Giải độc thủy ngân như thế nào?
Người bị ngộ độc thủy ngân phải được giải độc tại bệnh viện và xét nghiệm máu, nước tiểu, đánh giá hô hấp, tuần hoàn…
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức TP HCM, cho biết tùy thuộc dạng thủy ngân, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện ngộ độc ở mỗi người khác nhau.
Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
Tê và đau nhói ở môi, ngón tay, ngón chân, cay mắt, cay mũi, ho, tức ngực, khó thở, đau đầu… sau khi tiếp xúc với nguồn, có thể bạn đã hít hay nhiễm thủy ngân. Thông thường, dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần kể từ khi tiếp xúc với nguồn.
Xử trí
Đầu tiên, phải nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp và tuần hoàn của người bệnh. Loại thải chất độc dính ở da bằng cách cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm. Người dân không tự giải độc thủy ngân tại nhà mà chỉ xử trí ban đầu sau đó đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được lấy máu và nước tiểu để xét nghiệm hàm lượng thủy ngân trong cơ thể. Mẫu máu của bệnh nhân được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, kiểm tra.
Bệnh viện cũng thực hiện một số xét nghiệm khác như công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO)… để có kết quả chính xác về mức độ nhiễm thủy ngân của từng người.
“Sau khi được kết luận ngộ độc thủy ngân, bệnh nhân phải dùng thuốc giải độc tại bệnh viện”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh.
Người dân đến trạm y tế phường Hạ Đình để khám sức khỏe, sáng 6/9. Ảnh: Thế Quỳnh
Video đang HOT
Giải độc
Bệnh nhân bị ngộ độc do nuốt phải thủy ngân, bác sĩ sẽ không cho gây nôn và cũng không rửa dạ dày, vì nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt tính giải độc bởi than không có tác dụng hấp thụ thủy ngân.
Trường hợp ngộ độc thủy ngân vô cơ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu có tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều, bệnh nhân phải được đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp. Khi xuất hiện triệu chứng toàn thân có sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, bệnh nhân được dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay.
Người dân sống quanh khu vực cháy có phát tán thủy ngân cần thận trọng, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của ngành y tế. Tẩy rửa tường, sàn nhà, đồ gia dụng, không sử dụng nước từ các bể chứa hở, kiểm soát an toàn thực phẩm… để bảo vệ sức khỏe. Khi có dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Ngày 6/9 khoảng 400 người dân hai phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung, đã đi khám sức khỏe miễn phí để kiểm tra nguy cơ nhiễm thủy ngân và khí độc phát tán sau vụ cháy kho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông hôm 28/8. Trước đó, Bộ Tài nguyên Môi trường công bố hỏa hoạn khiến môi trường xung quanh kho Rạng Đông có mức thủy ngân vượt khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Người dân ở trong vùng bán kính 500 m kể từ điểm cháy được khuyến cáo khám sức khỏe.
Thùy An
Theo VNE
Uống sữa có thực sự giúp bạn giải độc thủy ngân?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, trong tình hình hiện nay, nhiều người có suy nghĩ uống thật nhiều sữa mỗi ngày để giải độc thủy ngân đều cần xem xét lại.
Nhiều người đi mua sữa về uống nhằm giải độc thủy ngân sau vụ cháy công ty phích nước Rạng Đông
Đã gần một tuần trôi qua nhưng những nỗi lo về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy công ty phích nước Rạng Đông vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt là thông tin mới đây cho biết có khu vực thủy ngân vượt ngưỡng 30 lần càng khiến người dân thêm phần hoang mang.
Người ta tìm đến nhiều giải pháp khác nhau để mong giải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể, nhất là những người dân sống gần khu vực đám cháy. Một trong những cách giải độc thủy ngân được mọi người rất ưa chuộng hiện nay chính là uống sữa.
Mấy ngày hôm nay, tủ lạnh nhà chị Thơm (Nguyễn Xiển, Thanh Xuân) lúc nào cũng đầy ắp sữa. Hầu hết là những lọ sữa tươi tiệt trùng. Chị Thơm kể, từ ngày xảy ra vụ cháy lại nghe ngóng được thông tin uống sữa sẽ giúp giải độc thủy ngân nên gia đình chị mặc dù sống gần đó vẫn cứ ung dung, tự tại, miễn là uống sữa thật nhiều ngày qua ngày để giải độc thủy ngân.
"Mỗi ngày, mình mua khoảng 4 lít sữa tươi tiệt trùng cho cả nhà uống. Mỗi người phải uống ít nhất 1 lít sữa mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là phương pháp giải độc thủy ngân mình được người quen mách nước cho nên yên tâm lắm", chị Thơm chia sẻ.
