, còn hay gặp ở những người có thể trạng béo phì, do di truyền, do có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…).
Trong đại đa số các trường hợp, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc bổ sung dịch khớp vào ổ khớp, nặng hơn có thể phải phẫu thuật như: ghép sụn, sửa trục chi, thay khớp. Chủ yếu các phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc cải thiện triệu chứng lâm sàng, giảm đau, giúp vận động dễ dàng hơn song đều để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gây độc cho gan, thận…
Vì vậy, người bệnh khớp cần những giải pháp an toàn để xua tan lo lắng về tác dụng phụ và đạt được hiệu quả bền vững trong điều trị. Việc sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng khớp từ thiên nhiên đang trở thành xu thế lựa chọn của rất nhiều người. Trong số đó nổi bật là Viên dưỡng khớp Abipha với các thành phần thảo dược giúp: Bổ gan thận, khu phong, mạnh gân cốt; Hỗ trợ điều trị đau nhức do thoái hóa khớp (cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp háng, khớp gối); giúp cải thiện khả năng vận động và các triệu chứng khác của viêm khớp. Đồng thời Viên dưỡng khớp Abipha giúp hỗ trợ điều trị phong, hàn, thấp gây ra: đau lưng, mỏi gối, mỏi tê nhức chân tay, đau vai gáy…
Bên cạnh thuốc men và luyện tập, bổ sung viên dưỡng khớp Abipha giúp dưỡng khớp, làm giảm thoái hóa khớp sẽ góp phần giải cải thiện những cơn đau, nhức do bệnh khớp gây ra. Đây là câu trả lời chung cho những người thoái hóa khớp, viêm khớp, phong tê thấp và ở những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, béo phì, từng bị chấn thương khớp…
Theo VNE
Thoái hóa khớp gối, nên tập môn thể thao gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi.
Cuộc sống năng động giúp người lớn tuổi giảm nhiềazu nguy cơ về sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa.
Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.
Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.
Bác sĩ Thành Ý cho hay, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.
Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.
Bác sĩ Thành Ý phân tích, việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Bác sĩ Thành Ý cho biết, khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.
Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...
Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.
Theo TNO
Giải mã những rắc rối phòng the khiến chị em đỏ mặt Bất ngờ "xì hơi", xuất tinh hay ham muốn quá cao... là những rắc rối phòng the khiến không ít chị em phải xấu hổ trước đối phương. Phụ nữ cũng xuất tinh như nam giới Chị Thanh Tâm ở Thành phố Hải Phòng nhớ lại, cách đây hơn một năm trong một lần "quan hệ", bỗng nhiên âm đạo tiết ra rất...