Giải cứu nam thanh niên bị thắt nghẽn da quy đầu
Thanh niên 30 tuổi vào Bệnh viện Bình Dân cấp cứu với vùng da quy đầu dương vật sưng to, ra máu do kẹt một vòng xơ hóa ở khấc quy đầu.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lê Vũ Tân, Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, ngày 14/11, cho biết kíp cấp cứu tiêm thuốc tê quanh vòng thắt, cố gắng đẩy lên vài lần nhưng không được do vòng thắt siết quá chặt.
Bác sĩ Tân quyết định dùng dao xẻ dọc vòng thắt nhằm giái áp, đẩy da lên, vẫn thất bại. “Xẻ thêm vài đường phía mặt dưới dương vật qua vòng thắt, bệnh nhân đau nhiều hơn. May mắn cuối cùng quy đầu qua được vòng thắt khiến bệnh nhân, bác sĩ và điều dưỡng đều thở phào”, bác sĩ Tân nói.
Theo bác sĩ Tân, đầu dương vật được bao phủ bởi một mô gọi là da quy đầu. Da quy đầu hình thành từ tuần 8-12 của thai kỳ và hoàn tất vào tuần 16-20. Khi bé trai chào đời, da quy đầu dính sát vào quy đầu, dần dần tách khỏi quy đầu nhờ sự phát triển của dương vật, sự tích tụ của chất bợn và sự cương dương vật.
Video đang HOT
Da quy đầu giúp bảo vệ quy đầu, ngăn ngừa tổn thương quy đầu, tăng cảm giác tình dục nhờ các thể thần kinh, tạo chất dịch bôi trơn âm đạo khi giao hợp. Đây cũng là nguồn cung cấp mô dùng trong phẫu thuật tạo hình niệu đạo.
“Triệu chứng chính của thắt nghẹt da quy đầu là không có khả năng tuột da trở lại vị trí bình thường trên đầu dương vật khiến da quy đầu và đầu dương vật bị sưng đau”, bác sĩ Tân phân tích. Đầu dương vật cũng có thể có màu đỏ sẫm hoặc xanh do thiếu lưu lượng máu. Một số trường hợp đến viện muộn có thể bị loét da quy đầu hoặc quy đầu.
Bác sĩ Tân khuyến cáo bệnh nhân bị thắt nghẹt da quy đầu cần đến bệnh viện để bác sĩ nam khoa hoặc niệu khoa xử lý càng sớm càng tốt, tránh viêm loét gây nhiễm trùng da quy đầu và quy đầu. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ lộn lại da quy đầu, sau đó người bệnh được điều trị thuốc để giảm đau và giảm phù nề vùng chấn thương.
Thắt nghẽn bao quy đầu dễ tái phát, do đó sau 7-10 ngày, bệnh nhân cần được cắt bao quy đầu.
Dùng laser điều trị ung thư bàng quang không xâm lấn cơ
Ung thư bàng quang là loại thường gặp ở cả nam và nữ, khó điều trị. Phương pháp cắt đốt bằng laser qua ngả niệu đạo kết hợp hóa trị đang giúp điều trị hiệu quả bướu bàng quang chưa xâm lấn.
Bàng quang hay bọng đái là một cơ quan rỗng chứa nước tiểu trước khi đào thải ra ngoài cơ thể. Bướu bàng quang hầu hết là bệnh lý ác tính (ung thư) chiếm tỷ lệ khoảng 80%, đây là bệnh lý khó điều trị và số người mắc bệnh ngày càng tăng. Trong thời gian gần đây các bác sĩ niệu khoa ghi nhận đa số trường hợp ung thư bàng quang ở giai đoạn chưa xâm lấn cơ.
Hình ảnh bướu bàng quang được phát hiện trên một bệnh nhân
Theo Jemal, Phó chủ tịch Ban Khoa học Dữ liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tại Mỹ ung thư bàng quang là bệnh lý ung thư thường gặp, đứng hàng thứ tư sau ung thư tuyến tiền liệt, phổi và đại trực tràng ở nam, chiếm 6,6% trong tổng số ung thư ở nam, còn ở nữ đứng hàng thứ chín, chiếm 2,4% trong tổng số ung thư ở nữ.
Tại Bệnh viện Bình Dân, TPHCM mỗi tháng tiếp nhận điều trị từ 60 đến 80 trường hợp bướu bàng quang. Có khoảng 75% đến 80% ung thư bàng quang giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc. Đây là giai đoạn ung thư bàng quang nông, không xâm lấn cơ. Nếu ung thư bàng quang được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh lên tới 70-90%.
Hình ảnh mô phỏng phương pháp cắt bướu bàng quang không xâm lấn
Trong nhiều năm, cắt đốt nội soi bằng dao điện đơn cực điều trị cho các trường hợp ung thư bàng quang nông là phương pháp tiêu chuẩn và được nhiều bác sĩ niệu khoa lựa chọn. Tuy nhiên, những nguy cơ của phương pháp này bao gồm ra máu trong và hậu phẫu, phản xạ thần kinh bịt gây cử động không tự chủ trên bệnh nhân khiến bác sĩ khó thao tác trong khi phẫu thuật, từ đó làm tăng biến chứng thủng bàng quang và không cắt hết bướu.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực niệu khoa, đã có nhiều ý tưởng ứng dụng laser để điều trị các ung thư bàng quang nông. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả và độ an toàn cao của ứng dụng laser vào điều trị các bệnh lý niệu khoa nói chung và ung thư bàng quang nông nói riêng.
Từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016, Bệnh viện Bình Dân, có 68 bệnh nhân bướu bàng quang được cắt đốt qua ngả niệu đạo với Laser Thulium YAG kết hợp hóa trị trong lòng bàng quang sau phẫu thuật. Trong đó, người bệnh phần lớn là nam giới, chiếm 79,4% và độ tuổi từ 51 đến 70. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh bướu bàng quang là tiểu máu, số nam giới có tiền căn hút thuốc lá chiếm hơn 72%.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân thực hiện phương pháp cắt đốt nội soi bướu bàng quang cho bệnh nhân
Trong phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận kích thước bướu trung bình khoảng 19mm với số lượng thường gặp nhất từ 1 đến 3 bướu. Thời gian phẫu thuật trung bình dưới 25 phút và thời gian nằm viện thường từ 2 đến 4 ngày.
Sau phẫu thuật, kết quả sớm có 59 người bệnh kết quả tốt và có 9 người bệnh kết quả khá, tỷ lệ tái phát là 10 trường hợp trong tổng số 68 người bệnh. Bệnh nhân không xảy ra các biến chứng như phản xạ thần kinh bịt, thủng bàng quang, ra máu không cầm hoặc phải bơm rửa bàng quang sau mổ.
BS Nguyễn Hoàng Luông, khoa Nội soi Tiết niệu cho biết: "Khi kết hợp hệ thống ánh sáng bước sóng ngắn NBI qua nội soi giúp tăng cường phát hiện bướu bàng quang, chúng tôi có thể tăng tỷ lệ cắt hết bướu, giảm sót bướu, đặc biệt ở những vị trí khó cắt khi dùng dao điện như bướu ở đỉnh bàng quang hay thành trước bàng quang. Đối với bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ, cắt đốt qua ngả niệu đạo với Laser Thulium YAG kết hợp hóa trị trong bàng quang sau phẫu thuật là một phương pháp có độ an toàn và hiệu quả điều trị cao".
Lưu ý sau cắt bao quy đầu Cắt bao quy đầu được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bao quy đầu chít hẹp, có người "bé như lỗ kim" khiến không thể tuột bao quy đầu ra hoặc khi dương vật cương bao quy đầu thắt nghẹt gây đau hoặc viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Vậy sau cắt bao quy đầu, cần chăm sóc như thế nào, có...