Một trong những cách giải độc thủy ngân được mọi người rất ưa chuộng hiện nay chính là uống sữa.
Cũng giống như chị Thơm, anh Khánh (Thượng Đình, Thanh Xuân) cũng sử dụng cách giải độc thủy ngân bằng việc bổ sung thật nhiều sữa tươi mỗi ngày. Anh kể, từ ngày xảy ra vụ cháy, anh cũng rơi vào cảm cúm kéo dài mấy ngày. Lo sợ sức đề kháng yếu cùng những nguy hại khi hít phải thủy ngân, anh nghe người bạn mách uống thật nhiều sữa để giải độc thủy ngân.
"Không chỉ giải độc thủy ngân mà uống sữa còn giúp bạn giải độc nhiều kim loại nặng khác nên vô cùng tốt cho sức khỏe, nhất là trong thời điểm đám cháy mới xảy ra như hiện nay", anh Khánh chia sẻ thêm.
Suy nghĩ uống thật nhiều sữa mỗi ngày để giải độc thủy ngân cần xem xét lại.
Uống sữa có thực sự giúp giải độc thủy ngân?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), sữa là một chất dinh dưỡng. Uống sữa để bồi bổ cơ thể tất nhiên rất tốt. Tuy nhiên, suy nghĩ uống thật nhiều sữa mỗi ngày để giải độc thủy ngân thì cần xem xét lại.
"Đúng là việc uống sữa có thể tách được một phần thủy ngân có trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu thông qua đường thở, khi hít phải thủy ngân thì nguy cơ thủy ngân ngấm vào trong máu, tế bào là chuyện có thật và không thể kiểm soát hay giải độc bằng cách uống sữa. Sữa khi uống sẽ đi vào dạ dày và cũng chỉ có vai trò thải độc một phần ở khu vực này mà thôi. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi giải độc thủy ngân trong dạ dày, chỉ mỗi việc uống sữa cũng không đủ loại bỏ hết ra ngoài", ông Thịnh cho hay.
Muốn giải độc thủy ngân đòi hỏi phải có hệ thống thuốc giải độc thủy ngân này cũng như giải độc các loại kim loại nặng nói chung.
Thực tế, việc uống sữa cũng có vai trò như uống thật nhiều nước, sẽ có công dụng loại bỏ chất độc một phần nào đó ra khỏi bụng. Như vậy, với nhiều trường hợp nuốt phải thủy ngân thì việc uống sữa sẽ giúp giải độc được một phần nào đó.
Theo chuyên gia, muốn giải độc thủy ngân đòi hỏi phải có hệ thống thuốc giải độc thủy ngân này cũng như giải độc các loại kim loại nặng nói chung. "Điều quan trọng nhất lúc này là mọi người cần phải đi khám bệnh, tiến hành làm các xét nghiệm... để từ đó có hướng điều trị đúng đắn", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Vị chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh: "Tôi đặc biệt muốn khuyến cáo toàn bộ những người dân sinh sống quanh khu vực cháy nổ cũng như nằm trong khu vực ảnh hưởng nên đi khám, xét nghiệm một cách nghiêm túc để tìm ra giải pháp giải độc, chữa bệnh kịp thời".
Toàn bộ những người dân sinh sống quanh khu vực cháy nổ cũng như nằm trong khu vực ảnh hưởng nên đi khám, xét nghiệm một cách nghiêm túc để tìm ra giải pháp giải độc, chữa bệnh kịp thời.
Ngoài ra, những người sống và làm việc gần khu vực cũng cần cẩn thận xem xét các triệu chứng để đi khám bệnh, phía cơ quan y tế nên in phát tay thông báo các triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân để người dân cẩn trọng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân có thể nặng, có thể nhẹ với từng người, trong trường hợp nặng thì bạn cần đi thăm khám và điều trị sớm.
Để dễ hình dung hơn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra một số triệu chứng nhiễm độc thủy ngân dễ nhận biết như run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, viêm lợi... Nặng hơn có thể bị suy hô hấp, phù phổi cấp, nôn ra máu... Nhiễm độc thủy ngân có thể xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần sau khi tiếp xúc với nguồn nên cần phải theo dõi cẩn thận, kiên trì.
Theo afamily
Cặp nhiệt độ vỡ có gây ngộ độc thủy ngân? Trong lúc cặp nhiệt độ cho con khi cháu bị sốt, tôi sơ ý làm vỡ nhiệt kế thủy ngân xuống nền nhà nên rất lo lắng. (Hình minh họa) Hỏi: Trong lúc cặp nhiệt độ cho con khi cháu bị sốt, tôi sơ ý làm vỡ nhiệt kế thủy ngân xuống nền nhà nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn...